Từ bỏ “ngân hàng bí mật” qua thẻ thành viên, Starbucks Việt Nam cho khách hàng thanh toán bằng MoMo, ZaloPay
Theo Nhịp sống thị trường, cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam được mở ở TP. HCM vào năm 2013. Ngày 1/2/2023 sắp tới sẽ là cột mốc 10 năm gia nhập thị trường của Starbucks Việt Nam. Tính tới hết năm 2022, thương hiệu cà phê nổi tiếng từ Mỹ đã có tổng 78 cửa hàng, phân bổ tại Hà Nội, TP. HCM, Hưng Yên, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hội An, Nha Trang, Bình Dương. Riêng tại Hà Nội đã có 24 cửa hàng.
Ngoài ra, năm ngoái cũng đánh dấu bước tiến mới trong việc thanh toán tại Starbucks Việt Nam khi họ đã cho phép khách hàng sử dụng mã QR thanh toán với 2 đối tác là MoMo và ZaloPay. Trước đây, khách hàng chỉ có lựa chọn thanh toán tiền mặt, thẻ ngân hàng hoặc thẻ thành viên Starbucks Rewards. Starbucks Rewards được ví như là “ngân hàng bí mật” của thương hiệu này vì khách hàng nạp tiền vào và chỉ được rút bằng cà phê.
Starbucks ghi nhận doanh thu quý III tăng mạnh, đạt hơn 8,4 tỷ USD
Công ty cà phê có trụ sở tại Seattle cho biết đã chứng kiến số lượng khách hàng gia tăng trong quý III. Theo đó, công ty cũng đạt được mức doanh thu lớn hơn so với ước tính.Starbucks và Phúc Long “nhập gia tùy tục” khi mở cửa hàng tại Hội An, gây ấn tượng với tông màu không phải xanh lá
Starbucks Hội An không dùng tông màu của thương hiệu là xanh lá mà thay vào đó là tông vàng đen, mang đậm nét hoài cổ đúng như vẻ đẹp của thành phố. Ngoài ra, cửa hàng cũng dùng cánh cửa gỗ mang nét truyền thống của phố cổ.Đối với thẻ thành viên này, khách hàng nạp tiền thông qua thẻ quà tặng hoặc thẻ ngân hàng. Sau đó, khách hàng dùng tiền trong thẻ Starbucks Rewards để chi trả tại các cửa hàng của Starbucks và tích lũy điểm. Khách hàng sử dụng thẻ thường nhận được nhiều ưu đãi và khuyến mãi hơn.
Báo cáo trong quý III/2022 của Starbucks, riêng tại Mỹ đang có 27,4 triệu thành viên Starbucks Rewards hoạt động, gần gấp đôi thời điểm cuối năm 2017 khi có 14,2 triệu thành viên. Tới năm 2022, Starbucks Rewards chiếm 53% doanh thu tại các cửa hàng tại Mỹ.
Trong quý III/2022, Starbucks công bố 1,7 tỷ USD đã được trữ trong các tài khoản Starbucks Rewards. Chính điều này khiến Starbucks như có thêm một ngân hàng thu hút hàng tỷ USD tiền gửi với lãi suất 0%, hơn nữa còn có thể kiếm thêm lợi nhuận bằng việc sử dụng số tiền này đầu tư, cho vay…
Với việc được thanh toán qua ví điện từ, CEO Starbucks Việt Nam - Bà Patricia Marques cho biết họ không lo ngại về việc khách hàng giảm sử dụng thẻ thành viên. “Mọi thứ chỉ nhằm phục vụ nhiều phương án thanh toán một cách thuận tiện hơn cho khách hàng. Đây chính là tiêu chí đầu tiên của Starbucks ở mọi mặt. Ví điện từ hiện nay đã là một phương thức thanh toán rất phổ biến, công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng sử dụng thuận tiện các phương pháp thanh toán.
Thực sự thì chúng tôi hiện nay có nhiều phương pháp thanh toán. Khi có thêm ví điện tử sẽ không ảnh hưởng tới Starbucks Card, nhưng sẽ ảnh hưởng tích cực với việc khách hàng ít sử dụng tiền mặt hơn. Việc này đã thay đổi từ khi có dịch Covid - 19. Tại Việt Nam có hình thức thanh toán rất hay mà nước ngoài không có là chuyển khoản. Hiện nay đi ăn uống ở đâu cũng có thể chuyển khoản với mã QR được dán sẵn ở cửa hàng. Tiêu chí của công ty là giảm tiền mặt để giảm rủi ro mất tiền hoặc giữ tiền ở cửa hàng” - Bà Patricia Marques nói.
Thực tế, dù có hút lượng tiền lớn từ thẻ thành viên nhưng Starbucks cũng chưa có kế hoạch để sử dụng chúng và chỉ để Starbucks Rewards trở thành vốn lưu động.
Năm 2023, Starbucks Việt Nam cho biết sẽ tìm kiếm thêm các mặt bằng mới có diện tích vừa đủ để khách hàng có thể thưởng thức cà phê cùng gia đình, bạn bè hoặc phục vụ những người mua mang đi. Mô hình này đem tới sự tinh gọn, tiền kiếm thêm mặt bằng tại các khu đô thị mới, tòa văn phòng hay cộng động địa phương.
Starbucks Việt Nam kỳ vọng sẽ chạm mốc 100 cửa hàng trong năm nay. Kế hoạch cụ thể chưa được tiết lộ, nhưng vị CEO của hãng cho biết vẫn duy trì chiến lược mở rộng như trước. Theo đó, khi đã mở 1 cửa hàng thì sẽ tìm thêm những địa điểm tiềm năng trong cùng khu vực.
“Khi mở ra một cửa hàng thì ngoài việc phục vụ cho một cộng đồng khách hàng, chúng tôi còn muốn tạo ra một cộng đồng cho nhân viên, hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn. Nếu mở một cửa hàng và cách đó 10km mới mở thêm một cửa hàng nữa thì các bạn nhân viên sẽ có những khó khăn nhất định. Chẳng hạn, khi khách đi uống cà phê tại quán cách 3km sẽ thích chứ nếu cách 6km là không muốn đi. Nếu chúng ta có tới 2 - 3 cửa hàng cách nhau trong khoảng 3km thì sẽ phục vụ được nhiều người hơn, nhân viên cũng hỗ trợ nhau dễ hơn” - Bà Patricia Marques nói.
Về mục tiêu của Starbucks tại Việt Nam vào năm 2023 nói riêng và về lâu dài nói chung, bà Marques chia sẻ: “Chúng tôi vẫn tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại những khu vực mới ngoài các thành phố đã đặt chân tới”.
Trong năm 2023, thương hiệu này sẽ mở cửa hàng thứ 100, đánh dấu mốc 10 năm của Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2 tới đây. Với định hướng chiến lược của Starbucks Vietnam trong năm nay là tiếp tục giới thiệu những dòng sản phẩm mới tới người tiêu dùng, đồng thời cao cấp hóa sản phẩm của hãng.
Người tiêu dùng Việt Nam trong năm nay cũng sẽ được thưởng thức cà phê hạt Starbucks Vietnam Đà Lạt. Đây là dòng sản phẩm đặc biệt mà Starbucks tung ra trên thị trường Việt trong dịp kỷ niệm 10 năm của hãng tại đây.
Cà phê Vietnam Dalat nhiều khả năng sẽ được pha qua các phương pháp sử dụng máy espresso, cà phê nấu (brewed) hoặc pha ngâm cà phê trong nước lạnh (cold brew) sẽ đem lại hương vị thơm ngon với vị hạt cây Kola, kẹo bơ cứng và vanilla, tạo vị chua nhẹ…
Cũng tại hành trình chào đón năm mới, Starbucks Việt Nam còn tung ra thị trường dòng thức uống có phần nhẹ nhàng hơn với hương vị từ Hazelnut Dolce Latte và biến tấu với sốt hạt phỉ, vị trà xanh nguyên chất lấy từ Jasmine Clementine Pure Matcha Latte.