meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bug là gì? Một số loại bug phổ biến nhất hiện nay

Thứ năm, 15/09/2022-10:09
Chắc hẳn thuật ngữ Bug đã không còn xa lạ đối với các bạn theo học công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với những người không thuộc ngành này sẽ rất khó nắm bắt. Vậy bug là gì mà khiến cho các lập trình viên phải đau đầu đến vậy. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Khái niệm bug là gì?

Bug là những lỗi phần mềm hoặc hệ thống trong chương trình máy tính gây ảnh hưởng kết quả không chính xác hoặc hoạt động không như mong muốn. Trong quá trình viết code, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi, điều này sẽ được thể hiện dưới dạng bug trong code. 

Bug chỉ là lỗi phần mềm được phát hiện, còn để sửa lỗi này thì lập trình viên cần tiến hành debug để tìm kiếm và phát hiện lỗi bên trong phần mềm trước khi launching, đưa sản phẩm đến tay người dùng. Quá trình này diễn ra ngay sau khi những dòng code đầu tiên hoàn thành và tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết hợp với những unit khác để trở thành phần mềm hoàn chỉnh. 

Fixbug là quá trình sửa lỗi bug, được thực hiện ngay sau Debug. Người lập trình vừa viết code vừa tìm ra lỗi sai sau đó Fixbug nhằm nâng cao chất lượng của của sản phẩm. 


Định nghĩa bug là gì?
Định nghĩa bug là gì?

5 loại bug phổ biến hiện nay 

Khi tiếp cận với kiến thức của công nghệ thông tin, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về bug. Vậy cụ thể các loại phổ biến hiện nay của bug là gì?

Bug tí hon

Ngay từ cái tên chúng ta đã có thể xác định được định nghĩa của loại bug này. Bug tí hon chính là những lỗi phần mềm hệ thống rất nhỏ trong đoạn code. Lỗi này thực sự nhỏ đến nỗi khiến cho các lập trình viên phải debug rất kỹ mới có thể tìm ra và việc sửa chữa những loại bug nhỏ như này không phải là dễ. 

Để loại bỏ bug nhỏ này, các lập trình viên có thể mất đến 1 ngày để tìm ra đoạn code có vấn đề. Bởi có thể chỉ cần thiếu một dấu phẩy, dấu chấm cũng có thể gây ra lỗi. Ngoài ra, với một số loại ngôn ngữ kiểu lập trình như Python, Java, PHP,... thì bug tí hon có thể xảy ra do lập trình thụt lề sai. Đây là những lỗi rất khó nhìn thấy nên để việc tìm kiếm lỗi bug là gì cũng đủ khiến các nhà lập trình bỏ nhiều công sức. 


Người viết code có thể phát hiện bug tí hon bằng việc sử dụng IDE phù hợp
Người viết code có thể phát hiện bug tí hon bằng việc sử dụng IDE phù hợp

Bug khủng

Khác với bug nhỏ, bug khủng là một loại lỗi phần mềm, hệ thống liên quan đến cú pháp, chính tả hoặc đặt tên biến giống nhau. Những lỗi code này có thể do lập trình viên tính toán sai thuật toán hoặc lỗi tài nguyên hạn chế. 

Trong đó, với dạng lỗi tài nguyên, lập trình viên có thể đã sử dụng sai các loại dữ liệu hoặc sai phạm vi truy cập. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có cú pháp riêng để viết code, không có ngôn ngữ nào giống nhau. Có một cách khắc phục nhanh chóng cho các lập trình viên đó chính là trình biên dịch. Từ đó cho phép người dùng sửa chữa lại đồng thời theo sát code của phần mềm từ đầu đến cuối, một cách cẩn thận tỉ mỉ để không gặp phải bug khủng.

Bug không tồn tại

Chắc hẳn các bạn sẽ thấy khó hiểu về loại bug này. Vì sao đã review lại toàn bộ nhưng vẫn dính lỗi. Điều này xảy ra có thể do trình biên dịch đã bị lỗi hoặc do lập trình viên dùng sai cách. Bug không tồn tại được thể hiện bằng các compile error sẽ nhảy lung tung, liên tục, cho dù bạn đã review code nhưng điều này vẫn liên tục xảy ra. 

Vậy cách xử lý bug là gì? Trong trường hợp này lập trình viên cần phải thường xuyên cập nhật trình biên dịch. Các trình biên dịch cũ không thể hỗ trợ được các tính năng mới nên khi dùng trình biên dịch cũ, bug không tồn tại sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, ở một số trường hợp việc chạy code lại rất trơn tru nhưng lại bị báo lỗi ngay sau khi cập nhật trình biên dịch. Điều này có nghĩa là trình biên dịch chỉ đang hiển thị lên các lỗi đang tồn tại mà trước đó không thể phát hiện ra.


Lập trình viên cần cập nhập trình biên dịch thường xuyên càng tốt để tránh lỗi bug không tồn tại
Lập trình viên cần cập nhập trình biên dịch thường xuyên càng tốt để tránh lỗi bug không tồn tại

Bug bất ngờ

Đây là một loại bug khá khó chịu trong các đoạn lập trình bởi không hề xuất hiện từ đầu, không nằm trong dự đoán của lập trình viên. Có thể đoạn code của bạn đã rất hoàn hảo tuy nhiên một ngày nào đó, khi bạn biên dịch lại, tự nhiên có lỗi xuất hiện. Những lỗi này xảy ra không phải do ai đó đã sửa đoạn code mà chỉ đơn giản, trong thời điểm đó, đoạn code đã không còn hoàn hảo.

Có những lỗi code các bạn có thể xử lý nhanh chóng nhưng có một số bug bất ngờ bạn có dùng nhiều thời gian cũng không thể xử lý được. Một lời khuyên dành cho các lập trình viên để không gặp phải loại bug này đó chính là nếu như code đó đã hoạt động bình thường, hiệu quả thì không nên chạy lại, biên dịch lại code.

Bug ẩn thân 

Bug ẩn thân là lỗi không hề xuất hiện trong quá trình viết code và biên dịch mà chỉ khi các lập trình viên hoàn thành phần mềm, hoặc hệ thống thì mới có. Đây là loại bug mà các lập trình viên sợ gặp phải nhất bởi khi sửa lỗi, phải rà soát lại từ đầu và thực hiệu debug. Bug ẩn danh thường là các lỗ hổng khiến cho các phần mềm tương tự dễ bị hack, gây ra sự cố không mong muốn của hệ thống, phần mềm.


Bug ẩn thân là 1 trong 5 loại bug mà ITer phải gặp ít nhất 1 lần
Bug ẩn thân là 1 trong 5 loại bug mà ITer phải gặp ít nhất 1 lần

Một số nguyên tắc xác định bug

Nếu một trong số những lỗi phần mềm mà xuất hiện có 1 hoặc nhiều hơn trong 4 quy tắc dưới đây thì đó là bug.

  • Không được thực hiện giống như mô tả trong bản đặc tả phần mềm: Áp dụng quy tắc này, QA tester kiểm thử chỉ cần luôn nắm được yêu cầu phần mềm thì việc xác định bug cũng sẽ đơn giản hơn.
  • Bản đặc tả yêu cầu không được thực hiện nhưng lỗi vẫn xảy ra
  • Đây là chức năng mà bản đặc tả không đề cập tới
  • Chức năng không được thực hiện mà bản đặc tả cũng không đề cập tới nhưng là những việc nên làm

Căn cứ xác định một lỗi phần mềm là bug
Căn cứ xác định một lỗi phần mềm là bug

Cách ghi lại Bug khoa học

Muốn fixbug tốt thì quá trình debug phải tìm được bug và ghi lại một cách cẩn thận và khoa học. Nguyên tắc của việc này sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Ngày phát hiện bug
  • Triệu chứng của bug là gì? Bạn có thể miêu tả, chụp ảnh hoặc quay video lại.
  • Ghi lại nguyên nhân sau khi fixbug.
  • Cách tìm ra và xử lý, phần này bạn ên tạo các thư mục excel để hoàn thiện testcase trong quá trình debug.



Những báo cáo chi tiết sẽ giúp người tiếp quản code đọc hiểu rõ hơn, dễ dàng tìm ra đúng chỗ sai để khắc phục
Những báo cáo chi tiết sẽ giúp người tiếp quản code đọc hiểu rõ hơn, dễ dàng tìm ra đúng chỗ sai để khắc phục

Lời kết

Những kiến thức cơ bản về bug là gì đã được chúng tôi đề cập đến trên đây. Hy vọng những thông tin về công nghệ thông tin sẽ đem đến cho bạn cái nhìn mới mẻ hơn về ngành này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết mới về công nghệ thống tin của chúng tôi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước