Bán khách sạn - nhà nghỉ giá rẻ (11/2024)

Hiện có  76  bất động sản.

Thị trường bất động sản đã trải qua một thời kì hết sức khó khăn khi xảy ra dịch bệnh, trong đó phân khúc mua bán khách sạn nhà nghỉ chịu thiệt hại nặng nề nhất đến thời điểm hiện tại khi phải rao bán hàng loạt.

Tình hình mua bán khách sạn, nhà nghỉ toàn quốc 

Đầu năm 2023 tình hình du lịch tại Việt Nam đã khả quan hơn khi dịch bệnh được hoàn toàn kiểm soát. Tuy nhiên, do kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và quan trọng là “dư địa” của hai năm dịch bệnh vẫn còn nên ngành bất động sản đã có nhiều xáo trộn.

Đến khoảng giữa năm 2023, trên thị trường cả nước có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ được rao bán, thậm chí các chủ sở hữu còn giảm giá mạnh nhưng vẫn không có người mua. Thời điểm này nhà đầu tư rất cẩn trọng và không muốn bỏ ra số tiền lớn để mua bán nhà nghỉ, khách sạn vì họ chưa nhìn thấy tiềm năng trở lại. 

Một yếu tố nữa khiến cho các nhà đầu tư phải rao bán tài sản là vì đã không còn đủ lực để gồng gánh những tổn thất trong thời điểm xảy ra đại dịch. Do đó, họ phải tìm cách để giải quyết những khó khăn trước mắt để tránh tình trạng phải gồng lỗ.

Những ưu, nhược điểm của mua bán khách sạn, nhà nghỉ

Ưu điểm

- Khi thực hiện mua bán khách sạn, nhà nghỉ người mua có sự lựa chọn thoải mái để tìm ra loại khách sạn, nhà nghỉ nào phù hợp với tài chính và nhu cầu. Đa phần những bất động sản này đã được trang bị đầu đủ các thiết bị nên người mua sẽ không cần phải mất công mua bán quá nhiều. 

- Thông thường khách sạn, nhà nghỉ đã có một lượng khách sẵn nên khi mua lại thì nhà đầu tư sẽ không phải mất công quảng cáo, tìm kiếm khách hàng.

- Nếu mua lại khách sạn, nhà nghỉ để kinh doanh thì sẽ chủ đầu tư sẽ thu về được một khoản tiền ổn định hàng tháng.

- Người mua có thể tự do và thoải mái thực hiện những kế hoạch, dự định và sửa sang khách sạn theo ý thích của họ. 

Nhược điểm

- Mua bán khách sạn sẽ gặp khá nhiều rủi ro nhất là vào thời điểm xảy ra dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường du lịch.

- Kinh doanh khách sạn sẽ phụ thuộc vào mùa du lịch nên chủ đầu tư sẽ phải tính bài toán vào những tháng thấp điểm cần làm gì để không bị lỗ. 

- Chi phí để mua lại sản phẩm bất động sản là khách sạn, nhà nghỉ khá cao nên thông thường sẽ dành cho những chủ đầu tư có đủ tiềm lực kinh tế.

- Sau khi mua bán khách sạn thì chủ sở hữu sẽ phải thuê người để trông giữ tài sản, thường xuyên bảo trì để tránh hao hụt, mất mát.

Lưu ý khi mua bán khách sạn, nhà nghỉ

Khi thực hiện mua bán những bất động sản có giá trị lớn như khách sạn, nhà nghỉ thì cần phải chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:

Khảo sát giá bán khách sạn, nhà nghỉ

Thời điểm xảy ra dịch bệnh giá bán khách sạn, nhà nghỉ đã giảm giá mạnh nhưng đến thời điểm hiện tại khi thị trường bất động sản phục hồi thì giá bán đã tăng nhưng chưa đáng kể. Do đó, cần phải khảo sát giá bán nhà đất ở các khu vực xung quanh, đánh giá diện tích, cơ sở vật chất. Đồng thời cần phải xem khách sạn, nhà nghỉ đó mới xây hay đã xây từ lâu và thuộc phân khúc mấy sao. 

Kiểm tra chất lượng khách sạn, nhà nghỉ

Khi thực hiện mua bán khách sạn, nhà nghỉ thì nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn nên cần phải kiểm tra kĩ lưỡng chất lượng để đảm bảo có thể vận hành khách sạn theo cách tốt nhất. Nếu như để phục vụ cho mục đích kinh doanh thì sẽ có thêm những yêu cầu kiểm tra phòng cháy chữa cháy, thanh thoát hiểm… 

Kiểm tra thông tin pháp lý khách sạn, nhà nghỉ

Điều đầu tiên mà các nhà đầu tư cần phải kiểm tra chính là xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hay còn được gọi là sổ đỏ và sổ hồng. Đối với khách sạn, nhà nghỉ cần phải kiểm tra thêm giấy tờ nộp thuế hàng năm.

Thứ hai cần phải kiểm tra một số giấy tờ tùy thân của bên bán như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân để xác định xem họ có thật sự là chủ sở hữu chính chủ của khách sạn, nhà nghỉ không. Bởi lẽ những giao dịch với người không chính chủ thì đều không được công nhận và không có giá trị pháp lý. 

Thứ ba, bên mua cần kiểm tra tính pháp lý tại một số cơ quan có thẩm quyền để biết khách sạn, nhà nghỉ có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa không. Đồng thời, cần phải kiểm tra xem khách sạn, nhà nghỉ đó có đang bị thế chấp không để có những phương thức giải quyết hợp lý. 

Thứ tư, đối với các giao dịch mua bán khách sạn, nhà nghỉ theo quy định của pháp luật phải lập thành những văn bản có dấu công chứng, trừ trường hợp đặc biệt có quy định riêng. Vì thế, những hợp đồng mua bán viết tay không có dấu công chứng sẽ không được chấp thuận và ẩn chứa nhiều rủi ro đối với người mua. 

Trường hợp bên bán không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà vẫn tiến hành mua bán thì giao dịch đó không được pháp luật công nhận, người mua cũng không thể trở thành chủ sở hữu của khách sạn, nhà nghỉ đó, thậm chí mất trắng số tiền mà họ đã bỏ ra. 

Tìm hiểu các loại thuế phí 

Theo quy định về đất đai và các sắc thuế, phí, lệ phí thì khi tiến hành mua khách sạn, nhà nghỉ rồi sang tên sổ đỏ, cũng giống như việc sở hữu một tài sản bất động sản riêng có giá trị lớn nên người mua bắt buộc phải nộp một số khoản thuế phí như lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp sổ đỏ lần đầu (nếu có)

Về phía người bán sẽ phải chịu khoản thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện giao dịch mua bán. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận và thống nhất với nhau xem ai sẽ là người nộp tiền rồi thanh toán sau. Cách này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tránh thủ tục lằng nhằng, rắc rối không cần thiết.

Ký hợp đồng mua bán khách sạn, nhà nghỉ

Khi thực hiện việc mua bán khách sạn, nhà nghỉ thì cần phải lưu ý đến một số nội dung quan trọng bắt buộc phải có và chính xác tuyệt đối trong hợp đồng như: 

- Tên, địa chỉ của các bên tham gia giao dịch 

- Các thông tin về loại đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng khách sạn, nhà nghỉ, tài sản gắn liền với đất xây dựng tòa nhà đó (nếu có).

- Thời hạn sử dụng khách sạn, nhà nghỉ.

- Giá chuyển nhượng, bán hoặc bán lại bao gồm cả tài sản gắn liền với khách sạn, nhà nghỉ (nếu có).

- Phương thức và thời hạn thanh toán.

- Thời hạn bàn giao sản phẩm và hồ sơ kèm theo.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Hình phạt nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng. 

- Trường hợp chủ sở hữu bán hoặc nhượng lại quyền sử dụng khách sạn, nhà nghỉ chưa có sự đồng thuận  thì sẽ giải quyết ra sao.

- Giải quyết tranh chấp nếu xảy ra.

- Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và biện pháp xử lý.

Nếu độc giả có nhu cần muốn biết thêm các thông tin về hoạt động mua bán khách sạn nhà nghỉ trên cả nước hay một địa phương nào đó, mọi người có thể tham khảo thêm tại trang web BĐS Meeyland. Đây là trang chuyên cung cấp những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất về lĩnh vực bất động sản.

Khu vực phổ biến

Hiển thị thêm 58 loại