Các Ngân hàng Trung ương đang khiến nền kinh tế toàn cầu trả giá đắt trong cuộc đua tăng lãi suất
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tăng lãi suất trong tháng 7Ngân hàng trung ương 60 lần tăng lãi suất trong 3 tháng, chấm dứt thời kỳ tiền rẻLạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia các ngân hàng trung ương đang làm gì?Theo Nhịp sống kinh tế, lạm phát đang dâng cao trên khắp thế giới, cho thấy những nhận định về lạm phát mà những NHTW đưa ra trong năm ngoái là hoàn toàn sai lầm.
Mặc dù vậy, theo Bloomberg, kể cả sau khi đã nhận ra sai lầm, những NHTW trên khắp thế giới hiện vẫn đang đi chệch hướng khiến thị trường tài chính biến động và làm tổn hại tới quá trình phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch.
Cuộc chiến tăng lãi suất
Fed vừa tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản chỉ vài tuần sau khi Chủ tịch Jerome Powell và đội ngũ của ông liên tục phát đi những tín hiệu sẽ chỉ tăng thêm 50 điểm cơ bản. Mặc dù trong suốt năm ngoái, những quan chức tại Fed đã nhấn mạnh mức lạm phát cao nhất mà nước Mỹ hiện đang phải đối mặt chỉ là tạm thời và mang tính chuyển giao.
Tương tự như vậy, Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Christine Lagarde mới đây đã thay đổi giọng điệu theo chiều hướng "diều hâu" hơn so với thời kỳ trước đây. NHTW Australia và nhiều NHTW khác cũng vậy.
Theo thống kê của Bloomberg, có tới hơn 50 NHTW trên toàn thế giới đã tăng thêm lãi suất ít nhất 0,5% kể từ đầu năm nay.
Những thay đổi này đang khiến nhiều nhà đầu tư trở nên lo sợ hơn, họ e ngại một cuộc đua sửa chữa những sai lầm trong quá khứ sẽ khiến thế giới đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Chứng khoán toàn cầu đã bước vào "thị trường con gấu" trong khi phiên bản đầu tuần vừa qua lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ có tới 2 ngày tăng mạnh nhất kể từ những năm 1980.
Cuộc chiến giữa giới đầu tư trái phiếu và NHTW Nhật Bản (BoJ) tại châu Á đang ngày càng leo thang hơn. BoJ hiện đang cố gắng thuyết phục thị trường rằng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của họ sẽ đem tới những lợi ích vô cùng dài hạn nhưng phiên 15/6 hợp đồng tương lai trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm mạnh nhất tính từ năm 2013.
Biến động mạnh của thị trường trái phiếu đã buộc ECB phải tổ chức cuộc họp khẩn và đi tới cam kết sẽ đẩy nhanh việc tạo ra 1 công cụ mới có thể giúp giải quyết được vấn đề tăng lãi suất ở một vài nước thành viên Eurozone. Một số chuyên gia cho rằng đáng lẽ ECB phải đưa ra cam kết đó từ cuộc họp trong tuần trước.
Krishna Guha, chuyên gia hiện đang làm việc tại Evercore ISi nhận định rằng: "ECB hiện đã sửa sai khá nhanh, nhưng điều này lại đang gây ra tác dụng phụ là thị trường nhận định ECB đang ở trong thế bị động chứ không chủ động".
Niềm tin lung lay
Bấy lâu nay, người ta vẫn luôn tin tưởng rằng những NHTW có nhiệm vụ và đủ khả năng để đảm bảo được giá cả ổn định và ngăn chặn được kịch bản làn sóng lạm phát nhấn chìm tầng lớp có thu nhập trung bình trong những năm 1970. Nếu như niềm tin đó bị lung lay, những NHTW sẽ càng phải hành động mạnh mẽ hơn để có thể hạ nhiệt áp lực tăng giá.
Sayuri Shirai, cựu lãnh đạo của NHTW Nhật Bản hiện đang là giáo sư giảng dạy tại ĐH Keio cho rằng: "Những NHTW đang trong tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Để có thể khôi phục được niềm tin, họ cần phải tăng lãi suất đủ mạnh để có thể hạ nhiệt được lạm phát nhưng điều này lại dẫn tới đà phục hồi của nền kinh tế bị khựng lại".
Niềm tin của những hộ gia đình và doanh nghiệp về việc NHTW chắc chắn sẽ đạt được những mục tiêu về lạm phát chính là thứ giúp kiềm chế áp lực tăng giá. Những hộ gia đình sẽ trì hoãn một số khoản mua sắm vì họ tin rằng giá sẽ giảm trong tương lai gần. Người lao động cũng không đặt nặng yêu cầu về những khoản phụ cấp khi đàm phán lương.
Tới gần đây, nhiều nhà hoạch định chính sách vẫn khăng khăng rằng họ hoàn toàn kiểm soát được kỳ vọng lạm phát dài hạn. Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans giải thích hồi tháng 3 rằng lạm phát ngày nay không giống như những năm 1980 vì "chính sách tiền tệ quá linh hoạt trong những năm 1960 và 1970 đã góp thêm phần khiến kỳ vọng lạm phát dài hạn hơn dần tăng lên".
Mặc dù vậy, luận điểm này đã bị đập tan vào thứ 6 tuần trước khi chỉ số lạm phát kỳ vọng do ĐH Michigan tính toán và công bố tăng vọt lên mức cao nhất tính từ năm 2008.
Dĩ nhiên không ai chỉ trích Fed, ECB và những NHTW khác về chuyện họ không thể dự báo được những đợt tăng giá bắt nguồn từ diễn biến tại Ukraine hay từ những thách thức mà chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang gặp phải.
Nhưng sai lầm của những NHTW nằm ở chỗ họ vẫn tiếp tục mở rộng bảng cân đối kế toán, giữ lãi suất ở mức gần 0 mặc dù lạm phát đã bắt đầu tăng nhiệt và nền kinh tế nhanh chóng hồi phục hơn sau đại dịch. Được biết, sai lầm đó đã gieo những hạt mầm cho cuộc khủng hoảng hiện tại.
Stephen Jen, giám đốc quỹ đầu cơ Eurizon SLJ Capital tại London nhận định rằng: "Đây là một cú đánh chí mạng vào uy tín của những NHTW, khi nhiều nhà đầu tư đã nhận ra rằng lạm phát mà chúng ta hiện đang phải đối mặt hoàn toàn là "nhân tạo", trong đó những NHTW đóng vai trò vô cùng quan trọng".
Tới tận tháng 11 năm ngoái, Powell mới ngừng miêu tả lạm phát là "mang tính chuyển giao". Trong tháng trước, ông đã thừa nhận rằng Fed nên tăng thêm lãi suất sớm hơn thì tốt hơn.
Fed không phải là NHTW duy nhất bị sụt giảm uy tín. Bà Lagarde và những đồng nghiệp hiện đang trên lộ trình tăng lãi suất vào tháng 7 và cả tháng 9. Tháng 12 năm ngoái, bà cho rằng sẽ không có thêm một đợt lãi suất nào trong năm 2022. Bà Lagarde phát biểu trong tuần trước rằng: "Mọi định chế quốc tế, tất cả những nhà dự báo đều phạm phải cùng một sai lầm đó là đánh giá quá thấp cuộc khủng hoảng".
Tại những thị trường mới nổi, một số nước như Brazil đã tăng lãi suất mạnh hơn nhiều so với những nước phát triển. Mặt khác, Trung Quốc hiện đang tập trung vào hỗ trợ cung tiền trong bối cảnh kinh tế giảm tốc.