meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cách chạy đua với lạm phát của người Mỹ

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Để chạy đua với lạm phát, tỷ lệ người Mỹ bỏ việc nhằm tìm cơ hội mới với mức lương tốt hơn đang ở mức cao trong lịch sử

Theo VnExpress, Dain Laguna, 37 tuổi từng làm ở phòng nhân sự của một công ty sửa chữa nhà cửa vào năm ngoái. Anh cho biết rằng anh cảm thấy bị đánh giá thấp với mức lương 19 USD mỗi giờ khi lạm phát đang dần ăn mòn túi tiền của anh.

Được biết, giá thực phẩm hữu cơ tươi, thứ mà anh thích cho con anh ăn thì hiện đã trở thành một khoản gánh nặng về tài chính. Anh chia sẻ: "Tôi là cha với hai đứa con, tôi không thể làm việc với mức lương thấp và không đủ chi trả gì như hiện nay, vì mọi thứ giờ đây vô cùng đắt đỏ".

Anh Laguna bắt đầu nộp đơn xin thôi việc vào mùa thu năm ngoái, sau đó anh nhận được việc mới vào tháng 2. Mặc dù vậy, nhiều nhà tuyển dụng vẫn liên hệ với anh để chào mời về công việc mới do nghành nhân sự có nhu cầu tuyển người khá cao.

Cách chạy đua với lạm phát của người Mỹ - ảnh 1

Hiện nay, anh đã kiếm được 28 USD một giờ, mức cao hơn khoảng 50% so với công việc cũ của anh, anh nói: "Tôi vẫn không kiếm đủ so với nhu cầu nhưng không cảm thấy mình sắp chết đuối nữa".

Cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện và công bố vào tháng 3 vừa qua cho biết rằng có khoảng 2,9% lao động Mỹ đã bỏ việc trong tháng 2, mức ghi nhận cao hơn nhiều so với tỷ lệ 2,3% trước khi đại dịch diễn ra (tức tháng 2/2020). Điều này xảy ra do lao động đang tự tin vào triển vọng việc làm.

Bên cạnh đó, cuộc khảo sát của hãng tuyển dụng ZipRecruiter cho biết rằng có tới 20% người lao động Mỹ ở độ tuổi từ 25 tới 54 tuổi dự định sẽ nghỉ việc trong vòng một năm. 26% khác cho biết rằng họ sẽ duy trì công việc hiện tại từ một cho tới hai năm.

Chuyển đổi công việc là động lực chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng mức lương vốn đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ khi nền kinh tế được phục hồi sau đại dịch.

Cách chạy đua với lạm phát của người Mỹ - ảnh 2

Nhiều nhà kinh tế cho biết rằng những người lao động cũng tăng lương để có thể giữ chân được nhân viên.

Có tới 64% người đã chuyển việc chia sẻ rằng công việc hiện tại của họ được trả nhiều hơn so với công việc trước đó. Trong số này, gần một nửa đã được tăng lương từ 11% trở lên, đặc biệt, gần 9% kiếm được nhiều tiền hơn ít nhất là 50%.

Đối với mức lương của người chuyển việc thì việc tăng trưởng 7,1% vào tháng 3 (cùng kỳ năm ngoái tăng 4%), đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ khi bắt đầu thực hiện khảo sát năm 1997.

Những áp lực đó hiện đang chuyển sang những bên khác, khi những nhà tuyển dụng đang cạnh tranh hơn để giữ nhân sự. Từ đó, tăng trưởng tiền lương cho những người ở lại làm việc cũng sẽ tăng 5,3% trong tháng 3.

Cách chạy đua với lạm phát của người Mỹ - ảnh 3

Nhà kinh tế trưởng của LinkedIn - Guy Berger cho biết rằng: "Thời điểm mà một nhà tuyển dụng sợ rằng mọi người sẽ rời đi thì họ sẽ tăng lương cho tất cả mọi người, vì vậy tỷ lệ tăng lương cho những người ở lại thấp hơn, nhưng nó vẫn là mức tăng lớn".

Theo cuộc khảo sát của ZipRecruiter, có khoảng 37% người được hỏi chia sẻ rằng công việc mới gần đây của họ và gần 22% nhận được tiền thưởng khi họ kí hợp đồng. Julia Pollak - Nhà kinh tế trưởng tại ZipRecruiter chia sẻ: "Các công ty hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về khan hiếm nhân lực nên buộc phải tăng lương và nới lỏng những yêu cầu trong công việc, mở rộng thêm phúc lợi và đưa ra thêm nhiều điều kiện tuyển dụng thuận lợi hơn".

Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 8,5% trong tháng 3, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1981, việc mở rộng mức tăng lương trong toàn nền kinh tế có thể khiến lạm phát ở mức cao hơn trong những quý tới, ngay cả khi những động lực như gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảng năng lượng suy giảm.

Cách chạy đua với lạm phát của người Mỹ - ảnh 4

Nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton - Diane Swonk đánh giá rằng: "Thật tuyệt vời khi được tăng lương nhưng cũng sẽ không tốt nếu nó đẩy nạn lạm phát tăng lên cao hơn nữa".

Gần 27% các nhà kinh tế được Wall Street Journal khảo sát vào tháng 4 cho biết rằng việc tăng trưởng tiền lương gây ra rủi ro lạm phát lớn nhất trong năm nay, cao hơn so với những người đánh giá cuộc khủng hoảng Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng là những mối đe doạ chính.

Theo một số chuyên gia, nhiều công ty hiện phải trả nhiều tiền hơn để thu hút và giữ chân được người lao động trong bối cảnh thị trường hiện đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt và sẽ cần có động thái tăng giá để có thể bù đắp lại.

Động thái này đã đặt ra thách thức mới đối với Fed, khi vào tháng 3, cơ quan này đã bắt đầu tăng thêm lãi suất lần đầu kể từ năm 2018, ngân hàng trung ương hiện đang cố gắng hạ mức lạm phát từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ xuống gần mục tiêu 2%.

Cách chạy đua với lạm phát của người Mỹ - ảnh 5

Giai đoạn sau cuộc suy thoái 2007 - 2009, việc tăng trưởng tiền lương yếu đi ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp trong lịch sử. Nhiều nhà kinh tế cho biết do người lao động ngại chuyển đổi công việc nhưng ngược lại ở ngày nay, khi tỷ lệ lao động bỏ việc cao hơn rất nhiều so với mức trước đại dịch.

Tỷ lệ bỏ việc của nhân lực tại Mỹ theo các chuyên gia hiện đang đạt tới đỉnh điểm, một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động có thể hạ nhiệt một chút. Nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard - Alex Domash cho biết do độ trễ giữa tỷ lệ bỏ việc tăng cao và gia tăng mức lương nên ngay cả khi tỷ lệ bỏ việc chững lại thì tiền lương vẫn có thể tiếp tục gia tăng thêm một thời gian dài nữa trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế Domash đã chia sẻ rằng: "Ngay cả khi ở mức hiện tại này thì tăng trưởng tiền lương không còn phù hợp với mục tiêu lạm phát của Fed nữa", ông ngụ ý rằng đối với mức tiền lương hiện tại của nhân lực thì lạm phát đang được duy trì ở mức 5%.

Theo: VnExpress
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

2 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

2 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

2 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước