meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam nâng tầm vị thế, đón cơ hội vươn mình trở thành “đại bản doanh” của các "ông lớn" công nghệ

Thứ ba, 20/02/2024-07:02
Ghi nhận, trong năm 2023, Việt Nam đang thể hiện rõ được những bước đi vững chắc cho mục tiêu đổi mới sáng tạo.

Sử dụng AI để chẩn đoán sâu bệnh

Có thể thấy, Việt Nam có gần 28 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có gần 4 triệu ha đất trồng lúa. Và sự ra đời của các ứng dụng công nghệ canh tác mang tính đổi mới sáng tạo được đánh giá là giải pháp thông minh với hiệu quả tạo ra bước đột phá về năng suất lẫn chất lượng của những loại nông sản.

Ứng dụng 2Nông được đưa vào sử dụng rộng rãi trong thời gian gần 6 năm nay. Đây chính là nơi mà các kiến thức nông nghiệp ở trên thế giới được lựa chọn để có thể phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam. Song song với đó là sử dụng công nghệ AI để cho hệ thống và chẩn đoán sâu bệnh, cảnh báo thời tiết, cá nhân hóa quy trình công tác đến từng người nông dân. Điều này cũng sẽ giúp cho người nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, sử dụng toàn thời gian ở trên diện tích hàng chục triệu ha nông nghiệp sẵn có của cả nước.


Sự ra đời của các ứng dụng công nghệ canh tác mang tính đổi mới sáng tạo được đánh giá là giải pháp thông minh với hiệu quả tạo ra bước đột phá về năng suất lẫn chất lượng của những loại nông sản. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)
Sự ra đời của các ứng dụng công nghệ canh tác mang tính đổi mới sáng tạo được đánh giá là giải pháp thông minh với hiệu quả tạo ra bước đột phá về năng suất lẫn chất lượng của những loại nông sản. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)

Theo anh Lê Trường Giang (huyện Chợ Mới - An Giang), với những kiến thức mà anh đã học hỏi được từ ứng dụng, trên diện tích gần 3 ha lúa thì gia đình của anh đã tiết kiệm được gần 6 triệu đồng tiền phân bón. Anh Giang nhấn mạnh: “Với chia sẻ kinh nghiệm canh tác nông nghiệp giúp ích cho mình tiết kiệm được tiền bạc và nâng cao được lợi nhuận thì người nông dân rất vui”.

Không chỉ trong nông nghiệp mà hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam cũng đang tiếp cận đến lĩnh vực mà trước đây chúng ta gần như chỉ có thể nhập khẩu.

Ghi nhận, với chi phí bằng 1/15 so với những thiết bị nhập khẩu, mô hình giả lập về các hệ thống điện tử trên một khoang lái máy bay đã được các thầy giáo cũng như kỹ sư người Việt Nam sáng tạo, thiết kế.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Huấn luyện Kỹ thuật và Bảo dưỡng tàu bay, Học viện Hàng không VietJet nói rằng: “Chúng tôi là những người Việt và chúng tôi hiểu trên thực tế thiếu những gì và cần những bù đắp. Chúng tôi sẽ truyền lửa được cho thế hệ tiếp theo sáng tạo cũng như làm ra những sản phẩm tốt hơn”.

Theo đó, trải qua nhiều năm nghiên cứu, ông Nguyễn Mạnh Hùng cùng với đội ngũ của mình luôn giữ quan điểm người Việt Nam thông minh, cần cù và chịu khó, người ta làm được thì mình cũng sẽ làm được. Hiện tại thì một số mô hình mô phỏng các thiết bị nhập khẩu đã được ông Hùng cùng các đồng nghiệp thiết kế, sáng tạo, đưa vào hoạt động huấn luyện kỹ thuật bảo dưỡng bay.

Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (IoIT), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng đánh giá: “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là đòn bẩy quan trọng để cho Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bắt kịp về công nghệ chính là cơ hội cho Việt Nam bởi vì đây là con đường phát triển duy nhất với Việt Nam, tạo ra dư địa mới cho tăng trưởng kinh tế, chuyển từ công nghệ thay thế sang công nghệ hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu - nghĩa là tạo ra giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc đổi mới sáng tạo”.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) trở thành “bà đỡ” cho đổi mới sáng tạo

Vào ngày 28/10/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khánh thành cơ sở mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - NIC Hoà Lạc rằng: "Chúng ta tin tưởng việc khánh thành cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc sẽ tạo ra không gian đổi mới sáng tạo mới cho đất nước. Thể hiện rõ nét tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới để phát triển, trở thành hình mẫu đổi mới sáng tạo cho đất nước".

Ghi nhận, tổng kinh phí xây dựng cơ sở mới của NIC Hòa Lạc là gần 1000 tỷ đồng, hoàn toàn không sử dụng ngân sách của Nhà nước. Và thay vào đó là huy động các nguồn tài trợ, đóng góp từ doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước dưới các hình thức đa dạng, thích hợp và thông qua xã hội hóa đầu tư.


Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) trở thành “bà đỡ” cho đổi mới sáng tạo. (Nguồn ảnh: VTV)
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) trở thành “bà đỡ” cho đổi mới sáng tạo. (Nguồn ảnh: VTV)

Lễ khánh thành NIC Hòa Lạc chính là sự kiện đánh dấu những thay đổi đáng kể trong công cuộc đổi mới sáng tạo của nước ta. Và việc khởi công cơ sở mới của NIC diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có nguy cơ tụt hậu về mức độ sẵn sàng công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như năng suất lao động so với một số nước ở Châu Á như là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Malaysia.

Đến nay, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ của Việt Nam (trong đó bao gồm cả khu vực Nhà nước và tư nhân) chỉ khoảng 0,44% GDP - đây là mức thấp so với mức bình quân của thế giới là 2,23%.

Với thiết kế hình cánh chim đại bàng cất cánh thì NIC Hòa Lạc sẽ tạo ra những điều kiện lý tưởng về hạ tầng, môi trường thể chế pháp luật và thử nghiệm chính sách. Và cũng để đón đại bàng ở trong lĩnh vực công nghệ để từ đó thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam phát triển, vươn tầm thế giới.

Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - ông Vũ Quốc Huy cho biết, NIC Hòa Lạc có diện tích sàn gần 20.000 m2, tọa lạc ở trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc, bao gồm hai khối nhà làm việc, một khối nhà trung tâm. Nơi đây sẽ tập trung cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, hội thảo, diễn đàn, tạo không gian nghiên cứu phát triển, thúc đẩy giao lưu kết nối và chuyển giao công nghệ”.

Việt Nam đã “dọn tổ” để đón “đại bàng” công nghệ

Ông Jensen Huang - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn nghìn tỷ đô NVIDIA nói trong chuyến làm việc tại Việt Nam vào tháng 12/2023 rằng: “Việt Nam đã chuẩn bị rất tốt và đây chính là thời cơ của các bạn”.

Ông Jensen Huang đánh giá cao tiềm năng lớn cũng như cơ hội của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn, AI và đặc biệt là nguồn nhân lực của Việt Nam ở trong lĩnh vực này. Cũng theo ông Jensen Huang, AI chính là làn sóng mới đã xuất hiện và có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay. Hiện tại đây chính là cơ hội phi thường cho Việt Nam.

Tỷ phú công nghệ phân tích: “Đây chính là thời điểm cực kỳ tuyệt vời cho Việt Nam và cả NVIDIA thiết lập quan hệ chiến lược, AI và chip - đây là 2 ngành mang tính sống còn cho sự phát triển thịnh vượng của các quốc gia. Việt Nam chính là đối tác của NVIDIA. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng hơn nữa mối quan hệ đối tác đã có sẵn với Việt Nam, đương nhiên sẽ đóng góp cho AI Việt Nam trong tương lai. Chúng tôi cũng cam kết để biến Việt Nam trở thành quê hương thứ hai, thành lập pháp nhân ở Việt Nam”.


Việt Nam đã “dọn tổ” để đón “đại bàng” công nghệ. (Nguồn ảnh: Dân trí)
Việt Nam đã “dọn tổ” để đón “đại bàng” công nghệ. (Nguồn ảnh: Dân trí)

Và không chỉ có NVIDIA, các ông lớn công nghệ khác như là Google, Apple, Qualcomm, SpaceX, Intel, Synopsys, Cadence hay SK, Foxconn, Samsung… cũng cho biết, họ thực sự quan tâm, mong muốn đầu tư lớn ở thị trường Việt Nam nhất là ở mảng bán dẫn.

