Bỏ việc nghìn USD, kỹ sư về làm bonsai "bất tử" bán cho đại gia, mỗi tháng dắt túi hơn 100 triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Anh nông dân Tiền Giang biến bãi bùn ở xứ cù lao thành "đất vàng" từ nghề nuôi tôm thẻ, mỗi năm thu lãi tiền tỷÔng nông dân Long An đầu tư 6ha đất trồng mai vàng thu về tiền tỷ mỗi năm: Khó khăn mới gặt được "quả ngọt"Nông dân Hà Tĩnh "hưởng lợi" từ việc "sốt đất": Nhiều gia đình đổi đời khi xây nhà, tậu xe ô tô tiền tỷTừ bỏ việc lương nghìn USD để khởi nghiệp với cây bonsai “bất tử”
Theo Trí thức trẻ, năm 2010, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng với tấm bằng kỹ sư xây dựng, anh Lê Hồng Thái (sinh năm 1985, quê gốc Hà Tĩnh) đã được nhận vào làm tại một công ty lớn tại Đà Nẵng chuyên xây dựng các công trình dân dụng, cầu đường trên khắp cả nước. Ở thời điểm đó, công việc chỉ huy trưởng công trình giúp cho anh Thái có được mức lương hơn 30 triệu đồng (hơn 1.000 USD)/tháng. Tuy nhiên, đến năm 2018 anh Thái đã quyết định nghỉ hẳn ở công ty để theo đuổi đam mê chế tác các sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Sau thời gian 3 năm khởi nghiệp, trong một lần đến nhà bạn chơi, anh Thái đã vô tình được tặng một tác phẩm bonsai làm từ kim loại trông rất bắt mắt. Nhận thấy được tiềm năng phát triển từ sản phẩm độc đáo này, anh Thái đã lên mạng tự tìm hiểu để làm thử nghiệm.
Đầu tư đất xây dựng chuồng nuôi dế Thái vàng, ông nông dân Vĩnh Long thu về 20 triệu đồng/tháng
Tại ấp An Hiệp, xã Lộc Hòa có ông Lê Thanh Tường (49 tuổi) là nông dân nuôi dế Thái vàng nhiều nhất. Mô hình nuôi dế Thái vàng đã giúp cho gia đình ông thu về được khoản tiền khủng mỗi tháng.Biến 30ha đồi hoang thành trang trại kết hợp vườn - ao - chuồng bị cả làng cho là "khùng", ông nông dân Hà Tĩnh thu về 1 tỷ đồng/năm
Lúc bỏ lên vùng núi hoang vu "chó ăn đá, gà ăn sỏi" để khai hoang thì thương binh Phan Công Thi sống tại xã Kỳ Hoa, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh bị cả làng gọi là khùng. Nhưng đến nay thì ai nấy đến thán phục vì ông sở hữu một trang trại rộng hơn 30ha trồng keo và cây ăn quả, nuôi trâu, đào ao thả cá leo.Dưới đôi bàn tay khéo léo của anh Thái, những sợi dây đồng, dây nhôm vô tri đã trở thành những cây cổ thụ vô cùng độc đáo. Tuy nhiên, thời gian đầu do bonsai kim loại chỉ đứng một mình nên rất đơn điệu, khó tiếp cận khách hàng. Sau nhiều đêm trăn trở, ý nghĩ kết hợp cây bonsai với gỗ trầm hương chợt lóe lên trong đầu của anh. Anh Thái cho biết: "Sau nhiều ngày mất ngủ vì suy nghĩ hướng đi phù hợp hơn, thì trong một lần lướt facebook, tôi vô tình thấy 1 phôi trầm hương có dáng "dị" đang được rao bán. Lập tức, tôi nảy ra ý tưởng sẽ kết hợp trầm với bonsai kim loại để nâng tầm các tác phẩm nghệ thuật của mình".
Theo lời của anh Thái, thời gian đầu là quá trình vất vả bởi vì nguồn phôi trầm rất ít. Để có thể tìm đến những gốc trầm tự nhiên phù hợp, anh đã phải lặn lội đến tận các vùng cao của huyện Tiên Phước (Quảng Nam). Khi đã tìm được nguồn hàng, anh đã bắt tay vào công việc sản xuất những sản phẩm đầu tiên. Anh Thái cho biết, việc tạo ra một tác phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là phải bắt dáng - đây được xem là công đoạn khó nhất để tạo hình tác phẩm. Anh Thái bộc bạch: "Vì từ một thanh gỗ, mình phải cố gắng thêm thắt những gì vào đó để có được một sản phẩm đẹp là điều người làm cần chú ý. Ví như một gốc trầm hương dài và cong có thể làm được một chiếc thuyền nan, trên đó thiết kế một người chèo thuyền, cây cối… Hay như một gốc trầm nhọn, thẳng đứng thì hãy xem nó như một núi đá, thêm vào đó là một cây cổ thụ, gắn rễ xung quanh để tạo sự uy nghi sản phẩm".
Tiếp đến là sẽ tiến hành trau chuốt lại gốc trầm cho sắc nét và dùng gỗ, nhựa cứng hoặc đá để làm đế cho sản phẩm. Phần đế cần phải chắc chắn nên chọn gỗ phải bền hoặc nhựa phải dùng chất liệu cao, bền để giữ được lâu. Và khi đã cố định trầm vào phần đế thì giai đoạn tiếp theo là trang trí và lên hình. Đây cũng được xem là công đoạn mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo léo của người tạo hình. Nghệ nhân lúc này sẽ sử dụng các dây đồng và nhôm để uốn nắn, căn chỉnh tạo hình từng lá, cành, rễ để bám vào gốc trầm. Cuối cùng là sẽ dùng phụ kiện trang trí tiểu cảnh giúp cho tác phẩm bonsai thêm phần bắt mắt.
Thu nhập đến 100 triệu đồng nhờ cây bonsai
Cũng theo lời anh Thái, việc tạo ra một tác phẩm bonsai bằng dây kim loại trên phôi trầm không chỉ yêu cầu sự tỉ mỉ mà cần phải đáp ứng tính nghệ thuật, khả năng thẩm mỹ và trên hết vẫn là niềm đam mê. Một sản phẩm bonsai khi ra đời phải đáp ứng được các tiêu chí như chi tán, bộ đế, thân. Các dáng cơ bản phải tuân thủ là dáng trực, dáng xiên, dáng hoành, dáng huyền. Tùy vào kích thước, mẫu mã mà mỗi sản phẩm có thể mất từ 5h đến 1 ngày để hoàn thiện. Còn đối với những sản phẩm lớn có tính nghệ thuật cao thì cần 2 - 3 ngày để hoàn thành.
Anh Thái tiết lộ, giá trị của tác phẩm nghệ thuật nằm ở phôi trầm hương, phôi càng khủng và được tạo hình dị thì giá trị sẽ càng cao, thường sẽ giao động từ 3 - 20 triệu đồng, một số sản phẩm lên đến hàng trăm triệu đồng vì gốc trầm đó giá cao. Đơn cử như tác phẩm mới nhất của anh được ghép trên phôi trầm song sinh có 1 - 0 - 2, được anh Thái định giá hơn 100 triệu đồng. Cũng nhờ vào sự mới lạ, kích thước nhỏ gọn, sống động và bất tử nêm sản phẩm bonsai mọc trên phôi trầm hương của anh Thái được rất nhiều người ưa chuộng và mua để trang trí trong nhà, phòng làm việc hay biếu tặng. Anh Thái chia sẻ: "Muốn sản phẩm đẹp và gây được chú ý thì phải bắt được dáng của phôi trầm, rồi thêm các tiểu tiết vào để mỗi sản phẩm đều mang một ý nghĩa riêng. Trung bình mỗi tháng, tôi bán được khoảng 10 sản phẩm, doanh thu hơn 100 triệu đồng".