Các hãng hàng không liên tục đề nghị thay đổi giá trần vé máy bay, liệu có ảnh hưởng tới khách hàng?
Theo VnExxpress, Việt Nam hiện vẫn thuộc số ít các quốc gia còn áp dụng giá trần vé máy bay. Cục Hàng không đã nhiều lần đề xuất bãi bỏ mức giá trần nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Các hãng hàng không trong nước cho rằng, trước bối cảnh giá nhiên liệu đang tăng kỷ lục thì việc giữ giá trần vé máy bay là không hợp lý.
Hiện tại đã bước vào giai đoạn cao điểm hè, giá vé máy bay cũng tăng một cách chóng mặt, một số giá vé hạng thương gia thậm chí còn vượt ngưỡng giá trần mà Bộ GTVT quy định. Mức vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh hiện đang giao động khoảng 3 - 5 triệu đồng/vé hạng phổ thông; Vé hạng thương gia có thể từ 8 - 17 triệu đồng/vé. So với giai đoạn vắng khách vì Covid - 19 thì mức giá này hiện tăng 20 - 50%. Tuy nhiên, các hãng bay trong nước cho rằng giá vé tăng cũng chưa đủ để bù lại chi phí nhiên liệu.
Liên tục kiến nghị thay đổi giá trần vé máy bay
Trong dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng, Cục Hàng không đánh giá thị trường vận chuyển nội địa ngày càng có thêm nhiều hãng bay mới đã thúc đẩy tính cạnh tranh lên cao hơn. “Mức giá trần gây hạn chế về việc nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ cho đối tượng khách hàng sẵn sàng chi trả chi phí cao hơn mức trần. Đồng thời cũng làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh qua chất lượng, dịch vụ giữa các hãng hàng không” - Cục cho biết.
Không còn delay, các hãng hàng không Việt Nam đang có tỷ lệ bay đúng giờ trên 96%
Giữ vị trí dẫn đầu về OTP là Vietjet với 97,8%, tăng mạnh so với tháng 2. Tiếp theo là VASCO với tỷ lệ 97,7%; Bamboo Airways với 97,6%, Pacific Airlines 97% và xếp cuối là hai hãng Vietnam Airlines và Vietravel Airlines là 95,1%.Giá vé máy bay đắt đỏ tác động tới mùa du lịch của cả thế giới
Tình trạng tăng giá vé máy bay hiện đang diễn ra trên toàn thế giới. Giá vé đi London của Cathay Pacific Airways trong tháng 6 đã tăng lên gấp 5 lần so với thời điểm trước đại dịch. Ở Mỹ, giá vé máy bay năm nay đã tăng lên 33% so với năm ngoái.Ra mắt hãng hàng không Sun Air dành riêng cho giới siêu giàu
Mới đây, “Ông lớn” Sun Group đã chính thức ra mắt hãng hàng không Sun Air. Được biết, hãng bay này thuộc phân khúc hạng sang đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ bay đẳng cấp và hướng tới phục vụ đối tượng là giới tài phiệt.Cơ quan này cũng đã đề xuất với đường bay có từ 3 hãng hàng không cùng khai thác trở lên thì nên để các hãng tự quyết định mức giá vé nội địa và niêm yết theo quy định. Có thể hiểu là các hãng có quyền tự quyết định giá vé chứ không bị kìm hãm bởi mức giá trần.
Hãng hàng không Bamboo Airways cho hay, chi phí nhiên liệu vốn chiếm tỷ trọng 30 - 40% trong giá thành vận tải hàng không. Vì vậy, việc giá xăng dầu tăng cao đã tác động mạnh lên giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không trong nước.
Giữ vai trò là đầu tàu của dây chuyền cung cấp dịch vụ hàng không nên khi phục hồi và bắt đầu khai thác mạnh trở lại, các hãng bay sẽ tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ khách như xăng dầu, cảng hàng không, dịch vụ mặt đất, điều hành bay, suất ăn,...
Do đó, ảnh hưởng của giá nhiên liệu tăng cao lên các hãng bay cũng là gây ra khó khăn chung cho các doanh nghiệp trong toàn ngành hàng không. Hậu Covid - 19, ngành hàng không không có quá nhiều kỳ vọng vào việc dẫn đầu làn sóng phục hồi, nhưng các hãng bay lại gặp phải gánh nặng về chi phí nhiên liệu tăng liên tục ảnh hưởng tới sự tăng trưởng theo kế hoạch.
Trong báo cáo gửi Bộ GTVT đầu tháng 5/2022, Cục Hàng không Việt Nam dự kiến năm 2022, hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không vẫn có nhiều khó khăn. Nếu giá nhiên liệu vẫn tiếp tục đắt đỏ mà không có sự hỗ trợ từ Nhà nước thì nhiều hãng bay sẽ lỗ sâu.
Bamboo Airways đã đề xuất điều chỉnh giá trần trên thị trường nội địa và phụ thu nhiên liệu trên các chặng bay quốc tế. Hãng này cũng kiến nghị Bộ Tài Chính xem xét miễn 100% thuế môi trường được áp vào giá nhiên liệu.
Vietnam Airlines cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét điều chỉnh giá trần vé máy bay nội địa để hãng được phụ thu thêm phí nhiên liệu theo thông lệ của các hãng hàng không quốc tế khi giá nhiên liệu có sự biến động. Hãng này cho rằng, do phí xăng dầu đã quá cao nên chi phí của hãng trong năm 2022 phải tăng lên 5.000 - 7.000 tỷ đồng.
“Điều chỉnh giá trần không phải là các hãng hàng không được tăng giá vé bất hợp lý mà để tạo điều kiện thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, nhằm bù đắp vào chi phí nhiên liệu cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ” - Vietnam Airlines kiến nghị.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, tác động của đại dịch Covid - 19 đã khiến nhu cầu đi lại bằng máy bay vào đầu năm 2022 giảm mạnh, kéo theo là nhu cầu tiêu thụ và mức giá nhiên liệu Jet A1 suy giảm. Tuy nhiên, kể từ tháng 5/2020 thị trường bắt đầu hồi phục thì giá nhiên liệu Jet A1 lại tăng lên và tiệm cận mức giá giai đoạn 2018 - 2019. Đầu năm 2022, ảnh hưởng từ cuộc xung đột chính trị quốc tế nên giá nhiên liệu Jet A1 tăng cao đột biến.
Cục Hàng không Việt Nam tính toán: “Giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và các yếu tố chi phí khác không có biến động thì chi phí nhiên liệu tháng 4/2022 của các hãng bay sẽ tăng 65% so với tháng 12/2014 và tăng 84% so với tháng 9/2015”.
Với những biến động chi phí Jet A1 như hiện tại sẽ làm tăng hơn 30% tổng chi phí của các hãng hàng không. Tuy vậy, trong giai đoạn Chính phủ đang nỗ lực kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng thù Cục Hàng không Việt Nam chỉ đề xuất điều chỉnh mức trần giá vé máy bay về mức quy định vào thời điểm năm 2014 (tăng trung bình 3,75% so với khung giá quy định hiện hành).
Khung trần vé máy bay nội địa áp dụng từ tháng 8/2015 như sau: Đường bay từ 500-850km tăng giá trần từ 2,2 triệu đồng lên 2,25 triệu đồng (2,27%); từ 850-1.000km tăng từ 2,79 triệu đồng lên 2,89 triệu đồng (3,58%); từ 1.000-1.280km tăng từ 3,2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng (6,25%); từ 1.280km trở lên tăng từ 3,75 triệu đồng lên 4 triệu đồng (6,67%).
Hàng loạt hệ lụy xảy ra
Theo PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không - Đại học Bách khoa TP. HCM, mục đích áp mức trần vào giá vé máy bay là để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nhưng trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay thì việc giữa giá trần chưa chắc sẽ phù hợp.
"Từ năm 2006 khi có Luật Hàng không dân dụng, Quốc hội quyết định phải có giá trần để duy trì lợi ích cho nhiều tầng lớp nhân dân được sử dụng dịch vụ đi lại bằng đường hàng không trong nước. Nhà nước phải điều tiết, không được cho giá vượt quá trần" - TS. Tống cho hay.
Vào năm 2014, khi sửa đổi Luật Hàng không đã từng đề xuất bỏ giá trần vé máy bay nhưng Quốc hội không thông qua vì lý do cần đảm bảo tối đa lợi ích cho hành khách. Nhưng với bối cảnh hiện tại, khi có nhiều hãng hàng không đang hoạt động, mỗi chuyến bay có vài trăm ghế mức giá khác nhau thì việc quy định giá trần có thể bảo vệ lợi ích của khách hàng thật sự hay không?
"Nhiều hãng hàng không cạnh tranh với nhiều giá vé khác nhau thì nên bỏ giá trần. Bởi nếu giá cao mà chất lượng phục vụ kém thì hãng hàng không đó cũng sẽ không thể cạnh tranh nổi. Đồng thời, có những hành khách muốn trả giá vé cao hơn để được phục vụ tốt nhưng giá trần đang làm mất đi cơ hội đó và làm thiệt hại cho loại hành khách hạng sang này" - TS. Tống cho biết.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cho rằng, nếu không áp giá trần thì sẽ có hãng bay mở các tuyến đường bay mới với mức giá vé cao dành cho những đối tượng sẵn sàng chi trả, hãng đó cũng không phải chịu lỗ và cũng phù hợp với các khách tiếp cận đường bay mới. Qua đó, lượng hành khách tăng lên, nhiều hãng sẽ vào khai thác và giá vé máy bay cũng cạnh tranh hơn.
"Lợi ích hành khách được đảm bảo khi họ có thể lựa chọn giữa đi đường bộ tốn thời gian mà giá rẻ với đi đường hàng không nhanh chóng mà giá đắt. Khung giá trần làm thiệt hại lợi ích hành khách vì không có đường bay cho họ lựa chọn, ngay cả khi khẩn cấp cứu thương" - Ông Tống nói.