meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Cơn ác mộng” lạm phát ám ảnh người dân Mỹ, ngỡ ngàng phải trả 1500 USD khi mua 5 thanh sắt sửa máy cày

Chủ nhật, 24/04/2022-11:04
Mọi người dân nước Mỹ đang đối mặt với sức ép “khủng” từ lạm phát.

Theo Nhịp sống kinh tế, cuộc sống nông dân Mỹ trở nên khốn khổ trước tình hình giá phân bón tăng cao cùng giá năng lượng và tỷ lệ lạm phát leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga Ukraine. Nền an ninh lương thực của cường quốc số 1 thế giới đang bị đe dọa.

Trong tháng 3/2022, CPI - chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng tới 8,5%. Đây là mức cao nhất trong vòng 40 năm qua và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ở một mặt khác, giá xăng dầu tăng hơn 2 USD/ gallon so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, giá phân bón tăng 42%. Do vậy, người dân Mỹ buộc phải cắt giảm chi phí.

Theo anh Steve Dombrowski, một nông dân tại Mỹ, “Chúng tôi sẽ đối mặt với nhiều khó khăn nếu phải tiết kiệm xăng dầu. Đây là nguồn nhiên liệu liên quan đến kỹ thuật canh tác, thậm chí làm thay đổi cách canh tác của nông nghiệp”.


 
 

Anh Steve Dombrowski, Craig Robertson và Nick Vowles, là những nông dân thuộc bang Illinois từng mưu cầu sự giàu có và hạnh phúc khi theo nghề nông, họ thừa kế cả 1 trang trại. Tuy nhiên, ở tình hình hiện tại, công việc ấy chỉ trở thành gánh nặng thêm cho bản thân và gia đình.

Anh Robertson, chủ một trang trại trồng đậu nành, ngô và lúa mỳ và ngô ngậm ngùi chia sẻ: “Ai cũng nghĩ người nông dân sẽ giàu hơn khi thấy giá lương thực tăng, thế nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn”.

Chính phủ phát quá nhiều tiền

Anh Robertson cho biết dù giá các mặt hàng nông sản tăng mạnh nhưng tình hình nông nghiệp tại Mỹ đang tồi tệ hơn bao giờ hết.

Theo số liệu từ Macro Trends, giá lúa mỳ đã tăng 13%, giá ngô tăng 11% kể từ khi chiến tranh tại Ukraine bùng nổ. Do Nga và Ukraine là những người hàng đầu xuất khẩu lúa mỳ, nên nhu cầu lúa mỳ tại Mỹ đã tăng đột biến.


 
 

Tuy nhiên, Nghị sĩ Tom Tiffany từ bang Winconsin cho biết người nông dân dường như mất sạch lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ khi lạm phát phi mã, cùng giá phân bón và giá nhiên liệu tăng mạnh. Và họ phải tăng giá sản phẩm, và chính điều này lại đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa. Rõ ràng, đó là một vòng luẩn quẩn.

Nghị sĩ Tony Kurtz cũng từ bang Winconsin có cùng quan điểm. Ông cho biết giá dầu diesel năm 2020 chỉ có 1,68 USD/gallon và đã tăng lên 2,49 USD/gallon năm 2021. Giờ đây, nó còn tăng đến 4,05 USD/gallon.

Nghị sĩ Kurtz, người đã làm nông từ năm 2007 đến nay cho biết: “Tôi có thể khẳng định một điều rằng mọi nôn trại sẽ bị ảnh hưởng nếu giá xăng tăng quá cao”.

Bà Rachel Schroeder, người đã kinh doanh nông trại được 5 năm chia sẻ rằng lợi nhuận đã ngày càng giảm vì mức giá tăng quá cao.

“Lợi nhuận của chúng tôi rất ít. Qua mỗi năm, gia đình chúng tôi cũng đều bàn đến chuyện có nên giữ lại nông trại nữa hay không”.

Theo bà, tình hình còn trở nên rối rắm hơn vì chính phủ trợ cấp quá nhiều. Lạm phát phi mã đã xảy ra khi nền kinh tế có quá nhiều tiền cùng hàng loạt trợ cấp do Covid-19. Đó là lý do vì sao nông nghiệp đang đối mặt với khó khăn như bây giờ.

Bà Rachel bực tức: “Chúng tôi vẫn muốn tiếp tục nghề nông này nhưng không phải với kiểu chính sách hỗ trợ vứt tiền như rác và rồi lạm phát phi mã như hiện tại”.


 
 

Thách thức

Nông dân tại Mỹ và toàn cầu đang trên đường đua cho vụ mùa 2022. Tuy nhiên, các chủ nông trại như bà Rachel đã phải chuẩn bị phân bón từ mùa thu năm ngoài vì họ e là không có đủ tiền để mua chúng.

Nghị sĩ Kurtz, đồng thời cũng là chủ một trang trại đã mua phân bón với giá 773 USD/tấn năm 2021. Thế nhưng, giờ giá của nó là 1.425 USD/tấn.

Nghị sĩ Kurtz bày tỏ sự chán nản: “Do cuộc xung đột Ukraine, nhiều nông dân đã bị ảnh hưởng bởi Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất. Chúng tôi đang nỗ lực sản xuất nhiều nhất, tuy nhiên, lạm phát quá cao cùng các chi phí khác đều tăng nên mọi thứ bỗng trở nên đảo lộn”.

Người nông dân Mỹ cũng rất đau đầu vì nhiều nguyên liệu khác cũng tăng giá mà không chỉ riêng phân bón và xăng dầu. Anh Joe Ebert, một nông dân 3 đời làm nghề nông cho hay việc tìm kiếm phụ tùng thay thế và sửa chữa cũng rất khó khăn.

Anh Ebert tỏ ra ngán ngẩm: “Tôi đã sốc khi hỏi mua 5 thanh sắt 6x4 để sửa máy cày. Mỗi chiếc có giá 300 USD. Trước đây, tất cả sẽ tốn khoảng 250 USD nhưng giờ đây tôi phải bỏ ra số tiền tới 1500 USD. Tôi đã phải bỏ ra 10.000 USD tiền xăng dầu vào năm ngoái, và năm nay, con số có thể lên tới 15.000 USD. Mà đây mới chỉ là 1 trong rất nhiều thứ đang tăng giá khác. Tôi không rõ có thể duy trì được tình hình đến khi nào”.


 
 

Có tiếng nhưng không có “miếng”

Mặc dù giá lương thực tăng mạnh nhưng các nông trại không mấy vui vẻ vì chi phí cũng đắt đỏ. Anh Joe Bragger, chủ một nông trại bò sữa cho biết mặc dù giá sữa tăng nhưng rõ ràng chi phí cũng tăng lên chẳng kém. Thời gian trước, anh chỉ mất 4.500 USD/năm để vận chuyển sữa vào thị trấn, thế nhưng con số lúc này là 60.000 USD.

Anh Bragger than thở: “Đừng trông chờ chiến tranh hay dịch bệnh có thể đem về lợi nhuận cho người nông dân. Trong trường hợp chi phí tăng gấp đôi, chưa chắc sản phẩm của chúng tôi đã tăng ngay vì quy trình sản xuất còn liên quan đến nhiều khâu. Và chính người nông dân phải chịu lỗ trước tiên. Hơn nữa, chúng tôi cũng bị chế giễu vì để giá nông sản tăng cao. Bởi vậy, xin hãy nhớ rằng chúng tôi cũng cần nuôi dưỡng gia đình mình”.

Theo Nghị sĩ Tiffany, trong năm nay, thu nhập của các nông trại Mỹ có thể giảm 8%.

Nghị sĩ Tiffany cảnh báo: “Việc giá tăng chẳng hề giúp người nông dân khấm khá hơn hay cấp cho họ vốn để tăng năng suất. Ngược lại, chúng còn khiến hoạt động nông nghiệp giảm đi. Tình trạng này đang xảy ra trên toàn nước Mỹ. Mọi người dân đang đối mặt với sự khắc nghiệt của lạm phát”.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước