meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bí ẩn ngôi làng cổ 600 năm không ai dám vào: Cách bài trí cao siêu, 1/4 dân làng là hậu duệ của bậc kỳ tài trong lịch sử

Thứ bảy, 11/06/2022-15:06
Ngôi làng có cấu trúc tổng thể được thiết kế và bài trí theo Bát trạch của Gia Cát Lượng, lấy ao Chung Trì làm trung tâm, tám con ngõ nhỏ chạy về 8 hướng tạo thành bát quái. 

Tại đất nước tỷ dân Trung Quốc có rất nhiều ngôi làng được xây dựng theo nguyên lý âm dương và thái cực, sử dụng bố cục Bát trận đồ. Nhờ sự huyền bí cùng cách bài trí tinh tế, những địa điểm này thường trở thành nơi thu hút khách du lịch cùng với những bí ẩn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 

Trong đó, có một ngôi làng cổ được mệnh danh là “Trung Quốc đệ nhất kỳ thôn” được thiết kế như một mê cung kỳ bí, vào thì dễ mà ra thì khó. Nếu không có người trong thôn dẫn đường, nhiều người chắc chắn không dám bước chân vào trong để khám phá. 

Ngôi làng Bát Quái dễ vào khó ra

Ngôi làng này còn được gọi là làng Bát Quái Gia Cát, có tên là Cao Long, nằm ở phía tây thành phố Lan Khuê, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngôi làng này được thành lập từ năm 1340, là nơi định cư của hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng. 

Ngôi làng có cấu trúc tổng thể được thiết kế và bài trí theo Bát trạch của Khổng Minh Gia Cát Lượng, lấy ao Chung Trì làm trung tâm, tám con ngõ nhỏ chạy về tám hướng tạo nên hình bát quái. Điều đáng nói, những con ngõ nhỏ trong làng đều có nhiều khúc quanh co, nhìn qua như một bức tranh 3D vô cùng tinh tế và bí ẩn. 


Ngôi làng có cấu trúc tổng thể được thiết kế và bài trí theo Bát trạch của Khổng Minh Gia Cát Lượng, lấy ao Chung Trì làm trung tâm, tám con ngõ nhỏ chạy về tám hướng tạo nên hình bát quái
Ngôi làng có cấu trúc tổng thể được thiết kế và bài trí theo Bát trạch của Khổng Minh Gia Cát Lượng, lấy ao Chung Trì làm trung tâm, tám con ngõ nhỏ chạy về tám hướng tạo nên hình bát quái

Ngôi làng này sở hữu địa hình khá giống như một cái lòng chảo, ở giữa thấp và bằng phẳng còn xung quanh lại cao dần lên. Nước chảy tự mọi hướng, sau đó tụ lại ở khu vực trung tâm ngôi làng và tạo thành một cái ao, đó chính là ao Chung Trì. Hình dáng của ao Chung Trì giống Thái cực trong Cửu Cung và Bát quái đồ nhưng diện tích lại không lớn lắm. 

Một nửa là đất, nửa còn lại là đất để thể hiện cho tính bù trừ hòa hợp. Đây được coi là nơi khởi đầu của Bát trận đồ và cũng là điểm đặc biệt nhất của ngôi làng Gia Cát Bát Quái. Đáng chú ý, bố cục tổng thể của Cửu cung và Bát đồ của làng Gia Cát vẫn luôn được bảo tồn nguyên vẹn bất chấp thế cục xoay vần, thiên hạ thịnh suy cùng sự mọc lên ngày càng nhiều của những ngôi nhà nơi đây. 

Bên cạnh đó, trong làng còn có nhiều ngõ hẹp nối với nhau theo chiều ngang, trong ngõ thì có hàng nghìn hộ dân đông đúc. Rải rác giữa các ngõ ngách là các ngôi nhà cổ kính. Những con hẻm ở gần ao lúc đầu tương đối thẳng, nhưng càng ra bên ngoài lại càng gấp khúc và mở rộng. 

Chính vì thế, người ta truyền nhau rằng, làng Gia Cát dễ vào, khó ra bởi cấu trúc quanh co, phức tạp không khác gì mê cung. Nếu không quen thuộc, người đi vào đây sẽ rất dễ bị lạc đường.

