meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Văn khấn chuyển bàn thờ - Ngày giờ, lễ vật và điều kiêng kỵ

Thứ năm, 19/08/2021-09:08

Việc di chuyển bàn thờ không chỉ là việc bạn di chuyển sang nơi khác là xong. Việc di chuyển bàn thờ gia tiên cần phải thực hiện theo đúng thủ tục. Qua đó, bạn cần phải chuẩn bị đồ lễ để di chuyển bàn thờ. Cùng với đó là tiến hành khấn theo đúng văn khấn chuyển bàn thờ. Chỉ có như vậy, gia tiên nhà bạn mới nhập sang phần bàn thờ mới. Vậy, thủ tục làm lễ cúng xin chuyển bàn thờ như thế nào mới đúng.

Có thể bạn quan tâm: Bật Mí Bài Cúng Khai Trương Quán Ăn Chi Tiết Nhất Năm 2021

Hướng dẫn làm lễ chuyển bàn thờ đúng cách

Chuyển bàn thờ là chuyện hệ trọng đối với hầu hết các gia đình Việt vì đây là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Cho dù với lý do nào đó buộc gia đình phải di chuyển bàn thờ trong thời gian ngắn thì cũng phải lưu ý 2 vấn đề đặc biệt quan trọng dưới đây:

 Lễ chuyển bàn thờ cần chuẩn bị như thế nào cho đúng cách?
Lễ chuyển bàn thờ cần chuẩn bị như thế nào cho đúng cách?

Chọn ngày giờ chuyển bàn thờ

Vì thờ cúng gắn liền với tập tục lâu đời nay, là hành động đại diện cho việc tưởng nhớ người đã khuất, mang ý nghĩa tâm linh cao đẹp. Do đó khi muốn chuyển bàn thờ sang vị trí khác, gia chủ cần phải xem ngày giờ đẹp để tiến hành. Xem ngày, giờ tốt và phù hợp với phong thủy giúp gia đình lựa chọn được khung thời gian hợp tuổi, hợp mệnh để việc di chuyển diễn ra suôn sẻ đồng thời kích thích vận khí hơn. 

Có thể tham khảo khung giờ tốt để chuyển bàn thờ bằng sách tử vi hoặc hỏi ý kiến của các thầy phong thủy. Nếu tự xem giờ, gia chủ nên ghi nhớ những điều sau: 

  • Nên lựa chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo để làm lễ. Ngày, giờ Hoàng đạo là ngày, giờ hợp tuổi gia chủ khi làm những việc trọng đại như xuất hành, khởi công, khai trương… 
  • Khung giờ chuyển bát hương từ bàn thờ cũ sang bàn thờ mới phải hợp tuổi với gia chủ để vận khí may mắn và tài lộc của gia đình không bị mất đi. 
  • Không nên tự ý chuyển bàn thờ, đặc biệt là vào năm hạn của gia chủ vì sẽ gặp những rắc rối, thậm chí là gặp họa.  

Lễ vật cúng chuyển bàn thờ

Bên cạnh việc cần chuẩn bị văn khấn chuyển bàn thờ tổ tiên, gia đình không thể nào bỏ qua mâm cúng để chuyển bàn thờ. Lễ vật cho mâm cúng thể hiện lòng thành kính của gia đình dành cho những người đã khuất cũng như là lời xin phép được chuyển bàn thờ của gia chủ. Vậy cần chuẩn bị những lễ vật gì?

  • 1 con gà luộc;
  • 1 đĩa xôi đỗ;
  • 1 chai rượu trắng và rót ra 3 chén đầy;
  • 1 đĩa hoa quả;
  • 1 bình hoa gồm 5 cây hoa hồng;
  • 1 đĩa cây và 3 lá trầu;
  • 3 lễ tiền vàng;
  • 1000 vàng bên cầu vàng màu vàng;
  • 1000 vàng bên cầu vàng màu đỏ;
  • 1 chén nước sạch;
  • 1 con ngựa đỏ, 1 con ngựa vàng có đầy đủ hia hài kiếm mũ;
  • 1 bộ quần áo màu vàng, 1 bộ quần áo màu đỏ dùng để dâng quan Thổ Công, Thổ Địa;
  • Sớ thiên di linh vị Thần Tài. 

Trên đây là những lễ vật cơ bản cần có, tùy vào khả năng tài chính và tập tục của gia đình mà lựa chọn. Gia đình cũng có thể thêm bớt để mâm cúng thêm tươm tất. Mặc dù mâm cúng không cần quá hào nhoáng nhưng các gia đình cũng không nên chuẩn bị qua loa. 

Văn khấn xin chuyển bàn thờ đầy đủ nhất

Văn khấn xin chuyển bàn thờ có nhiều tên gọi khác nhau, có nơi quen gọi là văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên nhưng cũng có nơi gọi là văn khấn chuyển bàn thờ thổ công. Cho dù là tên gọi nào thì nội dung cốt lõi của cả 2 đều giống nhau. Nội dung bài văn khấn gồm có 2 phần là văn khấn bàn thờ cũ và văn khấn tại ban thờ mới. 

Văn khấn bàn thờ cũ đối với bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài hay bàn thờ Phật cũng đều giống nhau:

 Văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên
Văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên

Lưu ý: khi đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ, cần phải đọc to, rõ ràng, dõng dạc. 

Văn khấn chuyển bàn thờ tổ tiên

  • Chuyển về nhà mới
 Văn khấn chuyển bàn thờ sang nhà mới
Văn khấn chuyển bàn thờ sang nhà mới

Lưu ý: Đối với văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà cũng thực hiện tương tự như bài khấn chuyển sang nhà mới. 

  • Chuyển sang vị trí khác trong nhà
 Văn khấn xin chuyển bàn thờ sang vị trí khác
Văn khấn xin chuyển bàn thờ sang vị trí khác

Văn khấn chuyển bàn thờ Thần tài

 Nội dung bài khấn chuyển bàn thờ Thần tài, Thổ địa
Nội dung bài khấn chuyển bàn thờ Thần tài, Thổ địa

Văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công

 Văn khấn bái xin chuyển bàn thờ Thổ Công
Văn khấn bái xin chuyển bàn thờ Thổ Công

Văn khấn chuyển bàn thờ Phật

Văn khấn di chuyển bàn thờ Phật cũng tương tự như chuyển bàn thờ Thổ Công, gia chủ có thể tham khảo ở trên. 

Một số điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ

Như đã nói, chuyển bàn thờ là một việc hệ trọng ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy, tâm linh. Mà những việc liên quan đến phong thủy đều có những việc nên và không nên. Nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến tiền tài, hậu vận sau này, bên cạnh việc khấn bái đúng văn khấn chuyển bàn thờ thì gia chủ cũng cần phải biết và tránh những điều kiêng kỵ sau:

  • Xin quẻ âm dương

Để biết được ông bà, tổ tiên có đồng ý lời khấn chuyển bàn thờ của mình hay không. Cách xin cũng vô cùng đơn giản, lấy 2 đồng tiền xu sau đó đặt 2 mặt cùng hướng về một hướng. Trong khi đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên thì thả 2 đồng xuống đĩa. Nếu 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa nghĩa là đồng ý. Còn nếu 2 đồng cùng sấp hoặc cùng ngửa là chưa được cho phép. 

  • Cách bố trí bàn thờ

Nên cân đối giữa 2 bên. Bàn thờ không được bày biện, bố trí quá lòe loẹt, cầu kỳ. 

  • Cách di chuyển bàn thờ

Nếu quãng đường di chuyển quá xa thì hãy để hương cháy hết trước khi chuyển bàn thờ và bát hương đi. Đến khi gần đến nơi, nên thắp lại hương rồi mới mang bàn thờ và bát hương vào nhà mới. Trong quá trình di chuyển, nếu có thể thì hãy di chuyển theo hướng tốt hợp với tuổi của chủ nhà, đặc biệt nên tránh các hướng xấu.

  • Đối với bàn thờ không dùng nữa

Nếu chỉ cần di chuyển bát hương sang bàn thờ mới và bàn thờ cũng không dùng đến nữa thì nên đốt bỏ thành tro và chôn sau vườn hoặc thả sông. Đối với những vật dụng đồ cúng bằng đồng, không thể đốt được, có thể quyên góp cho chùa để chùa đúc thành chuông. 

  • Cúng nhập trạch chuyển nhà mới

Nếu cúng nhập trạch chuyển nhà mới thì sau khi đọc bài khấn chuyển bàn thờ xong, gia chủ nên là người đầu tiên mang bàn thờ vào nhà mới. Những thành viên khác vào sau thì mang theo những vật giá trị như tiền, vàng để cuộc sống tại nhà mới sung túc hơn. 

Có thể bạn quan tâm: Chuẩn Bị Bài Cúng Đầy Tháng Cho Con Và Các Lễ Vật Đầy Tháng

Bài viết đã chia sẻ xong tới bạn đọc về văn khấn chuyển bàn thờ đúng cách. Hy vọng, với những thông tin mà phong thủy đã chia sẻ tới bạn đọc sẽ giúp bạn hiểu thêm về 1 nghi lễ khi gia chủ muốn di chuyển bàn thờ sang vị trí mới. Bạn chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết. Bàn thờ gia tiên sẽ được yên vị đúng vị trí mới nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước