Xem video ngắn khiến thời gian trôi nhanh hơn
Theo VnExpress, tiến sĩ thần kinh Sanam Hafeez phân tích, do thói quen tiêu thụ quá đà (binge-watch) video ngắn tương tự như một “cuộc săn đuổi dopamine”. Mỗi khi xem được một video yêu thích, bộ não con người lại được “thưởng” thêm dopamine đem lại cảm giác hưng phấn. Cơ chế củng cố ngẫu nhiên (random reinforcement) sẽ làm gia tăng mức độ gây nghiện “không biết lúc nào lại bắt gặp nội dung mình thích khiến chúng ta lại càng xem thêm nhiều video hơn để tăng khả năng lặp lại dopamine".
YouTube bắt đầu cảm nhận "nỗi đau" Apple, TikTok gây ra cho Facebook
Nhiều tháng nay, các nhà đầu tư lo ngại về thế lực kép ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Facebook. Đó là tính năng mới về quyền riêng tư trên iPhone và sự trỗi dậy của TikTok. YouTube, một mạng xã hội khác chuyên về video của Alphabet, cũng đang “thấm” dần áp lực này.TikTok thống trị Internet nhờ văn hóa luân phiên lãnh đạo như thế nào?
Tiktok có tới 6 giám đốc điều hành khác nhau kể từ khi có mặt trên thế giới vào năm 2017 đến nay.TikTok xử lý nghiêm ngặt chiêu trò “lừa đảo” và những thông tin tiêu cực trên ứng dụng
TikTok cho biết, thuật toán của mạng xã hội này có thể giám sát và loại bỏ các nội dung về xâm hại tình dục trẻ em ngay từ khi những thông tin bắt đầu được tải lên.Những video ngắn cũng có nội dung hấp dẫn và dễ hiểu hơn, làm giảm khả năng tập trung của con người. Một nghiên cứu cho thấy, nếu nội dung không hấp dẫn với người dùng thì họ sẽ mất hứng thú trong vòng 8 giây. Theo nghiên cứu này, các video ngắn sẽ giúp người dùng duy trì cảm giác “thân mật ảo” với bạn bè, người thân mà không cần phải nói chuyện trực tiếp.
Anh Bình - Nhân viên truyền thông tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, tính chất công việc của anh là lên mạng xã hội để tìm hiểu về xu hướng. “Dạo gần đây, tôi hay bị cuốn vào những video ngắn trên mạng. Ban đầu cũng chỉ định xem nội dung đó là gì, nhưng cứ xem xong một video là lại đến một video khác cũng hấp dẫn, như vậy đã làm tốn khá nhiều thời gian của tôi”.
Qua lời kể của Bình, trước khi đi ngủ anh thường lướt mạng xã hội để cập nhật thông tin từ bạn bè. Tuy nhiên, sau khi thấy một video tự động phát thì dừng lại xem rồi anh lại mất nguyên đêm để chìm trong các nội dung ngắn đó.
Video ngắn là dịch vụ đã gây dựng nên tên tuổi của TikTok, trước khi phổ biến sang các trang mạng xã hội khác. Sau đó là sự ra đời của Reels trên Instagram, Facebook của Meta và Shorts của YouTube cũng chỉ có thời lượng giới hạn trong 60 giây. Tuy nhiên, rất nhiều người tham gia khảo sát cho biết họ mất nhiều tiếng đồng hồ để xem những video ngắn này.
Thanh Thủy - Một sinh viên tại Hà Nội chia sẻ, Thủy cùng bạn bè không chỉ xem mà đã xây dựng cho mình những video ngắn như vậy và chia sẻ với mọi người. Để tạo ra một video có nội dung và hình ảnh hấp dẫn, cô thường xem những nội dung ngắn trong lúc rảnh rỗi để học hỏi, tìm kiếm âm thanh tạo trends. “Rất khó để chỉ xem 1 video duy nhất. Có lần thấy một trào lưu trên TikTok, tôi sẽ xem hàng trăm video tương tự trên ứng dụng này rồi lại sang Reels để xem thêm” - Thủy nói. Thậm chí, có những lần cô chỉ xem các video trong vô thức chứ không nhớ nổi nội dung của chúng.
Tương tự như vậy, Tuấn Anh (35 tuổi) đã từng khẳng định video ngắn chỉ là loại “trào lưu của trẻ con” và sẽ không bị “nghiện”. “Tuy nhiên sau vài lần xem thử cho biết, thế mà đến nay tôi lại mất hơn một tiếng chỉ để xem mấy video này. Hầu hết các video không thể tua hay chuyển đoạn nên dù có mở đầu hay không tôi vẫn cố xem hết và khá tốn thời gian” - Anh giải thích.
Việc các mạng xã hội đang cạnh tranh khốc liệt cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy người dùng dành nhiều thời gian hơn để xem các video ngắn. Chẳng hạn trên Facebook, sau khoảng vài ba bài đăng lại có một video ngắn được đề xuất. Video này sẽ xuất hiện với kích thước lớn trên màn hình và “dụ dỗ” người dùng vào xem. Còn Instagram đã thay đổi giao diện khi đưa nút Reels vào giữa, thay thế vị trí đăng ảnh, điều này cho thấy họ ưu tiên hiển thị Reels khi người dùng lướt ứng dụng.
Báo cáo kết quả kinh doanh trong quý I/2022 được công bố hồi tháng 4, Meta cho biết tính năng Reels đã chiếm hơn 20% thời gian của người dùng Instagram. Các loại hình khác như Reel, Watch cũng chiếm tới 50% thời gian của người sử dụng Facebook. Đối với YouTube, Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho biết tính năng Shorts đã mang về 30 tỷ lượt xem mỗi ngày, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Còn TikTok tuy chưa tiết lộ về số lượt xem hàng ngày nhưng vào tháng 10/2021, mạng xã hội này cho biết họ đạt được 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Dẫn lời nhà nghiên cứu Philipp Lorenz-Spreen của Viện Phát triển Con người Max Planck trên trang Bridge Chronicle: “Nội dung đang ngày càng tăng về lượng, khiến người dùng mất dần sự chú ý, thôi thúc họ chuyển sang một nội dung mới mẻ hơn". "Các nền tảng đã tạo ra định dạng phù hợp với khung thời gian này. Ví dụ trên Reels, bạn có thể cuộn xem hàng triệu video có độ dài 10 - 15 giây một cách dễ dàng".
Với cách làm này, các video ngắn trên mạng xã hội sẽ lôi kéo được sự chú ý của người dùng và khiến họ kỳ vọng vào những nội dung mới ở các video phía sau, từ đó thực hiện thao tác cuộn liên tục. Trong khi đó, những nền tảng này đã tận dụng đặc tính này để khiến người dùng nghiện ứng dụng của mình.
Theo Tech Crunch, một trong những nguyên nhân khiến TikTok gây nghiện chính là thuật toán đề xuất. Bên cạnh đó, CEO Mark Zuckerberg của Meta trước đây đã khẳng định những nội dung trên mạng xã hội của mình bao gồm cả Reels đã được đề xuất bởi hệ thống AL mạnh mẽ. Vì vậy giúp tăng thời lượng xem video ngắn của người dùng.
Tuy nhiên, vấn đề phổ biến và quá nghiện video ngắn sẽ mang đến nhiều hệ lụy khó lường. Một nghiên cứu của Bridge Chronicle chỉ ra rằng, sử dụng các nền tảng video ngắn sẽ khiến người dùng ngày càng giảm sự chú ý vào một nội dung nào đó. Hơn nữa, thói quen này không hề tốt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và làm tốn thời gian của người dùng.
Chẳng hạn đối với trường hợp của Tuấn Anh, qua kết quả thống kê thời gian sử dụng trên địa thoại cho thấy anh đã mất hàng chục giờ đồng hồ mỗi tuần để sử dụng những app này. Anh nói: "Tôi có thể sẽ phải cài giới hạn thời gian cho những ứng dụng này, thậm chí xóa app"
Giáo sư Nir Eyal tại Đại học Stanford, tác giả cuốn Hooked: How to Build Habit-Forming Products đã trả lời về tính gây nghiện của ứng dụng Instagram: “Tôi nghĩ nguồn cơn đến từ cảm xúc nội tại, chúng ta đang tìm cách giải tỏa khỏi những nỗi phiền muộn, như cô đơn, chán nản, căng thẳng”.
Thực tế là, trong cuộc sống đầy rẫy những áp lực, nhất là với thời điểm dịch bệnh, hạn chế di chuyển và tiếp xúc thì việc tìm tới một thú vui để giải tỏa căng thẳng là điều rất tốt. Tuy nhiên, nếu việc binge-watch là một cơ chế để đối phó với sức ép, căng thẳng, ép bản thân từ bỏ mạng xã hội một cách cứng nhắc thì không hẳn là sự tối ưu.
Vì vậy, bạn nên tìm đến những giải pháp ứng phó phù hợp, lành mạnh hơn như chia sẻ với người thân và duy trì các hoạt động thể chất hữu ích. Các bài tập thực hành sẽ giúp ổn định cảm xúc và cân bằng tinh thần cũng như khiến thời gian rảnh trôi qua giàu ý nghĩa hơn.
Guillaume Chaslot - Nhà sáng lập của Algo Transparency, tổ chức nghiên cứu thuật toán của các mạng xã hội và hệ quả tiêu cực của nó với người dùng, đặc biệt là trẻ em, cho rằng: "Hệ thống của TikTok thể hiện rằng thời gian xem video là cốt lõi. Thuật toán sẽ khiến người dùng trở nên nghiện ngập, thay vì thực sự đưa ra thứ họ muốn".
Chaslot nhận xét: "Tôi nghĩ ý tưởng để thuật toán của TikTok gây xáo trộn cuộc sống con trẻ là khá điên rồ". "Với mỗi video được xem, TikTok sẽ thu được một mảnh thông tin. Sau vài giờ, thuật toán sẽ biến gu âm nhạc của một đứa trẻ, gu thẩm mỹ của nó, thậm chí là tâm trạng, khả năng dính líu đến tệ nạn và nhiều thông tin nhạy cảm hơn. Càng biết nhiều, rủi ro các thông tin ấy được dùng để chống lại đứa trẻ sẽ càng cao. Và hơn thế nữa, các thông tin thu được có thể khiến đứa trẻ ngày càng 'nghiện' sử dụng TikTok hơn".