World Bank dự báo năng lượng, lương thực sẽ tăng giá mạnh trên toàn cầu
Theo VnExpress, Tổ chức Ngân hàng thế giới cho biết cú sốc căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân đẩy giá nhiên liệu và lương thực toàn cầu tăng lên. Mâu thuẫn giữa 2 quốc gia cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trong những năm tới vì cách thức giao dịch, sản xuất và tiêu dùng toàn cầu thay đổi.
World Bank đã dự báo trong báo cáo mới nhất rằng giá năng lượng năm 2022 tăng 50,5% sau khi tăng gần gấp đôi năm ngoái. Dự kiến, giá hàng hóa giảm 12,4% năm 2023. Còn lương thực, giá có thể tăng 22,9% trong năm nay và giảm 10,4% vào năm sau. Năm 2021 chứng kiến giá thực phẩm toàn cầu tăng tới 31%.
Trong 2 năm qua, giá năng lượng đã có mức leo thang cao nhất kể từ những năm 1970. Đáng chú ý các mặt hàng như dầu ăn, lúa mì (Nga và Ukraine là những nhà cung cấp lớn) cũng có mức tăng lớn nhất từ năm 2008.
Theo Giám đốc Nhóm Triển vọng của World Bank - Ông Ayhan Kose, giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đang đẩy những thiệt hại đến với con người và kinh tế. Ông nói: “Điều đó sẽ làm đình trệ tiến độ giảm nghèo và khiến áp lực lạm phát vốn đã gia tăng toàn cầu thêm trầm trọng hơn”.
Trên thực tế, trước khi có xung đột Nga và Ukraine thì giá cả cũng đã tăng cao. Sau Covid 19, nhu cầu tiêu dùng đã quay trở lại trong khi chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do gián đoạn và đầu tư sụt giảm.
Vì giá năng lượng và lương thực bị tác động bởi mâu thuẫn Nga Ukraine, nên IMF tuần trước đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm sau. Cụ thể, dự báo cho rằng GDP toàn cầu sẽ đạt 3,6% trong năm nay, giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1. Còn năm sau, triển vọng tăng trưởng cũng bị cắt giảm 0,2 điểm phần trăm, còn 3,6%.
Lạm phát tại nhiều quốc gia đang bị đẩy lên cao do giá cả của 2 mặt hàng này tăng mạnh. CPI của Mỹ đạt 8,5%, đây là mức cao nhất trong 40 năm qua. Vào tháng 3, lạm phát của khu vực đồng euro hàng năm đã lên mức kỷ lục là 7,5%.
Đối với các nước đang phát triển, việc giá lương thực và năng lượng leo thang còn khiến tình trạng khó khăn nghiêm trọng hơn. Nhiều chính phủ chịu núi nợ, trong khi người dân thì đổ xô đi biểu tình.
Theo Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva, “Lạm phát tăng nhanh đang đe dọa nhiều quốc gia. Trước cơn bão giá, ngân sách của nhiều gia đình bình thường đang rơi vào tình trạng cạn kiệt”.
Giá cả nhiều mặt hàng có thể hạ nhiệt khi chuỗi cung ứng được cải thiện. Thế nhưng, cảnh báo của World Bank cho thấy giá cả vẫn có thể ở mức cao trong giai đoạn 2023-2024. Đó là do người dùng không có nhiều lựa chọn để thay thế. Chi phí sản xuất cùng nhiều mặt hàng khác có giá mới sẽ xảy ra nếu giá của một mặt hàng tăng.
Ngoài ra, nhiều quốc gia đã tìm cách giảm thuế và tăng khoản trợ cấp nhằm đối phó với giá thực phẩm và nhiên liệu kỷ lục. Thế nhưng, những chính sách này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và nhu cầu được duy trì thì giá cả sẽ tiếp tục tăng lên không ngừng.
Bởi vậy, theo World Bank, trong 1-2 năm tới, giá cả hàng hóa như lúa mì và dầu ăn có thể giảm nhưng dường như rất khó để quay về như mức giá trước đây.