meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các thủ tục về BHYT được điều chỉnh thế nào sau khi bỏ sổ hộ khẩu?

Chủ nhật, 25/12/2022-20:12
Theo như Nghị định 104/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi các thủ tục hành chính có liên quan đến việc nộp cũng như xuất trình sổ hộ khẩu đã điều chỉnh một số thủ tục có liên quan đến BHYT sau khi chính thức bỏ sổ hộ khẩu từ năm 2023. 

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định có liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu cũng như sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2023, người dân có thể dùng một trong số các loại giấy tờ dưới đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu, bao gồm: Thẻ Căn cước công dân; Chứng minh nhân dân; Giấy xác nhận thông tin về cư trú; Giấy thông báo số định danh cá nhân cũng như thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định có liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu cũng như sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công. Ảnh minh họa
Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định có liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu cũng như sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công. Ảnh minh họa

Đặc biệt, tại Nghị định 104 cũng đề cập đến những điều chỉnh thủ tục đối với thẻ BHYT sau khi chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy.

Thủ tục nhận thẻ BHYT khi cấp lại, cấp đổi cần làm những gì?

Liên quan đến vấn đề này, Nghị định 104 đã quy định rõ về điều chỉnh nội dung tại mục 4 cũng như phần hướng dẫn của Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP cùng với việc bỏ cụm từ “bản sao sổ hộ khẩu” trong số các giấy tờ mà người đi nhận kết quả thay phải xuất trình để chứng minh là nhân thân hoặc người giám hộ của người được hưởng BHYT.

Theo như quy định mới, bản thân người lao động khi tự đi nhận kết quả hoặc người thân đi nhận kết quả hộ, bắt buộc phải xuất trình các giấy tờ sau:

Người lao động tự đi nhận: Cung cấp giấy hẹn cùng với thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.

Nếu như người khác nhận thay, người là thân nhân cần cung cấp các giấy tờ, bao gồm: Giấy hẹn; Chứng minh nhân dân hoặc là thẻ Căn cước công dân; Giấy tờ chứng minh là thân nhân. Những giấy tờ để chứng minh là thân nhân bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc là Giấy xác nhận thông tin về cư trú, có thể sử dụng Giấy thông báo số định danh cá nhân cũng như thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


Tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Bảo hiểm y tế hiện hành vẫn quy định đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Ảnh minh họa
Tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Bảo hiểm y tế hiện hành vẫn quy định đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Ảnh minh họa

Nếu như là người khác nhận thay và là người giám hộ, cần phải cung cấp các loại giấy tờ dưới đây:  

Giấy hẹn

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

Giấy tờ để chứng minh là người giám hộ, bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh, hoặc có thể là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú, hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân cũng như thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc quyết định công nhận việc giám hộ.

Nếu như là người khác nhận thay và không phải là thân nhân hoặc người giám hộ sẽ cần cung cấp các giấy tờ, bao gồm: Giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, Giấy ủy quyền hợp pháp.

Mẫu danh sách thành viên tham gia BHYT hộ gia đình được điều chỉnh ra sao?

Như đã thông báo, sổ hộ khẩu và sổ hộ khẩu cũng như sổ tạm trú chỉ có giá trị sử dụng đến hết năm 2022. Chính vì thế, những biểu mẫu có yêu cầu đối với thông tin sổ hộ khẩu cũng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp và tạo thuận lợi cho người dân trong việc cung cấp thông tin. 

Cụ thể, theo như mẫu danh sách thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế đã được tiến hành lược bỏ phần ghi thông tin: “Số sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú)”. Thay vào đó, người dân khi đi kê khai thông tin để tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình chỉ cần điền họ tên của chủ hộ, số điện thoại (nếu có), ngoài ra còn có địa chỉ và thông tin về việc tham gia BHYT của các thành viên còn lại ở trong hộ gia đình theo mẫu.

Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình được điều chỉnh thế nào?

Theo như quy định tại Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2021) đã sửa đổi thuật ngữ về hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế trong Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 và đã sửa đổi bổ sung năm 2014 và xác định, họ là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú ở một chỗ ở hợp pháp đúng theo quy định của pháp luật về cư trú.


Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có nêu rõ, những người có chức sắc, chức việc hoặc nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhưng không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cũng có thể tham gia BHYT hộ gia đình. Ảnh minh họa
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có nêu rõ, những người có chức sắc, chức việc hoặc nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhưng không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cũng có thể tham gia BHYT hộ gia đình. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Bảo hiểm y tế hiện hành vẫn quy định đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Để đảm bảo tính thống nhất với quy định mới, Nghị định 104/2022/NĐ-CP đã sửa đổi nội dung đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Theo như quy định đã sửa đổi, kể từ ngày 1/1/2023 - thời điểm Nghị định 104/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hướng dẫn thống nhất là những người có tên ở trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú,

Đáng chú ý, theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có nêu rõ, những người có chức sắc, chức việc hoặc nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhưng không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cũng có thể tham gia BHYT hộ gia đình.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

19 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước