meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trước thềm chào bán riêng lẻ, Bách Hóa Xanh lỗ lũy kế 4.950 tỷ đồng

Thứ hai, 30/05/2022-13:05
Trước đó, cái tên Bách Hóa Xanh cũng không có tên trong 6 điểm nổi bật về kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm của Thế giới di động (HoSE: MWG). Doanh thu của chuỗi cũng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. 

Lần đầu tiên huy động vốn bên ngoài sau 6 năm

Từ cuối năm 2015, Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) bắt đầu phát triển chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh với mục đích chuyên phân phối thực phẩm cùng với hàng tiêu dùng nhanh. Trong đó, ông Trần Kinh Doanh - Cựu CEO MWG gắn liền với quá trình phát triển của chuỗi. Tuy nhiên đến đầu năm nay, ông Trần Kinh Doanh chính thức rút lui hoàn toàn khỏi Bách Hóa Xanh nói riêng và tập đoàn nói chung. Sau đó, ông ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG quay trở lại dẫn dắt. 

Theo Người Đồng Hành đưa tin, tính đến cuối quý I năm nay, Bách Hóa Xanh liên tục mở rộng và đã đạt đến cột mốc 2.127 cửa hàng. Con số này khiến Bách Hóa Xanh chỉ đứng sau chuỗi WinMart+ thuộc Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) với 2.708 cửa hàng. 


Từ cuối năm 2015, Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) bắt đầu phát triển chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh với mục đích chuyên phân phối thực phẩm cùng với hàng tiêu dùng nhanh
Từ cuối năm 2015, Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) bắt đầu phát triển chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh với mục đích chuyên phân phối thực phẩm cùng với hàng tiêu dùng nhanh

Mục tiêu của Bách Hóa Xanh là hướng tới việc có tỷ lệ hàng tươi sống cao, có nhiều điểm tương tự với các cửa hàng Co.op Foods (khoảng 500 cửa hàng) và Satra Foods (trên 200 cửa hàng). Tuy nhiên, quy mô của Bách Hóa Xanh lớn hơn rất nhiều. 

Lần đầu tiên sau hơn 6 năm phát triển, ban lãnh đạo MWG bắt đầu công bố kế hoạch chào bán riêng lẻ huy động vốn, sau đó tiến tới IPO. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài cho biết, Bách Hóa Xanh đã trải qua 6 năm phát triển, số tiền đầu tư cho chuỗi hoàn toàn là tiền của tập đoàn. Chính vì thế, hiện tại là thời điểm phù hợp để chuỗi bước ra ngoài để cho các cổ đông và các nhà đầu tư đánh giá.

“Tôi cho rằng Bách Hóa Xanh nên có những nhà đầu tư khác để có nhiều hỗ trợ, ý tưởng cho chuỗi phát triển hơn nữa thay vì việc phục thuộc vào Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh, qua đó hiệu quả chuỗi sẽ cải thiện hơn”, ông Nguyễn Đức Tài bổ sung.

Cách đây không lâu, MWG đã thành lập, đồng thời tăng vốn cho Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh lên 13.900 tỷ đồng. Sau đó, tập đoàn nhận chuyển lại toàn bộ 100% Thương mại Bách Hóa Xanh – pháp nhân hiện đang sở hữu chuỗi Bách Hóa Xanh.

Với mong muốn của tập đoàn, họ sẽ hướng tới việc phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư. Tỷ lệ tối đa 20% vốn của Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh trong giai đoạn 2022-2023. Việc huy động vốn từ việc chào bán riêng lẻ là để đầu tư cho trung tâm phân phối, tài sản cố định cùng với kênh bán hàng online. Dù công bố phát hành với tỷ lệ tối đa 20% nhưng MWG vẫn ưu tiên phương án bán với tỷ lệ thấp hơn. Đến khi quy mô doanh thu, thị phần và lợi nhuận ổn định thì công ty mới tiến hành IPO.  


Cách đây không lâu, MWG đã thành lập, đồng thời tăng vốn cho Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh lên 13.900 tỷ đồng
Cách đây không lâu, MWG đã thành lập, đồng thời tăng vốn cho Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh lên 13.900 tỷ đồng

Trong quý đầu năm nay, doanh thu của Bách Hóa Xanh là 6.040 tỷ đồng. Khi so với quý I năm trước, con số này đã ghi nhận mức tăng 2%. Biên lợi nhuận gộp của Bách Hóa Xanh là 25%. Được biết, 50% trong tổng số cửa hàng tiện tại đang có EBIT (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) dương. Doanh số của các cửa hàng này đều rất ổn định, rơi vào khoảng 1,2 tỷ đồng/tháng cho mỗi cửa hàng và đạt trung bình khoảng 6-7%.

Chiến lược mở rộng thần tốc dự kiến thực hiện sớm trong quý IV/2022

Ông Nguyễn Đức Tài cho biết, năm 2021 chứng kiến dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp. Điều này khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Chính vì thế, Bách Hóa Xanh chuyển sang tập trung vào khâu chuẩn bị hàng hóa để phân phối, khiến cho khâu chăm sóc khách hàng và chất lượng phục vụ bị buông lỏng. 

Năm 2022, tập đoàn định hướng cho chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ tạm ngưng mở mới để tập trung cải thiện vấn đề quản trị, tăng trải nghiệm khách hàng và chất lượng phục vụ để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, những cửa hàng đã ký hợp đồng thuê mặt bằng, chuẩn bị ra mắt từ năm trước thì vẫn tiến hành triển khai theo như lộ trình đã đề ra. 

Những thay đổi này trong tương lai sẽ là nền tảng để chuỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh thực hiện kế hoạch mở rộng ra toàn quốc từ năm 2023. Quy mô doanh thu ước tính lên tới hơn 28.000 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, những cửa hàng thuộc chuỗi Bách Hóa Xanh mới chỉ có mặt tại khu vực phía Nam. 


Năm 2021, sau khi trừ đi chi phí bán hàng và quản lý, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận lỗ ròng 1.188 tỷ đồng, so với năm trước đó lỗ 1.926 tỷ đồng đã bị giảm
Năm 2021, sau khi trừ đi chi phí bán hàng và quản lý, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận lỗ ròng 1.188 tỷ đồng, so với năm trước đó lỗ 1.926 tỷ đồng đã bị giảm

Theo chia sẻ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài, ban đầu tập đoàn dự tính sẽ triển khai chiến lược mở rộng thần tốc quy mô chuỗi cửa hàng từ năm 2023. Tuy nhiên, khi có cơ hội mặt bằng tốt cùng với các điều kiện thuận lợi khác, việc mở mới cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ được tiến hành luôn trong năm nay. Tuy nhiên, việc mở rộng này chỉ theo hướng thay thế và tăng diện tích mặt bằng. Trong khi đó, chiến dịch mở rộng thần tốc chuỗi cửa hàng vẫn bắt đầu tiến hành từ năm 2023. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng bổ sung rằng, Bách Hóa Xanh không mở để tăng lỗ mà mở thêm để giảm lỗ và tăng lời. Đồng thời, trong thời gian vừa qua chất lượng dịch vụ của chuỗi đã được cải thiện khá nhiều. Theo đó, các chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng và những chuỗi khác trong hệ thống MWG không tập trung vào cải thiện biên lợi nhuận, ăn chênh lệch mà chủ yếu tập trung vào tăng thị phần, tăng doanh số; đồng thời cố gắng để giữ vững con số tuyệt đối về lợi nhuận.

Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định: “Tôi không muốn ăn chênh lệch % lớn mà thích bán nhiều hơn, thu nhiều hơn và không chiến đấu vì con số %”.
Được biết, chuỗi Bách Hóa Xanh trong năm 2021 vừa qua đã ghi nhận doanh thu 28.216 tỷ đồng. So với năm trước, con số này đã ghi nhận mức tăng 32% và gấp 2,6 lần so với năm 2019. Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp năm 2021 của chuỗi cũng cải thiện dần từ 18,5% lên 26,9%.


Khi có cơ hội mặt bằng tốt cùng với các điều kiện thuận lợi khác, việc mở mới cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ được tiến hành luôn trong năm nay
Khi có cơ hội mặt bằng tốt cùng với các điều kiện thuận lợi khác, việc mở mới cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ được tiến hành luôn trong năm nay

Đáng chú ý, nguồn tiền hoạt động của Bách Hóa Xanh hoàn toàn đến từ công ty mẹ là MWG. Chính vì thế, công ty không vay nợ. Chính vì thế, chi phí tài chính năm trước không đáng kể. Trong khi chuỗi có doanh thu tài chính là 42 tỷ đồng. 

Năm 2021, sau khi trừ đi chi phí bán hàng và quản lý, công ty lỗ ròng 1.188 tỷ đồng, so với năm trước đó lỗ 1.926 tỷ đồng đã bị giảm. Con số này chỉ nhỉnh hơn mức lỗ 1.055 tỷ đồng năm 2019. Điều này cũng cho thấy, chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng Điện Máy Xanh đang có hiệu quả kinh doanh dần được cải thiện. Quy mô doanh thu của doanh nghiệp tăng mạnh nhưng lỗ ròng cũng có mức giảm đáng kể.

Tính đến cuối năm 2021, Bách Hóa ghi nhận mức lỗ lũy kế lên tới 4.950 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của chuỗi đạt 7.852 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu là 12.801 tỷ đồng.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

17 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

17 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

17 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

17 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

17 giờ trước