Ở buổi gặp gỡ với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ở trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2023, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ thì CEO Apple Tim Cook có nhấn mạnh rằng, Việt Nam là quốc gia nằm trong chiến lược kinh doanh đặc biệt của Apple. Hiện nay, hãng cũng đang có một số sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam như là Macbook, Ipad, Apple Watch và thu hút hàng nghìn lao động tại chỗ.

CEO Tim Cook đánh giá, nền kinh tế số của Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ. Có nhiều hãng điện tử, công nghệ hàng đầu thế giới và Hoa Kỳ đã triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam với số lượng ngày càng lớn. Và Việt Nam sở hữu đội ngũ kỹ sư, nhân viên công nghệ trình độ cao.

Vào hồi tháng 9/2023, Synopsys - công ty bán dẫn toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và IP bán dẫn đã ký hợp tác với NIC để có thể phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) ở Việt Nam. Trong đó thì Synopsys sẽ hỗ trợ cho NIC thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip.

Phó Chủ tịch Tập đoàn Synopsys - ông Robert Li cho hay, trung tâm ươm tạo thiết kế vi mạch ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc bao gồm các công nghệ tiên tiến trong tạo mẫu cũng như mô phỏng để tối ưu hóa phần mềm, đồng bộ thiết kế hệ thống chip cùng với đào tạo lực lượng lao động thiết kế vi mạch chất lượng cao.

Không chỉ có các “ông lớn” ở nước ngoài mà các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam cũng đã sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi lớn toàn cầu với những công nghệ mới như sản xuất ra chip bán dẫn. Điển hình như FPT, thời gian qua công ty đã nhận được đơn đặt hàng 70 triệu con chip từ các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Chủ tịch Tập đoàn FPT - ông Trương Gia Bình nhận định: “Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới nói rằng, trong tương lai trên chiếc áo con người mặc có thể có số chip lớn hơn toàn bộ số chip bạn dùng trong cuộc đời mình. Và mọi vật sẽ đều trở thành thông minh, tất cả đều được gắn chip và vấn đề là năng lực sản xuất của chúng ta. Cho nên Chính phủ đã yêu cầu đầu tư trong thời gian sắp tới, 5 vạn kỹ sư về bán dẫn. Đây chính là lời giải để nắm bắt cơ hội cho Việt Nam khi mà chúng ta đang trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới. Đây là một hy vọng rất lớn cho đất nước và khoa học công nghệ chính là con đường ngắn nhất”.


hông chỉ có các “ông lớn” ở nước ngoài mà các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam cũng đã sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi lớn toàn cầu với những công nghệ mới như sản xuất ra chip bán dẫn. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)
hông chỉ có các “ông lớn” ở nước ngoài mà các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam cũng đã sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi lớn toàn cầu với những công nghệ mới như sản xuất ra chip bán dẫn. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)

Ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) nói rằng, chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Nếu như không làm chủ được bán dẫn thì chúng ta sẽ luôn đứng bên lề của công nghệ lõi.

Và cơ hội cho Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên ông Huy cũng nhấn mạnh thách thức cũng không hề nhỏ. Ông Huy cho rằng để có thể thu hút, hội tụ trí tuệ và tạo dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, Chính phủ cần có những biện pháp khơi thông dòng vốn đầu tư một cách mạnh mẽ hơn nữa từ khu vực công, khu vực tư nhân vào các startup.

Song song với đó là nghiên cứu các chính sách nhằm mục đích xây dựng sàn huy động vốn riêng cho các startup công nghệ, từ đó tạo nên khả năng huy động vốn cho các startup, tạo thanh khoản cho các nhà đầu tư mạo hiểm khi kết thúc thương vụ./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

Ứng dụng TMĐT giá rẻ Temu vượt mặt ChatGPT và TikTok, được tải nhiều nhất trên Apple Store năm 2024

TikTok "cầu cứu" Tòa án Tối cao Mỹ

Coi chừng đầu tư chứng khoán qua AI

ChatGPT bất ngờ sập trên toàn cầu, Elon Musk lại tranh thủ nói kháy "phòng máy bốc cháy"

Tesla lại bị kiện vì nói khống về tính an toàn của chế độ tự lái Autopilot

Nga: Đề xuất thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Google ra mắt chip điện toán lượng tử với tốc độ nhanh không tưởng

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

3 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

3 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

3 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

3 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

4 ngày trước