Không chỉ mang cấu trúc độc đáo, làng Bát Quái còn sở hữu một phòng tuyến quân sự vững chắc. Trong cuộc chiến tranh chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, một nhóm quân đội Nhật đã tiến hành càn quét đồi Cao Long, sau đó chiếm đánh các thôn xung quanh của ngôi làng Gia Cát. Tuy nhiên, điều kỳ lạ ở chỗ, nhóm quân đội này lại không hề phát hiện ra ngôi làng.  


Người ta truyền nhau rằng, làng Gia Cát dễ vào, khó ra bởi cấu trúc quanh co, phức tạp không khác gì mê cung
Người ta truyền nhau rằng, làng Gia Cát dễ vào, khó ra bởi cấu trúc quanh co, phức tạp không khác gì mê cung

Có một vài người lính Nhật không tin vào thần linh, ma quỷ nên đã tìm đến khu vực lân cận làng Gia Cát trong cuộc truy quét này. Kết quả, cuối cùng họ cũng không tìm ra được gì mà phải ngậm ngùi bỏ đi. Dù thế giới bên ngoài có đảo lộn thế nào, ngôi làng nhỏ này vẫn tồn tại theo thời gian, không hề bị phá hủy hay quấy rầy. 

¼ dân cư là hậu duệ của Gia Cát Lượng

Đúng như tên gọi của mình, ngôi làng Gia Cát là nơi tụ họp lớn nhất của con cháu Gia Cát Lượng. Phần lớn các hộ gia đình ở trong thôn đều có họ Gia Cát. Chưa kể, toàn bộ ngôi làng còn là một di tích văn hóa sống khổng lồ và là hình mẫu hoàn hảo của sự bảo tồn hoàn chỉnh các kiến trúc cổ của Trung Quốc. Khi đến ngôi làng này, mọi người chỉ cần chọn ngẫu nhiên cũng chỉ ra được ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm. 

Ngôi làng gồm hàng dãy nhà cổ kính, một trung tâm thương mại được xây dựng xung quanh một cái ao. Nơi này tụ họp hơn 200 ngôi nhà cùng với các kiến trúc cổ được bảo tồn vô cùng tốt trong triều Minh và triều Thanh, gồm có 18 hội trường lớn nhỏ, bốn ngôi đền và ba mái vòm bằng đá.


Vốn dĩ thôn nhỏ này có bố cục lòng chảo nên người dân chủ yếu áp dụng phương thức tứ hợp việc để có thể xây dựng nhà cửa
Vốn dĩ thôn nhỏ này có bố cục lòng chảo nên người dân chủ yếu áp dụng phương thức tứ hợp việc để có thể xây dựng nhà cửa

Vốn dĩ thôn nhỏ này có bố cục lòng chảo nên người dân chủ yếu áp dụng phương thức tứ hợp việc để có thể xây dựng nhà cửa. Điều này có nghĩa là, bốn mặt nhà đóng kín và chỉ để một khoảng sân lớn ở giữa. So với các mặt khác, mặt trước của ngôi nhà thường cao hơn. Chính vì thế, mỗi khi trời mưa, nước sẽ đọng lại và tập trung hết ở giữa sân. Điều này được người làng Bát Quái gọi là “phì thủy bất ngoại lưu” (dòng nước trong lành, tươi tốt không chảy ra ngoài), dòng nước này sẽ mang đến may mắn và thịnh vượng cho gia đình.

Cuộc sống nơi đây vô cùng thanh bình, yên ả, cảnh quan xanh mát, không khí trong lành. Rất nhiều du khách đến đây để tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm kiến trúc độc đáo và nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc căng thẳng. Thả bước chân ở nơi đây, mọi người sẽ lập tức bị thu hút bởi những phiến đá rêu phong, những bức tường loang lổ, những cây cột cũ kỹ nhuốm màu thời gian đã để lại vài vết tích sâu có, nông có. Trong đó, một cái ao cong phản chiếu hình ảnh các tòa nhà thanh lịch - nơi dòng chảy lịch sử bắt đầu chồng chất.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước