meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Walmart đang gặp chuyện gì tại Trung Quốc đại lục?

Thứ ba, 14/06/2022-23:06
Walmart đang loay hoay tìm cách để có thể cạnh tranh với các nhà bán lẻ nội địa Trung Quốc trong bối cảnh ngày càng mất thị phần tại thị trường này.

Kể từ năm 1986 khi khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thâm Quyến, Trung Quốc, Walmart vẫn đau đầu trong việc tìm ra công thức để có thể thành công tại quốc gia tỷ dân này.

Mặc dù chứng kiến mức tăng trưởng nhất định kể từ khi dấn thân vào thị trường Trung Quốc đại lục, nhưng thị phần của Walmart vẫn chậm hơn so với các nhà bán lẻ trong nước.

Ban đầu, mô hình đại siêu thị của Walmart được đặt nhiều kỳ vọng sẽ giúp nhà bán lẻ này thành công tại Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đang phải chật vật để có thể bắt kịp các nhà bán lẻ nội địa. Sở dĩ các nhà bán lẻ trong nước thành công vì họ dồn lực vào việc cung cấp sản phẩm địa phương cũng như áp dụng hình thức giao hàng tận nơi.

Gần đây, Walmart còn phải đối mặt với áp lực từ các nhà lập pháp của cả Mỹ và Trung Quốc khi mối quan hệ của hai quốc gia này đang ngày một căng thẳng.


Walmart có mức tăng trưởng ổn định nhưng vẫn thấp hơn các nhà bán lẻ nội địa tại Trung Quốc
Walmart có mức tăng trưởng ổn định nhưng vẫn thấp hơn các nhà bán lẻ nội địa tại Trung Quốc

Cách đây vài năm, Walmart đã cân nhắc bán một số hoạt động của công ty tại Trung Quốc nhằm giúp cải thiện mối quan hệ với các cơ quan chức năng tại quốc gia này. Hiện Walmart đang đổi mới chiến lược bán lẻ của mình tại đây.

Tình cảnh của Walmart là một ví dụ điển hình cho những khó khăn mà ngay cả tập đoàn lớn của phương Tây đang phải đối mặt khi kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp nội địa và quốc tế đang hoạt động tại Trung Quốc dường như đều gặp khó khăn do chính sách "Zero Covid-19" gây ra. Tháng 4 vừa qua, doanh số bán lẻ tại thị trường này đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do các biện pháp cách ly khiến khả năng tiếp cận của người dân đối với mặt hàng bị hạn chế.

Trong một cuộc gọi với các nhà phân tích vào giữa tháng 5, Giám đốc Điều hành Walmart Doug McMillon cho biết: “Biện pháp phòng dịch covid-19 tại Trung Quốc là khó khăn lớn nhất trên thị trường quốc tế mà chúng tôi phải đối mặt”.

Chuyên gia Kenneth Jarrett tại công ty tư vấn doanh nghiệp Albright Stonebridge Group và là nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho rằng đang xuất hiện nhiều rủi ro vì nhân tố chính trị ngày càng đóng vai trò lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.

Ông nói: “Những đổi mới trong chính sách hay quyết định được đưa ra nhưng không có cảnh báo trước”.

Trường hợp sản phẩm táo tàu - loại quả nổi tiếng tại khu tự trị Tân Cương là một minh chứng rõ ràng cho những khó khăn mà công ty quốc tế đang gặp phải tại quốc gia tỷ dân.

Do những vấn đề liên quan đến người lao động, Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đã đưa ra quyết định không cho phép các công ty nước này nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương.


 
 

Tại các cửa hàng của mình ở Trung Quốc, Walmart đã không bày bán táo tàu và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ Tân Cương. Thêm vào đó, tập đoàn này cũng bác bỏ những thông tin có liên quan đến Tân Cương trên sản phẩm của mình. Quy định này đã ngay lập tức tạo nên một làn sóng dư luận phản đối dữ dội truyền mạng xã hội của Trung Quốc.

Và rồi khi Walmart phải nhận càng nhiều chỉ trích, chính quyền địa phương tại Trung Quốc bắt đầu nêu ra những vi phạm trong quá khứ của tập đoàn này.

Báo Chí Trung Quốc đã nói về việc lỗ hổng an ninh mạng hay khoản tiền bị phạt 50.000 USD do bán thịt bò kém chất lượng của tập đoàn này.

Walmart đã chọn cách giữ im lặng trước làn sóng chỉ trích gay gắt này và không đưa ra quyết định của mình đối với các sản phẩm từ khu vực Tân Cương.

Mặc dù chỉ giữ một phần nhỏ doanh thu của tập đoàn nhưng Walmart có tham vọng mở rộng kinh doanh bán lẻ tại thị trường Trung Quốc. Họ đã rút khỏi nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như Nhật Bản, Anh hay Brazil, tuy nhiên vẫn tiếp tục duy trì trạng thái tại Trung Quốc Đại Lục.

Lý giải cho quyết định này, đó là việc nhiều cơ sở sản xuất và nhà cung cấp cho Walmart đều có tại Trung Quốc. Họ sẽ vận chuyển sản phẩm với giá rẻ tới cửa hàng của Tập đoàn Mỹ và trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Walmart cũng cho biết họ có thể nắm bắt được những xu hướng mới trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử khi duy trì cửa hàng tại Trung Quốc.

Sụt giảm thị phần

Vào thời điểm 25 năm về trước khi mới lấn sân vào thị trường Trung Quốc, Walmart đã áp dụng cách tiếp cận làm nên thương hiệu của hãng tại Mỹ như lấp đầy các sản phẩm giá rẻ từ những thương hiệu lớn hay mở nhiều siêu cửa hàng.

Anh Zhang Jiawei, 29 tuổi là một giám đốc bán hàng và marketing, kể lại rằng mình từng rất thích thú trong những lần đi tới siêu thị Walmart ở Thượng Hải vào dịp cuối tuần lúc còn nhỏ, chạy khắp các dãy hàng trong lúc mua sắm cùng ba mẹ.

Tuy nhiên, hiện tại anh thường tới siêu thị Freshippo của tập đoàn Alibaba khi cần mua đồ. Anh cho biết mình thích nơi này vì siêu thị luôn thay đổi các sản phẩm bày bán và cách bố trí cửa hàng. Ngoài ra, chính sách giao hàng tận nhà trong 30 phút cũng là lý do khác mà anh Zhang thích Freshippo.


 
 

Anh cho biết: “Mua hàng tại Walmart không còn tạo ra cảm giác thú vị nữa. Dường như họ rất ít bổ sung các sản phẩm mới và cũng không thay đổi cách trang trí cửa hàng”. 

Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho biết Walmart đang từ vị trí thứ 2 đã bị đẩy xuống vị trí thứ 4 trong danh sách tập đoàn vận hành các đại siêu thị tại Trung Quốc ở giai đoạn 2011 đến 2021.

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, trung bình mỗi năm, doanh số bán hàng của các đại siêu thị ở Trung Quốc giảm 3%, theo báo cáo của 2 công ty nghiên cứu khách hàng Bain & Co và Kantar Worldpanel. Doanh số bán hàng thông qua thương mại điện tử ở quốc gia này đã tăng lũy kế ở mức 32% một năm trong cùng khoảng thời gian đó.

Bà Han Su, một nhà phân tích hành vi người tiêu dùng của Euromonitor đang làm việc tại Thượng Hải cho biết: “Mô hình kinh doanh của tập đoàn Walmart không phải thứ mà người dùng Trung Quốc muốn". Bà cho rằng người dùng Trung Quốc thích mua sắm trên sàn thương mại điện tử hơn vì nơi này tỷ lệ sở hữu xe còn thấp.

Trong những tháng gần đây, doanh số bán hàng của Walmart tại Trung Quốc đã tăng trưởng nhờ đẩy mạnh nhu cầu tích trữ sản phẩm của người dân trong thời gian cách ly. Thế nhưng, những lợi nhuận đó vẫn không có sự tăng trưởng ổn định.

Doanh thu của Walmart trong quý 1 chỉ tăng 4,4% thấp hơn mục tiêu ban đầu của nhà bán lẻ này vì ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch.

Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của Walmart tại Trung Quốc là cửa hàng Sam's Club. Nơi đây chuyên bán sỉ các sản phẩm cho các hội viên có trả phí của cửa hàng. Công ty đã tạo ra một thị trường ngách nhờ mô hình thẻ hội viên. Nhờ đó, khách hàng có thu nhập cao sẽ thường mua những sản phẩm đắt tiền.

Dẫu vậy, trong 7 quý vừa qua, Walmart vẫn chứng kiến sự sụt giảm số lượng khách hàng tại các đại siêu thị vì lợi nhuận từ các cửa hàng Sam's Club và hoạt động bán hàng online vẫn quá ít để có thể bù đắp được.

Trong năm ngoái, Walmart đã đóng cửa 40 trên tổng số 400 siêu thị của họ tại Trung Quốc vì muốn thay đổi cách tiếp cận.
Giám đốc Kinh doanh Quốc tế của Walmart Judith McKenna đã gặp các nhà đầu tư và chia sẻ rằng tập đoàn phải xem xét lại vai trò của đại siêu thị trong những năm tới tại Trung Quốc. Bà McKenna tuyên bố: “chúng ta cần thay đổi và làm mới bản thân”.


 
 

Hiện có 36 của hàng Sam's Club của tập đoàn tại Trung Quốc và họ định mở thêm trong năm nay. Với mô hình hoạt động của các cửa hàng ngày, phí hội viên là nguồn doanh thu chính. Tuy nhiên, mô hình cửa hàng này thường có lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn so với các đại siêu thị của tập đoàn.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Walmart tại Trung Quốc trong 13 quý vừa qua đã chậm lại. Nguyên nhân có thể do doanh thu từ các cửa hàng Sam’s Club và mảng kinh doanh điện tử ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong lợi nhuận.

Walmart đã quyết định không xây dựng một nền tảng thương mại điện tử của riêng mình vào năm 2016. Họ đã mua cổ phần của một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc - JD Inc để có thể kinh doanh online.

Số liệu năm 2021 của Euromonitor cho thấy Walmart đang nắm giữ 10,3% thị phần của thị trường bán lẻ trị giá 94 tỷ USD tại Trung Quốc. So với 5 năm trước đó, con số tăng 9,3%. Dẫu vậy, tập đoàn bán lẻ của Mỹ vẫn có giai đoạn tụt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách các nhà bán lẻ tại Trung Quốc.

Trong thời gian gần đây, họ đã cho mở thêm cửa hàng tại một số thành phố nhỏ hơn. Walmart cũng đã sử dụng hình thức giao hàng trong 1h  thông qua nền tảng JD.

Walmart cũng đang thử nghiệm với hình thức kho mini (dark store) nhằm đáp ứng nhu cầu giao hàng kịp thời.

Khó khăn chồng chất

Không những chịu những khó khăn từ sự nổi lên của các nhà bán lẻ nội địa Trung, Walmart còn đối mặt với sự kiểm soát chặt chẽ từ giới chức trách Trung Quốc.

Cụ thể, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra 400 cửa hàng với tần suất còn nhiều hơn cả 5.000 cửa hàng của Walmart tại Mỹ.

Những năm gần đây, Walmart đã cân nhắc việc tìm kiếm một nhà đầu tư là người dân tộc thiểu số tại Trung Quốc để có thể giảm thiểu rủi ro tại nơi này. Họ cũng xem xét bán một phần hoạt động kinh doanh của tập đoàn tại nước Trung Quốc cho đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp nhà nước từ hồi trước đại dịch bùng phát.

Hồi đầu năm 2020, Walmart đã bổ nhiệm bà Xiaojing Christina Zhu lên giữ vị trí Giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. Bà đã phải đối mặt với thách thức đầu tiên là tìm nhân sự mới vì đa số nhân viên người nước ngoài ở Walmart đều đã về nước do đại dịch.

Ông Jordan Berke, người từng phụ trách hoạt động bán lẻ điện tử của Walmart tại Trung Quốc cho biết Walmart có chiến lược duy trì hoạt động tại Trung Quốc trong một thời gian dài vì đã đầu tư tiền bạc và thời gian để tạo nên mối quan hệ với chính phủ nước này. Họ cũng muốn thử nghiệm những ý tưởng mới về sàn thương mại điện tử tại quốc gia tỷ dân.

Ông Berke nhận định: “Walmart phải có mặt ở thị trường Trung Quốc để nắm bắt được điều gì đang xảy ra. Trung Quốc là thị trường bán lẻ lớn nhất toàn cầu với sự tăng trưởng mạnh mẽ và Walmart cần tìm ra giải pháp để hưởng lợi từ sự tăng trưởng ấy”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước