meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ấn Độ tham vọng trở thành cường quốc về chip, đối đầu với 2 ông lớn của thế giới

Thứ năm, 29/09/2022-22:09
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, việc đẩy mạnh sản xuất bán dẫn trong nước sẽ góp phần củng cố vai trò của Ấn Độ trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Theo Nhịp sống kinh tế, Ấn Độ cũng như Mỹ, đang tìm cách xây dựng liên minh chiến lược về chất bán dẫn. Đây là một công nghệ có vai trò quan trọng để sản xuất nhiều đồ dùng khác nhau từ tủ lạnh đến điện thoại thông minh,...

Ấn Độ hiện đã và đang có những động thái mới trong sản xuất chip và đẩy mạnh các sáng kiến cho ngành công nghiệp này.

Nói trên CNBC, ông Pranay Kotasthane, Chủ tịch Chương trình địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takshashila cho biết: “Theo tôi, New Delhi đang giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực này”.

Là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư lớn

Nhiều quốc gia đang tìm cách đẩy mạnh khả năng sản xuất chip gặp phải vấn đề rằng quốc gia thống trị các các công ty hiện nay có rất ít và cũng cách xa nhau. Chẳng hạn như Hàn Quốc và Đài Loan chiếm khoảng 80% thị trường xưởng đúc toàn thế giới. Đây là một dạng cơ sở sản xuất các loại chất bán dẫn được thiết kế bởi các công ty khác.


Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch tập trung thu hút nguồn vốn từ những doanh nghiệp chip nước ngoài 
Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch tập trung thu hút nguồn vốn từ những doanh nghiệp chip nước ngoài 

Về chất bán dẫn, Ấn Độ thường không nằm trong danh sách các nước hàng đầu. Bởi vậy, quốc gia này không có những công ty tiên tiến hàng đầu và cũng không có nhiều công ty chip lớn. Hơn nữa, do không có những công ty bán dẫn bản địa nên kế hoạch của Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đang nỗ lực tập trung vào việc thu hút vốn từ những doanh nghiệp nước ngoài.

Ấn Độ đã công bố kế hoạch trị giá 10 tỷ USD tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn vào tháng 12 năm ngoái. Trong đó, sẽ đẩy mạnh gấp đôi nỗ lực để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đây để phát triển những lĩnh vực mà nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới có lợi thế.

Người Ấn Độ có thế mạnh gì?

Có rất nhiều lý do khiến các công ty sản xuất bán dẫn không thể thành lập tại Ấn Độ, từ số vốn lớn, thời gian xây dựng nhà máy kéo dài, thuế phí cao đến môi trường kinh doanh không ổn định… 

Ông Pranay Kotasthane, chủ tịch chương trình địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takshashila cho biết: “Do có quá nhiều vấn đề nên những nỗ lực trước đây ở Ấn Độ đã không thành công”.
Thế nhưng, có những tín hiệu chỉ ra rằng mọi thứ đang dần thay đổi.

“Chính phủ đã đi đúng hướng dù thành tích không quá lớn. Ấn Độ sở hữu một số thế mạnh riêng để trở thành một trung tâm sản xuất chất bán dẫn của thế giới. Đó là nền kinh tế đông dân thứ 2 trên toàn cầu, thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ hay có vô số chuyên gia về kĩ thuật với khả năng tiếng Anh tốt. Cùng với đó là lực lượng lao động tại Ấn Độ cũng rẻ”, theo CNBC Neil Shah, nhà phân tích từ công ty tư vấn công nghệ Counterpoint Research.


Ấn Độ có nhiều lợi thế để trở thành một trung tâm sản xuất chất bán dẫn của thế giới
Ấn Độ có nhiều lợi thế để trở thành một trung tâm sản xuất chất bán dẫn của thế giới

Theo nhận định của các nhà phân tích, kế hoạch của chính phủ sẽ đem lại lợi ích nào đó. Ấn Độ có thể phát triển lĩnh vực thiết kế chip nhờ lực lượng lao động giá rẻ và tay nghề cao. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi một số lượng lớn công nhân lành nghề.

Theo Kotasthane, có 8 công ty trong số các công ty bán dẫn lớn nhất trên toàn cầu có nhà thiết kế đến từ Ấn Độ. Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy nhiều doanh nghiệp trong nước thúc đẩy phát triển công nghệ hơn ở giai đoạn đầu.

Ông Kotasthane nói: “Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực thực hiện từng bước một. Họ sở hữu trung tâm thiết kế của các công ty nước ngoài, tuy nhiên Ấn Độ không có nhiều quyền sở hữu bởi lẽ đa số các công nghệ được thực hiện bởi nhiều công ty từ các quốc gia khác nhau cùng một lúc. Do đó, nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái, nơi có IP (sở hữu trí tuệ) của riêng Ấn Độ sẽ là bước tiếp theo mà quốc gia này hướng tới”.

Sản xuất tập trung vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Theo các nhà phân tích, thiết kế chip là lĩnh vực mà có thể giúp Ấn Độ gặt hái được thành công trong nguồn cung, trong khi khâu sản xuất lại là vấn đề lớn đối với quốc gia tỷ dân này.

TSMC của Đài Loan vẫn đang thống trị mảng chip dùng cho điện thoại thông minh. Đây là một trong số những dòng chip tiên tiến nhất hiện nay.

Chưa có bất kỳ nhà máy sản xuất chip bán dẫn nào được thành lập tại Ấn Độ. Thế nhưng, chính phủ nước nay đã tìm giải pháp thu hút đầu tư của các hãng chip quốc tế. Đáng chú ý có ISMC Digital đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip có giá trị 3 tỷ USD tại Ấn Độ, trong khi Tower Semiconductor, một công ty chất bán dẫn của Israel sẽ trở thành đối tác công nghệ ở dự án 3 tỷ USD.

Mặt khác, Công ty khai khoáng Vedanta của Ấn Độ và công ty chuyên lắp ráp iPhone cho Apple cũng đã hợp tác với nhau để xây dựng một cơ sở sản xuất chip trị giá 19,5 tỷ USD ở quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ tham vọng trở thành cường quốc về chip, đối đầu với 2 ông lớn của thế giới - ảnh 3

Mặc dù các dự án trên sẽ là những cơ sở sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại quốc gia tỷ dân, tuy nhiên Ấn Độ chắc chắn sẽ tìm cách để thu hút những ông lớn đến đầu tư như Intel và TSMC.

Ông Kotasthane cho biết: “Các dòng chip thế hệ cũ cũng quan trọng không kém. Nhu cầu đối với những sản phẩm này cũng không biến mất nhanh chóng. Trong tương lai, các ứng dụng như radio 5G và xe điện sẽ vẫn cần tới những sản phẩm này. Đa phần các ứng dụng quốc phòng hiện cũng đang dùng các dòng chip đó”.

Theo nhận định của ông Kotasthane, nhiều nước đang thu hút đầu tư vào cơ sở đúc chip tiên tiến nhất bằng việc đưa ra những gói ưu đãi lớn hơn. Do đó, Ấn Độ có thể sẽ phải giảm bớt mục tiêu tham vọng của họ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước