Xăng tăng quá cao, hàng loạt nhà xe đề xuất xin điều chỉnh giá vé
BÀI LIÊN QUAN
Giá xăng ngày mai sẽ tiếp tục tăng?Ngoài kit test và giá xăng, một mặt hàng đang tăng giá chóng mặtGiá xăng tại Việt Nam so với nước có giá xăng rẻ nhất thế giới khác nhau như thế nào?Xăng tăng liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải. 11 doanh nghiệp vận tải hành khách tại bến xe miền Đông (thành phố Hồ Chí Minh) đã phải thực hiện kê khai và xin điều chỉnh giá vé tăng lên 20% so với trước kia.
Ông Nguyễn Lâm Hải, Trưởng phòng Kế hoạch vận tải, Công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông chia sẻ, từ thời điểm sau Tết Nguyên đán nay, đơn vị này đã nhận được văn bản kê khai xin điều chỉnh giá cước của 11 doanh nghiệp vận tải đang hoạt động ở bến.
Theo đánh giá của ông Hải, nhiên liệu chiếm tới 25 - 30% trong cơ cấu giá thành vận tải. Vì vậy việc mức giá nhiên liệu xăng dầu liên tục điều chỉnh tăng trong những ngày gần đây đã gây nên nhiều khó khăn, áp lực cho doanh nghiệp.
Tính từ đầu năm 2022 đến thời điểm ngày 1/3, giá xăng dầu đã điều chỉnh tăng khoảng 6%. Bên cạnh yếu tố giá xăng tăng thì do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu đi lại, du lịch của người dân cũng chưa thể hồi phục hoàn toàn như thời điểm trước dịch. Theo khảo sát, số lượng khách tham gia các loại hình vận tải chỉ còn khoảng 40-50% so với cùng kỳ các năm trước.
Doanh thu đến từ hoạt động vận tải giảm mạnh do không có nhiều khách hàng; chi phí nhiên liệu xăng dầu tăng cao. Đây là những nguyên nhân khiến cho hàng loạt các đơn vụ vận tải bắt buộc tìm đến phương án điều chỉnh tăng giá. Động thái này là “cực chẳng đã” bởi khi tăng giá vé thì số lượng hàng khách đã ít sẽ càng ít hơn do họ sẽ phải cân nhắc, suy nghĩ nhiều về việc có nên sử dụng dịch vụ hay không.
Khi các tỉnh, thành phố mở cửa hoạt động giao thương trở lại, ngành du lịch làm việc bình thường sau dịch Covid, các doanh nghiệp vận tải vốn đã không tăng giá để thu hút khách hàng nhưng hiện tại do giá nhiên liệu tăng quá cao nên họ buộc phải tăng giá vé để cân đối thu chi, tránh tình trạng lỗ quá sâu. Riêng tại bến xe miền Đông, đã có 11 doanh nghiệp xin điều chỉnh tăng giá vé khoảng 20% so với trước đây.
Trước đó, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Hành khách liên tỉnh và Du lịch TP.HCM nhận định có nhiều đơn vị vận tải đã chuẩn bị lên phương án tăng giá vé xe trong thời gian tới đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không tăng giá quá cao ngay lập tức mà sẽ thiết lập lộ trình tăng giá ở mức vừa phải nhằm “níu giữ” khách hàng đồng thời quan sát thị trường, đưa ra mức giá mới có tính cạnh tranh.
Theo đại diện của Bến xe miền Đông chia sẻ, dựa trên quy định liên quan đến kê khai giá vé vận tải hành khách, đơn vị sẽ gửi văn bản đề xuất đến cơ quan quản lý là các Sở Giao thông Vận tải tại các tỉnh, thành phố. Sở sẽ nghiên cứu và xem xét mức giá được đề xuất. Sau khi bảng giá kê khai được chấp thuận thì tại bến xe miền Đông sẽ chấp nhận cho các doanh nghiệp vận tải được bán vé với mức giá đó.
Hiện nay tại bến xe miền Đông có 140/153 đơn vị vận tải đã quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên, số lượng khách bình quân chỉ đạt trên dưới 7000 khách/ngày, con số này chỉ đạt khoảng 42% so với thời điểm đầu năm 2021, so với thời điểm trước dịch bùng phát là 32%.
Việc tăng giá vé của các doanh nghiệp tuy điều không mong muốn nhưng chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tới số lượng khách tham gia hoạt động vận tải của doanh nghiệp trong thời gian tới. Với tình hình dịch bệnh có chiều hướng diễn biến ngày một phức tạp thì số lượng khách di chuyển bằng xe khách có thể vẫn sẽ duy trì như hiện tại trong thời gian dài và khó tăng thêm.