meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Truyền thuyết tuổi Tuất - Ý nghĩa con Chó trong 12 con giáp

Thứ bảy, 16/04/2022-09:04
Trong văn hóa và tâm linh của một số dân tộc, chó là động vật rất thân thiết và gắn bó với con người. Tại nhiều nơi, chó còn được thờ cúng trong các đền thờ, miếu mạo. Trong văn hóa Á Đông, chó được xếp vào vị trí thứ 11 trong 12 con giáp với chi Tuất. Hãy cùng tìm hiểu thêm về truyền thuyết tuổi Tuất (tuổi con Chó) và những điều lý thú xoay xung quanh con giáp này trong bài viết dưới đây nhé!

Những câu chuyện về loài chó

Chó là một trong những con vật thuộc lục súc, loài vật xuất hiện phổ biến nhất trong mỗi gia đình người Việt. Gắn bó lâu dài và mật thiết nên loài chó xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện có hư có thực ở Việt Nam.

Loài chó trong câu chuyện thời An Dương Vương

Trong truyền thuyết của người Việt, hình tượng con chó đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa. Dân gian truyền rằng, ban đầu vua An Dương Vương chọn đất Uy Nỗ (Tó) để làm kinh đô, nhưng đàn chó của ông cứ kéo nhau sang đất Cổ Loa, trong đó có con chó quý tìm đến một khu gò đất rồi lót ổ đẻ con.

Chính vì thế, nhà vua đã cho dời đô sang Cổ Loa, xây dựng cung điện ngay trên gò đất chó đã đẻ. Với quan niệm “đất chó đẻ là đất quý", người dân Cổ Loa trước đây có tục làm nhà trên khu đất chó đẻ con.


Chó là loài vật vô cùng thân thiết với con người
Chó là loài vật vô cùng thân thiết với con người

Loài chó trong câu chuyện về Lý Công Uẩn

Trong tài liệu thần tích Ngọc phả cổ lục cũng cho biết rằng, khi mẹ của vua Lý Công Uẩn tên là Phạm Thị Trinh đến làm việc ở chùa Tiêu Sơn thì ban đêm nằm mơ thấy Thần Chó Đá. Sau đó, bà mang thai và sinh ra một người con trai đúng vào năm Giáp Tuất (974). Khi bà mang con đến chùa Cổ Pháp thì con chó bằng đồng của chùa bỗng sủa mừng vui.

Sư cụ trụ trì của chùa là Lý Khánh Vân cho rằng đó là điềm lành, ứng vào sấm ký của chùa nên đã nhận nuôi đứa bé và đặt tên Công Uẩn, họ theo họ mình. Cậu bé lớn lên thì theo học thầy Vạn Hạnh, thành đạt, làm tướng giỏi phò nhà tiền Lê, rồi sau này lên ngôi vua. Có giả thiết cho rằng, vì cuộc đời của vua Lý Công Uẩn luôn liên quan đến chó nên khi định đô ở Thăng Long, nhà vua đã cho lập miếu thờ chó (Thần Cẩu Mẫu, Thần Cẩu Nhi) để canh giữ và bảo vệ kinh thành.

Loài chó trong câu chuyện của các dân tộc ít người

  • Trong truyền thuyết của người Cơ Tu

Trong truyền thuyết của người Cơ Tu kể rằng chó chính là vật tổ của họ. Thuở xưa đã xảy ra một trận đại hồng thuỷ, tiêu diệt đi muôn loài. Chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót nhờ trốn được vào một chiếc trống lớn. Cô gái ấy sống cùng với con chó như vợ chồng và sinh ra một người con trai, một người con gái.

Khi hai người con lớn lên, người con trai đi xuống đồng bằng, người con gái ở lại miền núi. Nhưng cuối cùng, hai người vẫn lại gặp lại và lấy nhau, sinh ra được một quả bầu. Từ quả bầu đó, các dân tộc anh em Việt Nam như người Cơ Tu, người Bru, người Tà Ôi, người Việt,…ra đời.

Trong truyền thuyết của người Dao

Truyền thuyết về ông tổ chó cũng xuất hiện ở người Dao. Truyền thuyết kể rằng: “Xưa kia có ông vua của người Dao không có con trai mà chỉ sinh được 12 người con gái. Một ngày kia giặc sang xâm lược, vua liền truyền lệnh rằng nếu ai đánh thắng giặc, vua sẽ gả cả 12 cô con gái cho người đó.

Đồng thời, nhà vua cũng cầu khấn ông trời để xin. Vào một buổi chiều nọ bỗng xuất hiện 1 con Long khuyển ngũ sắc, đầu chó mình rồng với 5 màu sắc và có 12 chiếc đuôi, đến xin vua cho đánh giặc. Khi giặc đến, trông thấy con chó lạ mắt liền bắt về nuôi. Nó cũng ngoan ngoãn đi theo. Nhưng đợi đến khi giặc ngủ say, con chó ấy liền cắn cổ bọn giặc chết hết. Sau đó, con chó trở về bên tộc Dao. Theo đúng lời đã hứa, vua Dao liền gả cả 12 cô con gái cho con chó và cũng truyền ngôi báu cho nó. 

Đồng bào dân tộc Dao cũng đã thêu hình con chó và 4 chiếc chân chó ở sau áo để nhớ ơn con chó đã có công dẹp giặc cứu dân tộc. Cho đến tận ngày nay, người Dao vẫn coi mình là con cháu của Bàn Hồ. Họ có tục thờ chó, trang phục mô phỏng chó hay trang trí hình chó và để tóc kiểu chó. Ông tổ chó cũng có xuất hiện trong truyền thuyết và phong tục của nhiều dân tộc khác ở Việt Nam như Xê Đăng, S’tiêng, Giẻ Triêng, Chăm, Dao, Lô Lô… 

Loài chó trong câu chuyện chống giặc ngoại xâm

Sử sách ghi lại vào thời nhà Minh xâm lược nước ta, trong cuộc kháng chiến của Lê Lợi có một đội quân chó rất dũng mãnh, nhiều lần làm quân giặc kinh hồn bạt vía. Đó là đội quân chó của Nguyễn Xí.

Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn ghi lại rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp”. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó ấy sẽ đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí sẽ điều khiển bầy chó vào trận làm quân giặc hoảng sợ, kinh hãi.

Truyền thuyết còn kể rằng, Nguyễn Xí từng dùng đàn chó để thực hiện mưu kế “thuyền cỏ mượn tên” như Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Ông buộc những chiếc đạc ngựa vào cổ đàn chó vào ban đêm và xua chúng chạy vào doanh trại giặc Minh. Những tiếng đạc ngựa và tiếng chạy của đàn chó sẽ giống như tiếng của cả đoàn kỵ mã đang tấn công.

Ở bên ngoài, ông còn cho trống thúc, quân reo khiến cho quân giặc trong trại  tưởng bị tấn công mà hoảng sợ. Quân giặc cũng không rõ binh lực của quân ta thế nào nên không dám xông ra trận. Chúng chỉ đành dùng cung nỏ bắn ra ngoài như mưa. Cứ thế cho đến gần sáng, nghĩa quân của ta đã thu nhặt được hàng vạn mũi tên.


Chó là loài vật vô cùng trung thành và giàu tình cảm
Chó là loài vật vô cùng trung thành và giàu tình cảm

Vị trí và ý nghĩa của chó (Tuất) trong 12 con giáp

Truyền thuyết tuổi tuất (tuổi con Chó) trong 12 con giáp

Mặc dù có vô số dị bản về nguồn gốc của 12 con giáp đã được con người truyền miệng cho hậu thế, nhưng câu chuyện về cuộc đua tới Thiên Đình giữa 12 loài động vật vẫn được biết đến nhiều nhất.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa Ngọc Hoàng Đại Đế vì muốn lựa chọn 12 con vật đại diện cho từng năm và cai quản hạ giới thay mình nên Ngài đã tổ chức ra một cuộc thi chạy đua. Loài vật nào đến được cổng Thiên Đình đầu tiên sẽ là loài vật đứng đầu trong 12 con giáp. Trước khi đến được đích, các con vật phải vượt qua một dòng sông. Chó vốn là một loài có khả năng bơi rất giỏi nhưng vì ham mê nghịch nước, vui đùa dưới sông nên chỉ về đích ở vị trí thứ 11.


Mỗi con giáp đều mang ý nghĩa và đặc trưng riêng
Mỗi con giáp đều mang ý nghĩa và đặc trưng riêng

Những lý giải khác về thứ tự của chó trong 12 con giáp

Cũng có một sự giải thích khác về thứ tự của 12 con giáp, đó là ông cha ta thủa xưa đã lựa chọn và sắp xếp vị trí của 12 con vật đó nhằm dạy cho con cháu đời sau những bài học quý báu. 12 con giáp được chia thành 6 cặp và chó và lợn được xếp vào chung một cặp.

Chó là biểu tượng của lòng trung thành, tận tâm, tận tụy. Lợn là con vật gắn liền với sự hiền hòa. Sự kết hợp này mang ý nghĩa rằng: Con người bề ngoài có thể xuề xòa dễ dãi, tạo được thiện cảm nhưng bên trong phải là một người sống có nguyên tắc.

Ngoài ra, thứ tự 12 con giáp còn có thể được sắp xếp dựa theo những tập tính hoạt động của từng mỗi loài. Một ngày một đêm có 24 giờ, thế nên, mỗi con giáp sẽ là 2 giờ đồng hồ. Chó (Tuất) đứng thứ 11 và thời gian là từ 19 giờ đến 21 giờ vì vào thời gian này, loài chó đang phải thực hiện nhiệm vụ chăm nhà cho chủ.

Cho dù giải thích về thứ tự của 12 con giáp theo cách nào đi nữa thì có một điều chắc chắn rằng, con người chọn 12 con vật (chuột - Tý, trâu - Sửu, hổ - Dần, mèo - Mão, rồng - Thìn, rắn - Tỵ, ngựa - Ngọ, dê - Mùi, khỉ - Thân, gà - Dậu, chó - Tuất, heo - Hợi) đều do sự thờ tụng và tầm quan trọng của chúng trong niềm tin của con người.

Năm Tuất tính theo can chi

Tại Việt Nam, lịch âm được lập dựa trên các chu kỳ thay đổi đều đặn của mặt trăng. Theo chu kỳ 12 năm, mỗi năm đều có một trong số mười hai con vật "hộ trì". Nếu chỉ tính những năm gần với hiện tại, năm Tuất sẽ bao gồm: 1934, 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018 và xa hơn nữa là năm 2030. Nếu phân loại theo Thiên Can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý thì sẽ được:

  • 1946 là Bính Tuất
  • 1958 là Mậu Tuất
  • 1970 là Canh Tuất
  • 1982 là Nhâm Tuất
  • 1994 là Giáp Tuất
  • 2006 là Bính Tuất
  • 2018 là Mậu Tuất
  • 2030 là Canh Tuất

Chó được dùng để giữ nhà và chống lại những kẻ xâm nhập ở trên khắp thế giới. Một số cổng làng còn có những cặp chó đá được đặt hai bên với mong muốn bảo vệ cho làng. Vì thế, nhiều người tin rằng, năm Tuất sẽ là một năm an toàn và thịnh vượng. 

Ý nghĩa của Tuất trong đời sống tinh thần, tâm linh người Việt

12 con giáp có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần, tâm linh của người dân Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Người ta thường sử dụng 12 con giáp để xem bói tử vi, phong thủy, xem tính cách và tương lai của một người. Người mang tuổi Tuất rất tình cảm, dễ cảm thông, khá thân thiện, cởi mở và lạc quan.

Trong các mối quan hệ xã hội, tuổi Tuất được nhiều người quý mến và giúp đỡ. Người tuổi Tuất còn là một người trung thực thông minh, nhanh nhẹn và nhẫn nại nhất trong 12 con giáp. Chính vì vậy, cuộc đời của người tuổi Tuất thường bình yên, sung túc.

Theo phong thủy thì tuổi Tuất hợp với tuổi Dần (hổ) cùng tuổi Ngọ (ngựa) và xung khắc với nhất với tuổi Thìn (rồng) và với các tuổi như Sửu (trâu) và Mùi (dê), tuổi Tuất cũng xung khắc nhưng ít hơn so với Thìn.


Dần và Tuất nằm chung nhóm tam hợp, có những nét tính cách tương đồng, phù hợp và liên quan tới nhau
Dần và Tuất nằm chung nhóm tam hợp, có những nét tính cách tương đồng, phù hợp và liên quan tới nhau

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về truyền thuyết tuổi Tuất (tuổi con Chó) và những thông tin bổ ích về Tuất (chó) trong 12 con giáp. Hy vọng bài viết  có thể giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về con giáp này!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

11 giờ trước

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

11 giờ trước

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

2 ngày trước

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

2 ngày trước

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

2 ngày trước