Áp lực nào đang đè nặng lên nguồn cung xăng dầu?
Chỉ chủ động được 30% nguồn cung xăng dầu trong nước
Theo Thanh Niên, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam chỉ nhập khẩu 20% xăng dầu thành phẩm, 80% còn lại trong nước tự sản xuất. Tuy nhiên với 80% này sẽ do hai nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn sản xuất, trong đó có 50% vẫn phải nhập dầu thô để lọc (xăng nguyên dầu). Do đó, thực tế thì Việt Nam vẫn đang nhập trên dưới 70% xăng dầu cả nguyên liệu và thành phẩm. Chỉ có 30% nguồn cung từ dầu thô tới xăng dầu thành phẩm sản xuất trong nước.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tăng công suất lên 112% nhằm gỡ rối tình trạng thiếu xăng dầu
Đây là lần thứ 5 nhà máy Lọc dầu Dung Quất tăng công suất, vượt 9% kế hoạch năm khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng trước bối cảnh thiếu hụt xăng dầu trong nước.2 "ông lớn" xăng dầu vẫn lãi đậm dù liên tục hụt nguồn cung
Mặc dù nhiều cửa hàng xăng dầu bán nhỏ giọt diễn ra ở nhiều tỉnh miền Nam và đang lan rộng cả phía Bắc bởi hụt nguồn cung nhưng từ đơn vị kinh doanh cho đến sản xuất xăng dầu đều ghi nhận lãi đậm.Quý 3/2022 của các ông lớn xăng dầu: Trong cái rủi có cái may?
Theo SSI Research, những diễn biến bất ổn trên thị trường gần đây có thể gây áp lực lên lợi nhuận của các ông lớn kinh doanh xăng dầu như PLX và OIL, nhưng đây cũng là cơ hội để các công ty vốn đang dẫn đầu thị trường có thể nâng cao vị thế trong dài hạn.Theo thông tin từ Tổng công ty Dầu VN (PV Oil), tính tới hết tháng 10/2022, doanh nghiệp này đã thực hiện tổng nguồn cung khoảng 3,3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. PV Oil ước tính cả năm 2022 đạt gần 4 triệu m3/tấn, tăng so với bình quân năm 2021 chỉ đạt 800.000 m3/tấn, với mục đích là thực hiện nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước. Hiện tại, công ty đang nỗ lực tiến hành pha chế xăng để bổ xung thêm vào nguồn cung nội địa.
Tương tự, tính riêng quý IV, Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) đã được Bộ Công Thương phân bổ nguồn đạt 2,145 triệu m3/tấn. Nhưng doanh nghiệp này chủ động xây dựng kế hoạch nhập mua cao hơn, dự kiến vào khoảng 3 triệu m3/tấn, tương đương với 140% tổng nguồn được Bộ Công Thương giao.
Trước những diễn biến khó lường, nguồn cung khan hiếm và liên tục đứt gãy trong thời gian qua, vào cuối tháng 10, Bộ Công Thương quyết định gia tăng hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu cho doanh nghiệp đầu mối trong quý cuối năm với tổng lượng xăng dầu được giao là 5,5 triệu m3/tấn, tương đương với mỗi tháng trên 1,833 triệu m3/tấn.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, nhu cầu xăng dầu trong nước đã lên tới 19,2 triệu m3/tấn/năm. Trong đó, trong 9 tháng năm 2022, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn đã sản xuất được 4,4 triệu m3/tấn, đạt 70% kế hoạch; Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sản xuất được 6,8 triệu m3/tấn, tức mới đạt 43%.
Về việc nhập khẩu, như kế hoạch ban đầu là 6,2 triệu m3/tấn, chiếm 32% nguồn cung, được phân bổ cho các đầu mối. Nhưng trong 9 tháng đầu năm mới có 19/33 đầu mối nhập được 3,97 triệu m3/tấn, như vậy là chưa đạt kế hoạch.
Trong quý III, nhập khẩu giảm 40% mặt hàng xăng và giảm 35% với dầu. Nhập khẩu giảm mạnh chính là một trong những lý do gây đứt gãy nguồn cung nội địa, dẫn tới thiếu xăng dầu trầm trọng trong thời gian qua. Trước bối cảnh như hiện nay, việc tăng nguồn cung theo kế hoạch tăng nhập khẩu lại là một thách thức lớn trong tình hình giá cả xăng dầu toàn cầu đầy biến động.
Nguồn cung sẽ tăng nếu doanh nghiệp không lỗ
Qua trao đổi, Phó tổng giám đốc Công ty CP thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (tỉnh Hậu Giang) - Ông Phan Thanh Quang nhận định, những động thái cắt giảm sản lượng từ Nga và OPEC sẽ không tác động tới sản lượng nguồn cung xăng dầu khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên cũng khiến giá nhập khẩu tăng lên.
“Chúng tôi vẫn luôn nỗ lực đàm phán với những đối tác nước ngoài của mình để nhập khẩu xăng dầu theo sản lượng được Bộ Công thương giao. Dự báo giá nhập khẩu từ những đối tác tại thời điểm cuối năm sẽ tăng lên 3% so với hiện tại” - Ông Quang nói và cho biết, chi phí để nhập khẩu xăng dầu về nước nếu chậm được tính toán lại sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp tạo nguồn trong thời gian tới.
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam - Ông Bùi Ngọc Bảo cảnh báo nếu giá dầu thế giới vào các tháng cuối năm tiếp tục biến động tăng, chi phí để đưa xăng dầu về không được tính phù hợp sẽ kéo dài khó khăn và vượt ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp và thị trường. Nếu muồn nguồn cung nội địa dồi dào thì việc tạo điều kiện nhập khẩu xăng dầu trong lúc giá thấp là cần thiết.
Tuy nhiên, nếu muốn doanh nghiệp đầu mối tăng nhập, ông Bảo cho rằng chính sách phải đảm bảo không gây lỗ cho họ. Việc nhập khẩu là hoạt động kinh doanh, nhưng cũng là nhiệm vụ chính trị nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Nhập về lỗ, đi vay ngân hàng cũng không được, lại không có tiền nhập thêm… Đây là vòng luẩn quẩn nếu không giải quyết được thì bài toán cung ứng thêm nguồn xăng dầu trong quý IV là rất khó.
“Với tổng nguồn xăng dầu tối thiểu được Bộ Công Thương phân cho các doanh nghiệp vào quý cuối năm, premium đang ở mức khoảng 10 USD thì doanh nghiệp sẽ chịu lỗ hơn 1.000 đồng/lít xăng dầu, doanh nghiệp không thể thực hiện được. Hơn nữa, việc khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn, các ngân hàng chỉ cho vay khi thấy phương án nhập khẩu có lãi” - Ông Báo chia sẻ.
“Bộ Công Thương chủ động giao sản lượng nhập khẩu tăng lên, nhưng cần ngồi lại với Bộ Tài chính để cùng tính toán chi phí để doanh nghiệp yên tâm tạo nguồn. Thực tế, đầu mối không lỗ thì nguồn cung chắc chắn tăng, không có lý do gì các hệ thống bán lẻ lại để lỗ. Về nguồn nhập, cần đa dạng hơn, không để chỉ bó hẹp trong thị trường ASEAN.
Đa số doanh nghiệp đầu mối đã chọn thị trường nhập khẩu xăng dầu mà Việt Nam ký kết hiệp định nhằm hưởng ưu đãi thuế, nhưng giá cả tại những thị trường này không phải lúc nào cũng cạnh tranh. Do đó, cần đa dạng thị trường để doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn giá tốt hơn. Để làm được vậy, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN xuống 10% (áp dụng với quốc gia thực hiện tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam) từ nay tới tháng 6/2023 để đa dạng nguồn cung” - Ông Bùi Ngọc Bảo đề xuất.