meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vượt tuổi thơ cơ cực, vị tỷ phú 75 tuổi tay trắng làm nên đế chế công nghiệp với gia tài hơn 5 tỷ đô

Thứ ba, 07/06/2022-22:06
Không chỉ giúp ngành du lịch của làng Nam Sơn nổi lên giành được danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, Tống Tác Văn còn mở rộng phát triển nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Từ một cậu bé nghèo, dáng người thấp bé và chỉ học hết lớp 5, vị tỷ phú này đã trở thành thần tượng trong lòng hàng triệu người dân nơi ông sinh ra. 

Xuất thân nghèo khó, cơ cực

Tống Tác Văn sinh năm 1947 trong một gia đình nghèo khó ở làng Tiền Tống, thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi thơ sau đó, chưa bao giờ cậu bé Tống Văn Trác được ăn no mặc ấm. Những chiếc áo lông của ông đều vá chằng vá chịt. Không những thế, anh em trong nhà phải chia nhau chiếc áo vá để mặc. 

Năm 1954, cha mẹ đưa Tống Tác Văn vào thị trấn để học tiểu học. Ngôi trường cách nhà hơn chục cây số nên ngày nào ông cũng ở trường từ sáng cho tới tối mới về. Với đức tính chăm chỉ, cần cù, người đàn ông này luôn giành được vị trí cao nhất trong các kỳ thi mà trường tổ chức. 


Tháng 3/2022, doanh nhân Tống Tác Văn đứng thứ 582 trong “Hurun Global Rich List” với khối tài sản lên tới 5,3 tỷ USD
Tháng 3/2022, doanh nhân Tống Tác Văn đứng thứ 582 trong “Hurun Global Rich List” với khối tài sản lên tới 5,3 tỷ USD

Tuy nhiên, đến khi chuyển sang bậc trung học cơ sở, học phí nơi này đắt hơn rất nhiều nên ước mơ cắp sách đến trường của Tống Tác Văn đành phải khép lại sau 5 năm tiểu học. Kể từ đó, ông ở nhà không đi học nữa, ngày ngày phụ cha mẹ chăm lo mấy sào ruộng thưa ở làng. 

Vì cuộc sống cơ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm thế nên Tống Tác Văn năm 17 tuổi vẫn chưa cao đến 1m6. Thân hình thấp bé, còi cọc và đen đúa, ít ai có thể ngờ được cậu bé với vẻ ngoài yếu đuối như thế lại xây dựng được một sự nghiệp lừng lẫy trong tương lai. 

Từ đôi bàn tay trắng xây dựng nên đế chế tỷ đô

Tại ngôi làng Tiền Tống nhỏ bé, không chỉ riêng gia đình Tống Tác Văn mà hầu hết người dân đều trải qua cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhìn từ xa, ngôi làng không khác gì một khu ổ chuột. Cuộc sống thiếu thốn, tàn khốc càng khiến Tống Văn Trác quyết tâm phải giúp quê hương mình “đổi đời”.

Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào vài sào ruộng thì chẳng thể đủ ăn, đủ mặc chứ chưa nói gì đến việc làm giàu. Sau nhiều lần suy nghĩ tính toán, Tống Tác Văn quyết định đi xa để lập nghiệp. Theo ông, thế giới bên ngoài rộng lớn như thế chắc chắn sẽ có cơ hội để ông có thể kiếm tiền, làm giàu. Người đàn ông này cũng hạ quyết tâm rằng, nếu như tìm được công việc phù hợp, ông nhất định sẽ quay trở lại, giúp ngôi làng của mình trở nên giàu có như đã hứa. 

Năm 1978, Tống Tác Văn cùng với ý chí và hi vọng mãnh liệt đã vào Nam để lập nghiệp. Thế nhưng, với ngoại hình và trình độ học vấn của Tống Tác Văn thời điểm đó không được đánh giá cao, hầu hết các công trường và nhà máy đều lắc đầu từ chối ông. Công việc mãi chưa thấy, số tiền ít ỏi mang theo trong túi đã dần cạn khiến Tống Tác Văn cảm thấy chán nản. 

Trong thời điểm túng quẫn, bất ngờ có một ông lão chạy đến hỏi Tống Tác Văn có phải người vùng khác đang tìm việc làm hay không. Tống Tác Văn thật thà gật đầu và kể cho ông nghe về hoàn cảnh của mình. Ông lão tốt bụng đã đưa Tống Tác Văn về nhà ăn tối. Trong lúc trò chuyện, ông lão mách Tống Tác Văn rằng: “Này anh bạn trẻ, mỗi gia đình chúng tôi ở đây đều có một công việc kinh doanh bên lề riêng. Ví như nhà tôi chẳng hạn, bên cạnh trồng lúa, chúng tôi còn xây dựng trại cá để nuôi cá, sau đó vận chuyển ra thành phố bán và kiếm được khá nhiều tiền”.


Câu nói của ông lão khiến Tống Tác Văn như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Ảnh minh họa
Câu nói của ông lão khiến Tống Tác Văn như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Ảnh minh họa

Câu nói của ông lão khiến Tống Tác Văn như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Đây chẳng phải là lời mách nước giúp Tống Tác Văn giải quyết được vấn đề đã canh cánh bao nhiêu năm hay sao? Ngay lập tức, Tống Tác Văn cảm ơn ông lão rồi chào tạm biệt, vội vàng về quê để chia sẻ ý tưởng với mọi người. 

Thời gian đầu, chẳng mấy ai tin tưởng vào đề xuất của Tống Tác Văn. Đối với họ, chẳng ai dám liều lĩnh phiêu lưu cả. Họ thà canh giữ mấy sào ruộng cả ngày, đói ăn đói mặc một tí còn hơn là chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, tin tưởng vào bản thân mình, Tống Tác Văn đã triệu tập một vài dân làng muốn tập tành kinh doanh, cùng nhau thảo luận các bước tiến hành. 

Cũng trong thời điểm đó, Tống Tác Văn đã “nhắm” được hàng chục mẫu đất trồng bông cách đó không xa. Và thế là, trong đầu người đàn ông này hiện lên một quyết định vô cùng táo bạo: “Mọi người, chúng ta hãy cùng dệt bông thành vải và bán nó, nhất định sẽ kiếm được rất nhiều tiền”.

Ý kiến của ông được khá nhiều người tán đồng. Thế nhưng trong làng chẳng có ai am hiểu công nghệ dệt, máy dệt cũng không có thì biết làm ăn thế nào? Nhiều vấn đề được đặt ra, Tống Tác Văn phát hiện công việc kinh doanh cũng giống như khởi nghiệp, toàn bộ quá trình đều rất gian nan, khó khăn. 

Trời không phụ lòng người, cuối cùng Tống Tác Văn cũng tìm được giải pháp. Ông đã bán tất cả số cây trồng trên cánh đồng, được gần 750 USD để làm vốn khởi nghiệp. Theo Tống Tác Văn, số tiền này sẽ được dùng để mua máy dệt và công nghệ dệt. Sau đó, đàn ông thì đến thị trấn mua một vài chiếc máy dệt, phụ nữ thì đi học kỹ thuật dệt từ các bậc thầy trong nhà máy. Không bao lâu sau, xưởng dệt làng Tiến Tống đã được thành lập và sớm đi vào quỹ đạo.

Đội sản xuất tổng cộng 56 dân làng do Tống Tác Văn lãnh đạo đều tích cực tham gia vào công việc kinh doanh dệt may. Quy mô xưởng dệt cũng ngày càng được mở rộng. Số tiền kiếm được ngày càng nhiều, Tống Tác Văn hướng dẫn mọi người đầu tư trang thiết bị, thành lập xưởng sản xuất sợi thủy tinh. Chỉ trong vài năm, cả 56 hộ dân làng theo Tống Tác Văn đều có cuộc sống sung túc, được sống trong những ngôi biệt thự nhỏ.

Đưa ngôi làng nghèo trở thành khu du lịch nổi tiếng

Khi kiếm được nhiều tiền, Tống Tác Văn cũng bắt đầu chú ý đến năng lực cá nhân của mình. Năm 1994, ông được bầu trở thành đại biểu Quốc hội nhân dân thành phố Yên Đài. Cũng từ đây, Tống Tác Văn bắt đầu theo học tại Đại học Cán bộ Sơn Đông, không lâu sau thì lấy được tấm bằng cao đẳng nghề kinh tế và quản lý, chính thức thoát khỏi trình độ học sinh tiểu học.


Đội sản xuất tổng cộng 56 dân làng do Tống Tác Văn lãnh đạo đều tích cực tham gia vào công việc kinh doanh dệt may. Quy mô xưởng dệt cũng ngày càng được mở rộng. Ảnh minh họa
Đội sản xuất tổng cộng 56 dân làng do Tống Tác Văn lãnh đạo đều tích cực tham gia vào công việc kinh doanh dệt may. Quy mô xưởng dệt cũng ngày càng được mở rộng. Ảnh minh họa

Thời điểm đó, tài sản cố định của làng Tiền Tống đã lên tới gần 90 triệu USD. Với tham vọng lớn, Tống Tác Văn quyết định sáp nhập một số làng xung quanh lại với nhau, huy động chủ trương làng giàu giúp đỡ làng nghèo cùng giàu lên. Không còn là vùng quê nghèo khó khăn như trước, Tống Tác Văn đã đổi tên làng Tiến Tống thành làng Nam Sơn, do ông làm bí thư đảng ủy.

Khi giữ chức bí thư chi bộ làng Nam Sơn không lâu, Tống Tác Văn lại phát hiện ra một cơ hội kinh doanh khác. Cụ thể, vào đầu năm 1997, ông bắt đầu xây dựng một khu phức hợp có phong cách hoài cổ cùng với một bảo tàng lịch sử thông qua việc tận dụng các nguồn tài nguyên lịch sử của làng Nam Sơn. Chưa dừng lại ở đó, Tống Tác Văn còn xây nhà hát, khách sạn vô cùng hiện đại. 

Một thời gian sau, ngành du lịch của làng Nam Sơn nổi lên như cồn, thậm chí còn giành được danh hiệu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Không chỉ dừng lại ở du lịch, Tống Tác Văn còn mở rộng phát triển nhiều lĩnh vực công nghiệp khác, bao gồm Giáo dục Nam Sơn, Công nghệ Nam Sơn và Sức khỏe Nam Sơn.

Ngôi làng Nam Sơn trở nên giàu có, thịnh vượng là nhờ sự nỗ lực, thông minh của Tống Tác Văn. Làm giàu cho quê hương đồng nghĩa với việc Tống Tác Văn cũng thu về cho mình nguồn thu nhập khổng lồ. Năm 2011, Tập đoàn Nam Sơn đã được chọn là một trong “500 Doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Trung Quốc”.

Mới đây nhất, ngày 28/1/2022, Trung tâm Công nghệ Doanh nghiệp Tập đoàn Nam Sơn được công nhận là Trung tâm Công nghệ Doanh nghiệp Quốc gia. Tháng 3/2022, doanh nhân Tống Tác Văn đứng thứ 582 trong “Hurun Global Rich List” với khối tài sản lên tới 5,3 tỷ USD. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước