meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô - Kỳ vọng vành đai kết nối mọi vành đai

Thứ bảy, 21/05/2022-13:05
Giữa bối cảnh hạ tầng giao thông Thủ đô còn nhiều bất cập như hiện nay, người dân lại càng mong mỏi tuyến đường có ý nghĩa chiến lược này sớm được đầu tư xây dựng.

Mở rộng không gian phát triển Thủ đô

Dự án đường Vành đai 4, kết nối vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2011 với chiều dài toàn tuyến khoảng 98km, đi qua 14 huyện của 3 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Ngoài ra có hai tỉnh khác kết nối gần nhất, thuận tiện nhất với Vành đai 4 là Bắc Giang, theo hướng cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và Vĩnh Phúc theo hướng cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Năm 2022, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do TP Hà Nội lập đã xác định lại chiều dài toàn tuyến là 112,8km.


Dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội (dài khoảng 58,2km), Hưng Yên (dài khoảng 19,3km), Bắc Ninh (dài khoảng 25,6km) và tuyến nối khoảng 9,7km.
Dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội (dài khoảng 58,2km), Hưng Yên (dài khoảng 19,3km), Bắc Ninh (dài khoảng 25,6km) và tuyến nối khoảng 9,7km.

Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành nhận định: “Vành đai 4 là dự án chiến lược, mang đến động lực vô cùng mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế Bắc Bộ, Vùng Thủ đô nói chung và Hà Nội nói riêng”.

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai gồm: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5, kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đặc thù của Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại; có thể coi là “Vành đai kết nối mọi vành đai”, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Bên cạnh đó, Vành đai 4 còn giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 đã quá tải trầm trọng (gấp 8 lần thiết kế).

Thạc sĩ Phan Trường Thành cho rằng, không chỉ quá tải, Vành đai 3 còn đang đi xuyên tâm Hà Nội, khi gặp phải những tình huống đặc thù như giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19, tuyến đường này rất dễ lâm vào bế tắc, biến Hà Nội thành điểm nghẽn thông thương của cả vùng.

“Với Vành đai 4, Vùng Thủ đô với Hà Nội là hạt nhân trung tâm sẽ hoàn toàn chủ động điều tiết được giao thông liên vùng trong nhiều tình huống bất ngờ” – ông Phan Trường Thành nói.

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo chia sẻ: “Trong bối cảnh hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn của Hà Nội hiện nay, giải pháp hiệu quả nhất là đầu tư xây dựng Vành đai 4. Đây có thể coi là xương sống của hệ thống giao thông Vùng Thủ đô”.

Mặt khác, Vành đai 4 còn tạo điều kiện kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô. Chuỗi đô thị trong khu vực giữa Vành đai 3 và Vành đai 4, bao gồm cả các đô thị vệ tinh của Hà Nội cùng một số đô thị chức năng theo quy hoạch Vùng Thủ đô cũng sẽ có một tuyến đường kết nối chặt chẽ, thuận tiện, là động lực cho sự phát triển bền vững.

Dự án lớn cần quyết tâm mạnh mẽ

Kỳ vọng là vậy tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết hình thức đầu tư dự án là hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Hiện tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng, chia thành 3 nhóm dự án thành phần.


Bản đồ định hướng quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng
Bản đồ định hướng quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng

Trong đó, nhóm dự án 1 là giải phóng mặt bằng ứng với 3 địa phương 3 dự án (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Nhóm 2 là dự án đường đô thị song hành dưới thấp cho 3 địa phương 3 dự án. Nhóm 3 là dự án xã hội hóa (chỉ 1 dự án) theo mô hình đối tác công tư (PPP) và hợp đồng BOT do nhà đầu tư đảm nhận.

Vốn đầu tư nhóm 1, 2 do ngân sách Trung ương và địa phương đảm nhận; nhóm dự án 3 do nhà đầu tư BOT đảm nhận với tổng mức đầu tư là 29.410 tỷ đồng.

Theo ông Tuấn, khó khăn lớn nhất của dự án là công tác giải phóng mặt bằng, với nhóm dự án 1 là chìa khóa mở cho dự án 2, 3. Hiện nay, quy mô giải phóng mặt bằng cho cả 3 tỉnh, thành phố là 1.341 ha; chiếm 19.000 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng, dưới 25%.

"Chắc chắn việc giải phóng mặt bằng không được phép chia nhiều lần vì các thời kỳ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng bất khả thi. Đây là bài học kinh nghiệm", ông Tuấn nhấn mạnh.

Khi vượt qua khó khăn này, các dự án thành phần kế tiếp như dự án nhóm 2 đường song hành đô thị sẽ diễn ra từ năm 2022-2026; đặc biệt dự án trung tâm PPP-BOT với 65% đi trên cao, 35% đi dưới thấp để tạo ra điều kiện phát triển đô thị hai bên tuyến sẽ phải hoàn thành trong năm 2025.

Một khó khăn nữa là Hà Nội phải thực hiện mô hình Nhà nước phối hợp với xã hội, tức đầu tư công kết hợp đầu tư công tư. Tuy nhiên, Hà Nội nhận được nhiều hỗ trợ của Chính phủ và vành đai 4 cũng có tính hấp dẫn riêng nên đảm bảo tính khả thi.

Nói về tầm quan trọng của dự án vành đai 4, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn nhấn mạnh việc thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hóa hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ.

Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Hà Nội nhằm mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng. Ngoài ra, đây còn là con đường kết nối 2 cảng hàng không quốc tế quan trọng là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế thứ hai ở phía đông nam Thủ đô đang được quy hoạch.

Sau hơn 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan mới có cơ hội hiện thực hóa dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô. Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, tích cực của Quốc hội, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương liên quan, Nhân dân Thủ đô đang rất ủng hộ đại dự án mang tầm chiến lược dài hạn này.

Theo Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát Đỗ Văn Bằng, là đơn vị vận tải hành khách, hơn ai hết DN hiểu tầm quan trọng của việc mở rộng, nâng cấp hạ tầng đường sá. Vành đai 4 sẽ thu ngắn khoảng cách từ vùng núi Tây Bắc đến vùng biển Đông Bắc, mở thêm hướng tránh Vành đai 3 đang ngày càng khó khăn, kết nối đến các tuyến đường vào phía Nam đất nước. Vành đai 4 sẽ là lối thoát cởi bỏ áp lực cho các DN vận tải trên các tuyến đường lưu thông qua Hà Nội.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chính bởi tầm quan trọng của Vành đai 4 và sự mong mỏi của người dân nên công tác triển khai dự án cần quyết tâm rất lớn, các biện pháp mạnh mẽ từ phía Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan. “Dự án đã phải chờ đợi hàng thập kỷ. Chưa khi nào cơ hội triển khai lại rõ ràng như lúc này, khi mà cả Chính phủ và người dân trên dưới đồng lòng”, TS Đặng Minh Tân nói.

Giải quyết bài toán nguồn vốn thế nào?

Dự án đường vành đai 4 với số vốn trên 85.800 tỷ đồng giúp mở rộng không gian phát triển kinh tế, kết nối liên vùng, các cảng hàng không quốc tế., tạo quỹ đất với hàng ngàn héc ta để các đô thị bứt phá.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các dự án công trình hạ tầng giao thông nói chung và dự án đường vành đai 4 nói riêng là công tác giải phóng mặt bằng (nhóm dự án 1) tại 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.


 
 

Vậy làm thế nào để khơi thông nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, làm tiền đề để thực hiện các nhóm dự án tiếp theo?

Công tác giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp với nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông làm đội vốn, chậm tiến độ, chậm giải ngân. Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội dài 112 km trong đó có 58 km đi qua thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Quy mô giải phóng mặt bằng tương đối lớn với 1.341 héc-ta cho cả 3 tỉnh, thành phố. Bởi vậy, để đẩy nhanh tiến độ của dự án vành đai 4, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có những cơ chế, giải pháp để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng của dự án này.

Theo TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nút thắt lớn nhất trong khâu chậm giải phóng mặt bằng là khoảng cách chênh lệch giữa giá đền bù do Nhà nước xác định và giá thị trường rất cao dẫn đến không nhận được sự đồng thuận của người dân. Bởi vậy, đối với dự án vành đai 4 cần khắc phục điều này:

"Để giải quyết việc này cần phải sửa Luật đất đai, nếu chưa sửa được thì phải xem xét nâng giá đền bù đến một mức sát gần với giá thị trường. Trên cơ sở đó tính toán lại giá của công trình và có phương thức trang trải chi phí một cách hợp lý.

Cần gặp mặt cả 3 địa phương để thống nhất giá giữa 3 địa phương, tránh tình trạng giá chênh lệch quá lớn giữa Hà Nội với Hưng Yên và Bắc Ninh", TS Lê Đăng Doanh nói.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, sở dĩ lâu nay vẫn xảy ra những “lùng nhùng” trong các dự án giải phóng mặt bằng là do khâu định giá đất còn thiếu rõ ràng, minh bạch và người đứng đầu các địa phương còn mang nặng tư duy phát triển hạ tầng giao thông cần phải có sự đóng góp của mọi người.

Do vậy, muốn đẩy nhanh tiến độ  giải phóng mặt bằng, theo ông Võ, trước hết chính quyền địa phương cần có sự đổi mới về tư duy phát triển theo hướng cần có những đền bù thỏa đáng cho những người bị thiệt hại do mất đất:


Công tác giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp với nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông làm đội vốn, chậm tiến độ, chậm giải ngân (Ảnh minh họa)
Công tác giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp với nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông làm đội vốn, chậm tiến độ, chậm giải ngân (Ảnh minh họa)

"Chúng ta cần phải ổn định một phương thức nhất định trong việc thu hồi đất, giải quyết, bồi thường tái định cư để phát triển hạ tầng. Hạ tầng khi phát triển cũng mang lại giá đất tăng thêm. Giá đất tăng thêm có thể bồi thường, trả lại cho những người mất đất ở dạng này hay dạng khác".

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng cũng cần chú ý đến những giải pháp tái định cư cho người dân, tạo điều kiện sinh sống ở những khu vực mới tương ứng với điều kiện ở nơi họ bị mất đất, đồng thời, sớm giúp họ ổn định cuộc sống, công ăn việc làm.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Bền vững TP.HCM,  để giảm bớt những bức xúc, căng thẳng giữa các bên liên quan khi tiến hành giải phóng mặt bằng, cần có sự đồng thuận từ chính quyền, địa phương đến tư duy, quan điểm trung ương. Điều này chỉ có được khi người dân, chính quyền địa phương hiểu được những lợi ích xã hội mà dự án mang lại thông qua hoạt động tuyên truyền.

"Điều này cần có một cuộc cách mạng tư tưởng đế người dân cảm thấy rằng khi dự án được triển khai và hoàn thành mang nhiều lợi ích cho người dân trong vùng, sẽ là một hệ sinh thái mới tạo ra điều kiện cho người dân ở đó có thêm công ăn việc làm, đời sống của người dân tăng lên nhiều lần", chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho biết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

17 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

17 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

17 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

17 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

17 giờ trước