meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

6 tháng cuối năm 2022, xu hướng giảm giá dầu cọ hỗ trợ biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn

Thứ tư, 27/07/2022-11:07
Trong bối cảnh giá dầu cọ thô giảm và đặc biệt là giá CPO của Indonesia và Malaysia, VDSC cho rằng các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn tại thị trường Việt Nam như Công ty Dầu thực vật Tường An (AC) hoặc VOcarimex (VOC) sẽ có được cơ hội mua dầu cọ thô với mức giá thấp hơn so với mức nửa đầu năm 2022.

Theo ghi nhận, kết phiên ngày 20/6, cổ phiếu của KDC của Tập đoàn Kido đã giảm nhẹ 0,16% xuống mức 62.900 đồng/ cổ phiếu tương ứng đã điều chỉnh nhẹ gần 4% so với mức đỉnh 65.400 đồng vừa được thiết lập hồi đầu tháng 5. Khi xét từ hồi đầu năm 2022 đến hiện tại, cổ phiếu KDC đã gây ấn tượng với mức tăng gần 18% bất chấp thị trường liên tục trồi sụt. Trong khi đó, một cổ phiếu cùng ngành sản xuất dầu ăn khác là VOC của Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) lại theo xu hướng ngược lại với việc thị giá đã giảm đến 49% sau gần nửa năm giao dịch, chốt phiên ngày 20/6 tại 15.600 đồng/cổ phiếu. Còn một gương mặt khá quen thuộc khác chính là Dầu thực vật Tường An thì đã vừa hủy niêm yết cổ phiếu TAC kể từ thời điểm tháng 5 vừa qua do công ty đã hủy tư cách công ty đại chúng.


Kết phiên ngày 20/6, cổ phiếu của KDC của Tập đoàn Kido đã giảm nhẹ 0,16% xuống mức 62.900 đồng/ cổ phiếu tương ứng đã điều chỉnh nhẹ gần 4% so với mức đỉnh 65.400 đồng vừa được thiết lập hồi đầu tháng 5
Kết phiên ngày 20/6, cổ phiếu của KDC của Tập đoàn Kido đã giảm nhẹ 0,16% xuống mức 62.900 đồng/ cổ phiếu tương ứng đã điều chỉnh nhẹ gần 4% so với mức đỉnh 65.400 đồng vừa được thiết lập hồi đầu tháng 5

Và trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán Rồng Việt (VÁC) đã trích nghiên cứu từ CGS CIMB cho biết, giá dầu cọ thô (CPO) dự kiến sẽ có xu hướng giảm trong nửa cuối năm 2022 do nguồn cung dầu cọ thế giới đã được cải thiện. Đáng chú ý, dòng chảy thương mại dầu cọ có thể quay trở lại Indonesia - nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới từ thời điểm tháng 6/2022 khi chính phủ Indonesia cấp 383 giấy phép xuất khẩu để vận chuyển 460.647 tấn dầu cọ đồng thời cũng đưa ra chương trình tăng tốc xuất khẩu tối đa đối với dầu cọ thô xuống còn 488 USD/tấn từ 575 USD/tấn nhằm mục đích thúc đẩy việc xuất khẩu các lô hàng. Thực tế cho thấy, giá CPO đã ghi nhận giảm từ đầu tháng 6 sau khi Indonesia nối lại xuất khẩu vào cuối tháng 5. Và vào ngày 17/6/2022, giá CPO là 5.454 MYR/tấn tương ứng giảm 10,8% so với tháng trước song vẫn tăng 59,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là thông tin khả quan đối với ngành sản xuất dầu ăn trước đó.


Nguồn ảnh: Trading View
Nguồn ảnh: Trading View

Những nhà sản xuất dầu ăn của Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng giảm dự kiến của giá dầu cọ thô

Hiện tại, hai nước cung cấp dầu cọ thô chính của Việt Nam là Indonesia và Malaysia - chiếm từ 60,2% và 39,7% tổng giá trị nhập khẩu dầu cọ Việt Nam vào năm 2020. Và trong bối cảnh giá dầu cọ thô giảm, đặc biệt là giá CPO của Indonesia và Malaysia, VDSC cho rằng các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn của Việt Nam như Công ty Dầu thực vật Tường An (TAC) hoặc Vocarimex (mã chứng khoán: VOC) sẽ có được cơ hội mua dầu cọ thô với mức giá thấp hơn so với mức nửa đầu năm 2022. Cũng bởi thời gian lưu kho tốt nhất của dầu cọ thô trung bình là 9 tháng, chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng các nhà sản xuất dầu ăn Việt Nam sẽ thực hiện các đơn đặt hàng dầu cọ mới với mức giá thấp trong quý 3/2022. Cũng theo đánh giá của Kantar Worldpanel, dầu ăn hiện tại là mặt hàng ghi nhận mức lạm phát cao thứ hai với tỷ lệ lên đến 23,6% trong quý 1/2022. Ngoài ra, Tập đoàn Kido (KDC) đã thông báo nâng giá bán bình quân của sản phẩm dầu ăn lên khoảng 7 - 8% so với thời điểm đầu năm. Bên cạnh đó, trên nền tảng thương mại điện tử, giá bán dầu ăn Tường An cũng ghi nhận tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước. VDSC cũng nhận thấy rừng các sản phẩm dầu ăn đang là mặt hàng có thể hấp thụ phần lớn chi phí đầu vào tăng cao vào giá bán. Các sản phẩm dầu ăn cũng sẽ được giao dịch ở mức này trong một năm tới bởi vì giá bán dầu ăn chỉ mới tiếp tục điều chỉnh tăng trong tháng 3/2022. Cũng do chi phí nguyên liệu đầu vào giảm nhờ vào giá dầu cọ giảm, VDSC đã tin tưởng biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi kể từ nửa cuối năm 2022. 


Giá dầu cọ thô
Giá dầu cọ thô

Sau đại dịch COVID-19, xu hướng tiêu dùng hỗ trợ sự tăng trưởng của các nhà sản xuất dầu ăn tại Việt Nam

Kantar Worldpanel cho biết, một trong những xu hướng tiêu dùng nổi bật của ngành dầu ăn trong năm 2021 tại thị trường Việt Nam chính là sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với mặt hàng dầu ăn cao cấp sau đại dịch COVID-19. Và trong số các doanh nghiệp đầu ngành theo đuổi chiến lược này có Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dầu và Chất béo Cái Lân (Calofic). Theo đó, giá sản phẩm dầu ăn cao cấp cao hơn so với giá sản phẩm tiêu chuẩn. Chính vì thế, đóng góp cao hơn từ nhóm này sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu của các nhà sản xuất dầu ăn đồng thời cũng hỗ trợ cho việc tăng trưởng lợi nhuận. Ví dụ như giá dầu ăn Tường An cao cấp cao hơn mức giá tiêu chuẩn khoảng 16%. 


Nguồn ảnh: Shopee, Chứng khoán Rồng Việt
Nguồn ảnh: Shopee, Chứng khoán Rồng Việt

Nguồn ảnh: Bloomberg, Chứng khoán Rồng Việt
Nguồn ảnh: Bloomberg, Chứng khoán Rồng Việt

Và bất chấp đại dịch COVID-19, sự tăng trưởng doanh số của các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong cả năm 2021 và quý 1/2022 đều ghi nhận những con số khả quan. Và ngoại trừ Vocarimex với các kênh khách hàng chính là các khu công nghiệp và trường học thì tăng trưởng doanh thu năm 2021 của Công ty mẹ của các nhà sản xuất dầu ăn hàng đầu tại thị trường Việt Nam là TAC và KDC lần lượt tăng 20% và 26% so với thực hiện của năm 2020, trong khi đó kết quả của quý 1/2022 tương ứng mức tăng 7% và +24% so với quý 1/2021. 

Còn về lợi nhuận, do CPO chính thức vượt qua mức đỉnh của giai đoạn năm 2012 - 2019 kể từ tháng 12/2020 đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất dầu ăn đã ghi nhận giảm mạnh kể từ quý 2/2021. Cùng với xu hướng CPO, VDSC cũng kỹ vọng lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2022 của các công ty này sẽ có sự phục hồi tốt.

Nếu như xét về các doanh nghiệp cụ thể trong mảng sản xuất dầu ăn thì hiện tại Tập đoàn Kido (KDC) là công ty duy nhất có vị thế công ty mẹ của ba nhà sản xuất dầu ăn hàng đầu Việt Nam bao gồm TAC, VOC và Kido Nhà Bè. Bên cạnh đó, KDC cũng nắm giữ cổ phần tại các công ty sản xuất đầu ngành khác bao gồm Calofic và Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tân Bình. Chính vì thế, VDSC tin rằng KDc sẽ hưởng lợi từ giá trị doanh số của dầu ăn đang tăng lên. Cũng theo kế hoạch của KDC, công ty cũng sẽ nâng tổng công suất thiết kế sản xuất mảng dầu ăn trong những năm tới nhằm gia tăng thị phần để từ đó hướng đến vị trí có thị phần lớn nhất. Đặc biệt, Kido có kế hoạch thâm nhập vào thị trường miền Bắc dựa trên vị trí thuận lợi của nhà máy dầu Vinh tại tỉnh Nghệ An. Trong năm 2021, về mặt hàng bán lẻ dầu ăn thì KDC chiếm 19,3% tổng thị phần (không tính sản phẩm của Vocarimex) đứng ở vị trí lớn thứ hai chỉ sau Calofic (47,6%). KDC cũng đặt mục tiêu đạt 45% tổng thị phần trong dài hạn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước