meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản phía Tây Hà Nội tiếp tục tăng trưởng nóng năm 2022

Thứ tư, 09/02/2022-09:02
“Cộng hưởng sự bứt phá về hạ tầng và quy hoạch, bất động sản phía Tây Hà Nội tiếp tục thiết lập một cực tăng trưởng trên bản đồ bất động sản Thủ đô năm 2022”, đây là quan điểm của nhiều nhà đầu tư lâu năm khi đưa ra dự báo thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội trong năm nay.

Liên tục giữ “ngôi vương"

Năm 2008, Chính phủ ra quyết định mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đây là quyết định nằm trong chiến lược dài hạn đưa Hà Nội phát triển thành một thành phố đa cực và cạnh tranh sòng phẳng với các đô thị khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Quyết định này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của phía Tây Hà Nội. Cùng với đó, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc được khởi động với quy mô 1.000 ha, cùng việc tăng tốc phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc - một trong những thành tố chính của nền kinh tế tri thức tại Thủ đô.


Bất động sản khu Tây Hà Nội liên tục "nóng" trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Bất động sản khu Tây Hà Nội liên tục "nóng" trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Chính vì thế, trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, phía Tây Hà Nội đã có sự “lột xác" ngoạn mục. Khởi đầu từ KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, bất động sản khu Tây đã nhanh chóng thay đổi diện mạo, trở thành một khu vực năng động, hiện đại.

Giá bất động sản theo đó cũng có những chuyển mình rõ rệt. Giá nhà sơ cấp tại huyện Từ Liêm đã tăng 10% mỗi năm cho đến khi tách thành quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Đáng chú ý, mức tăng giá cao nhất được ghi nhận ở huyện Hoài Đức, lên đến 42,8% theo năm.

Theo dự đoán của Savills, trong tương lai gần, phía Tây Hà Nội vẫn tiếp tục là khu vực dẫn đầu nguồn cung bất động sản với 26.300 căn từ 29 dự án, chiếm 29% tổng nguồn cung toàn thị trường. Cụ thể, năm 2022 khoảng 4.000 căn hộ sẽ được tung ra thị trường, với khu vực phía Tây chiếm 65% thị phần.

Cũng theo đơn vị nghiên cứu này, ở phân khúc bất động sản cho thuê, phía Tây tiếp tục giữ ngôi vương. Tính toán đến năm 2023 nguồn cung văn phòng cho thuê sẽ có hơn 537.000m2 đến từ 21 dự án gia nhập thị trường và hầu hết là phân khúc hạng B với số lượng chiếm tới 50%. Trong đó, khu vực phía Tây vẫn là nơi cung cấp nguồn cung tương lai lớn nhất với khoảng 250.000m2 và giữ ưu thế về thị phần. Theo sau là khu vực nội thành với tỷ lệ 36%.

Riêng với loại hình biệt thự, nhà phố, theo dự kiến trong năm 2022 sẽ có khoảng 4.000 sản phẩm biệt thự nhà phố được ra mắt, chiếm 65% thị phần tại Hà Nội. 

Lực đẩy từ hạ tầng và chính sách

Trên thực tế, sức nén của thị trường BĐS Việt Nam luôn phát triển mạnh sau các đợt khủng hoảng tài chính, kinh tế, dịch bệnh. Nhìn từ triển vọng thị trường BĐS khu Tây, nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sức bật năm 2022, khi chiến dịch tiêm vaccine phủ mạnh trên toàn quốc, dịch bệnh được kiểm soát, bất động sản sẽ tiếp tục bứt phá và khu Tây Hà Nội cũng không ngoại lệ. 

Không chỉ hưởng lợi từ những lợi thế dài hạn như tốc độ đô thị hóa tăng, dân số và kinh tế phát triển, hạ tầng liên tục được đẩy mạnh, năm 2022, bất động sản còn được hưởng lợi từ gói kích thích nền kinh tế chuẩn bị được tung ra cùng với chính sách tín dụng có điều chỉnh, các chính sách quản lý thị trường, quản lý dữ liệu… được tập trung, hứa hẹn một năm 2022 nhiều tín hiệu lạc quan.

Khu Tây Hà Nội là minh chứng rõ rệt cho hiệu ứng “vết dầu loang". Những thay đổi về quy hoạch và hạ tầng, cùng lợi thế quỹ đất rộng lớn đã kéo theo sự dịch chuyển của nhiều Trụ sở cơ quan Nhà nước chuyển về khu Tây như: Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm Hành chính Quốc gia, Sở Tư Pháp, Thanh tra Nhà nước Thành phố Hà Nội, Bộ Ngoại giao... từ đó hình thành cộng đồng cư dân trí thức. Nhiều doanh nghiệp quy mô trong và ngoài nước cũng tìm kiếm quỹ đất tại phía Tây để đặt trụ sở, nhất là khi khu vực trung tâm bị quá tải, phía Tây trở thành trung tâm mới của Hà Nội.


Hạ tầng là một trong những xung lực giúp BĐS Tây Hà Nội trở thành một cực tăng trưởng.
Hạ tầng là một trong những xung lực giúp BĐS Tây Hà Nội trở thành một cực tăng trưởng.

Bên cạnh những trục đường chính của khu Tây hiện nay như đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn, đường vành đai 3, vành đai 3.5, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, đường Trung Văn nối với Mễ Trì - Mỹ Đình, Lê Quang Đạo…, nhiều tuyến đường mới tại khu vực phía Tây sẽ tiếp tục được mở rộng trong giai đoạn 2022 - 2025 tạo nên "cú huých" lớn cho thị trường bất động sản phía Tây.

Ngoài ra, hàng loạt tiện ích như Thiên đường Bảo Sơn, trung tâm văn hóa thể thao Tây Mỗ, Aeon Mall Hà Đông, Sân vận động Mỹ Đình, Go!, Trung tâm thương mại The Garden; Keangnam, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội; khách sạn JW Marriott… cũng hiện hữu đáp ứng mọi nhu cầu sống - vui chơi - giải trí - học tập - làm việc của của cộng đồng cư dân.

Một lực đẩy giúp thị trường bất động sản khu Tây khởi sắc đó là thông tin Hoài Đức lên quận hay Hoà Lạc lên thành phố. Thông tin này nhanh chóng thúc đẩy thị trường bất động sản khu Tây vươn lên mạnh mẽ và trở thành tâm điểm thu hút mọi mối quan tâm của các nhà đầu tư lớn, nhỏ. Bất động sản phía Tây nhanh chóng trở thành biểu tượng cho tốc độ phát triển của Hà Nội nói chung và bất động sản nói riêng.

Sau Nam Cường, Hải Phát hay Văn Phú - Invest, nhiều tên tuổi hàng đầu trên thị trường bất động sản cũng chọn khu Tây làm bến đỗ, điển hình như Vingroup với hai đại dự án Vinhomes Green Bay và Vinhomes Smart City, Him Lam với Himlam Vạn Phúc, An Lạc với An Lạc Green Symphony, MIKGroup với The Matrix One, Phú Long với KĐT Splendora… 

Chính nhờ các dự án được triển khai đầu tư, đi kèm các đồng bộ tiện ích đã góp phần thay đổi bộ mặt phía Tây, khiến không chỉ các ông lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ hay các khách hàng có nhu cầu mua để ở cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội, giúp bất động sản phía Tây Hà Nội tiếp tục chiếm lĩnh vị thế trong năm 2022.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

9 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

9 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

9 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

9 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

9 giờ trước