meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Anh chàng kỹ sư điện quyết bỏ Bình Dương về quê Phú Yên xây dựng trang trại nuôi lươn, mỗi năm thu về khoản tiền khổng lồ

Thứ năm, 05/05/2022-15:05
Được biết, trước khi bỏ về quê thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên để nuôi lươn sinh sản thì anh Nguyễn Việt Tuyến đã từng tốt nghiệp đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Anh đã làm kỹ thuật điện và lập gia đình ổn định hơn 15 năm tại Bình Dương.

Từ bỏ công việc ổn định để về quê “khởi nghiệp lại” từ con lươn

Theo Dân Việt, dù cuộc sống và công việc kỹ thuật điện trong Bình Dương không đến nỗi khó khăn nhưng điều mà trong đầu anh Tuyến luôn suy nghĩ đó chính là nỗi lo về cha mẹ già ở quê không có ai chăm sóc. Cứ mỗi năm hết Tết là anh lại thấy cảnh ông và bịn rịn chia tay con cháu vào Bình Dương sống là anh lại thấy càng thương bố mẹ già hơn. Anh Tuyến nghĩa, đằng nào chẳng về quê chăm sóc bố mẹ vậy thì sao không về sớm hơn, lúc còn trẻ thì để có cơ hội khởi nghiệp lại chứ nếu không đợi một thời gian nữa, lớn tuổi rồi thì sẽ hết cơ hội. Vậy là giữa năm 2019, sau khi đã bàn bạc, trao đổi và thống nhất với vợ con, anh đã đưa cả gia đình về quê Phú Yên sinh sống và lập nghiệp để có điều kiện chăm sóc bố mẹ già. 

Lúc anh trở về quê đúng lúc bố đang định đầu tư mở rộng trang trại nuôi lươn của gia đình, sau khi đã học tập mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên giới thiệu thì anh Tuyến đã bắt tay vào giúp đỡ bố mẹ. Và sau một thời gian tiếp cận với nghề nuôi lươn, anh Tuyến đã nhận thấy được cách nuôi lươn của gia đình có điểm chưa thực sự hợp lý chính vì thế hiệu quả chưa được như ý. Đầu tiên là mô hình chưa biết cách khai thác và áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới trong việc nuôi lớn thông qua internet. Tiếp đến chính là con lươn giống ở trên địa bàn tỉnh Phú Yên bởi vì chưa sản xuất được giống nên còn phụ thuộc rất nhiều vào thương lái, giá cũng rất cao so với việc tự sản xuất giống cũng như không chủ trương được giống nên không chủ động được thời vụ nuôi. 


Anh Nguyễn Việt Tuyến
Anh Nguyễn Việt Tuyến

Nghĩ là làm, anh Tuyến đã bắt tay đầu tư nghiên cứu nghề nuôi lươn thông qua việc tham gia vào các hội nhóm nuôi lươn trên mạng xã hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đồng thời cũng trực tiếp đến học tập các cơ sở sản xuất lươn giống và tham khảo tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông tại địa phương. Sau khi đã tích lũy được khá nhiều kiến thức, vào đầu năm 2020, anh Tuyến đã quyết định "khởi nghiệp lại" và kiếm được khoản thu nhập nhằm phục vụ cuộc sống gia đình tại quê nhà bằng nghề nuôi lươn. 

Đầu tiên anh đã đầu tư kinh phí 50 triệu đồng để xây dựng bể lọc nước để nuôi lươn. Anh Tuyến tâm sự: "Nước bơm trực tiếp từ giếng lên nếu nuôi lươn trực tiếp sẽ gây hại cho lươn do nhiệt độ từ nước giếng khoan và môi trường chênh lệch nhau. Ngoài ra sử dụng bể lọc để bay hơi các khí độc hại, lắng đọng các kim loại nặng rồi mới dùng để nuôi lươn thì sẽ tốt hơn”. Kế đến, anh tiếp tục đầu tư thêm 150 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi lươn theo hướng sinh sản để sản xuất lươn giống. 

Anh Tuyến chia sẻ thêm, nghề nuôi lươn muốn có được thành công thì phải tính đến việc sản xuất lươn giống. Lươn giống khi mua ở các tỉnh khác do thay đổi thời tiết, môi trường, nguồn nước thì thường bị hao hụt rất lớn. Hơn thế, giá lươn giống sản xuất ở trong tỉnh sẽ rẻ hơn nhiều với việc đi mua ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, sản xuất lươn giống nếu đạt thì sẽ cho lợi nhuận cao gấp đôi so với việc nuôi lươn thịt. Khi đi học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn tại các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, anh Tuyến đã luon trăn trở tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được. 

Và sau hơn 1 năm mày mò nghiên cứu xây dựng chuồng trại, kỹ thuật nuôi lươn sinh sản và cũng qua không biết bao nhiêu lần trầy trật, thay đổi kiểu này, kiểu khác không đạt được hiệu quả thì đến đầu năm 2021, mọi cố gắng của anh Tuyến mới đạt được kết quả. Theo đó, anh đã cho lươn mẹ sinh sản thành công và đến hiện tại lươn giống đã đạt size bán ra thị trường là 250-300 con/kg, tỷ lệ sống là trên 80%. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Anh Tuyến bộc bạch: "Lúc đầu ban đầu mình bỏ vốn đầu tư xây dựng chuồng trại với kinh nghiệm từ con số 0, mình cũng chưa nghĩ đạt kết quả hay không, cứ thế mà làm thôi. Cứ suy nghĩ nếu không cho lươn sinh sản thành công thì chuyển sang phương án nuôi lươn thịt, vừa làm vừa điều chỉnh nhiều lần, cuối cùng cũng đạt kết quả nên mình mở rộng sản xuất thêm”.

Thành quả đạt được khiến nhiều người ngưỡng mộ

Và qua thời gian nghiên cứu kỹ thuật nuôi lươn sinh sản, anh Tuyến đã đúc rút ra được một kinh nghiệm rằng, nuôi lươn sinh sản không quá khó, quan trọng nhất vẫn là cách mình chăm sóc, đánh giá con lươn và thiết kế chuồng trại như thế nào cho càng giống với môi trường tự nhiên thì càng tốt và lươn càng dễ đẻ. Sau khi làm chủ được kỹ thuật nuôi lươn sinh sản, anh Tuyến lại tiếp tục đầu tư vốn để xây dựng thêm chuồng trại để sản xuất lươn giống, cung cấp ra thị trường. Đến hiện tại, cơ sở sản xuất lươn giống của gia đình anh đã có 3 khu vực bao gồm khu sản xuất lươn thịt 200m2, khu nuôi lươn sinh sản đã thành công 150m2 và anh đang đầu tư thêm 200 triệu để đầu tư cơ sở mới với diện tích là 200m2 để nuôi lươn sinh sản. 


Sau khi làm chủ được kỹ thuật nuôi lươn sinh sản, anh Tuyến lại tiếp tục đầu tư vốn để xây dựng thêm chuồng trại để sản xuất lươn giống, cung cấp ra thị trường
Sau khi làm chủ được kỹ thuật nuôi lươn sinh sản, anh Tuyến lại tiếp tục đầu tư vốn để xây dựng thêm chuồng trại để sản xuất lươn giống, cung cấp ra thị trường

Dự tính trong thời gian tới khi đã có đủ giống để cung cấp ra thị trường, anh Tuyến sẽ đẩy mạnh công tác marketing để giới thiệu lươn giống trên các nền tảng mạng xã hội. Là một người trẻ, dám từ bỏ đi môi trường thành phố để về quê khởi nghiệp, bước đầu thành công anh Tuyến hồ hởi nói: "Thế hệ trẻ, nếu ai cũng muốn học hành, làm những công việc phù hợp, môi trường thuận lợi ở các đô thị, thì đối với công việc nông nghiệp ở vùng quê thì ai làm?". 

Thực tế hiện nay, tại các vùng nông thôn và địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên, tình trạng thiếu lao động trẻ trong việc sản xuất nông nghiệp cũng đang được đặt ra và việc những người trẻ quay về với sản xuất nông nghiệp ngay chính trên mảnh đất quê hương như trường hợp của anh Nguyễn Việt Tuyến là rất đáng được học tập. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

33 phút trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

35 phút trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

35 phút trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

36 phút trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

37 phút trước