meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Quốc dùng ngân hàng chính sách để kích thích nền kinh tế như thế nào?

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Có những lĩnh vực ngân hàng hoạt động vì lợi nhuận không muốn cho vay. Bởi vậy, để giúp chính phủ đạt được các mục tiêu dài hạn trong những lĩnh vực đó, các ngân hàng chính sách chuyên biệt của Trung Quốc đã được thiết kế.

Để thúc đẩy nền kinh tế trong ngắn hạn, Bắc Kinh cũng có thể huy động các ngân hàng này trong trường hợp khẩn cấp. Trung Quốc đang cố gắng vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 bùng phát liên tục. Một lần nữa, chính phủ nước này kêu gọi các ngân hàng chính sách hỗ trợ và phục vụ quốc gia.

Ngân hàng chính sách tại Trung Quốc là ngân hàng nào?

Đó là Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Phát triển (CDB) và Ngân hàng Phát triển Nông thôn (ADBC). Được thành lập vào năm 1994, cả 3 ngân hàng này đều cung cấp các khoản vay có mục tiêu cho những mảng Chính phủ nước này xem là có cần sự hỗ trợ. Mỗi ngân hàng đều chịu sự quản lý trực tiếp từ một bộ.


Ngân hàng chính sách của Trung Quốc được sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế
Ngân hàng chính sách của Trung Quốc được sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế

Những ngân hàng này cho vay chủ yếu ở các lĩnh vực nào:

CDB: Đô thị hóa, cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghiệp và xóa đói, giảm nghèo.

Eximbank: Đầu tư và ngoại thương xuyên biến giới, dự án cơ sở hạ tầng "Vành đai và Con đường" ở nước ngoài, và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn ra thế giới.

ADBC: Hoạt động có liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, dự trữ nông sản, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ việc mở rộng hoạt động tài chính tại các quốc gia đang phát triển, các ngân hàng Chính sách như đã đưa Trung Quốc trở thành một trong những chủ nợ lớn nhất toàn cầu trong những thập kỷ qua.

Kinh tế được thúc đẩy bởi các ngân hàng ra sao?

Hồi đầu tháng, Bắc Kinh đã yêu cầu các ngân hàng Chính sách hỗ trợ 120 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng. Đó là một phần của sự nỗ lực từ chính phủ nhằm hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19.

Trong bối cảnh Trung Quốc phải loay hoay đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5%, mặc dù thấp hơn nhiều so với mức 8,1% vào năm ngoái, những biện pháp hỗ trợ sẽ được đề xuất.

Năm 2014, CDB đã tăng tốc cấp vốn cho chiến dịch cải tạo khu ổ chuột để thúc đẩy sự bùng nổ của bất động sản và ổn định nền kinh tế.

Tiền của ngân hàng chảy đến đâu?

Nếu như các tổ chức cho vay thương mại phải nỗ lực huy động tiền gửi từ công chúng thì những ngân hàng chính sách chỉ việc phát hành trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm cao hơn các ngân hàng thương mại để tạo nguồn vốn.

Vì có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay tiền từ ngân hàng Trung ương Trung Quốc nên những trái phiếu như vậy rất được chờ đợi. Ngoài ra, cũng vì thế mà chi phí đi vay của ngân hàng Chính sách ở mức thấp.

Chương trình Cho vay bổ sung có cam kết (Pledged Supplementary Lending - PSL) của Ngân hàng trung ương là một phần tài trợ cho dự án tái thiết các khu ổ chuột của CDB. PSL yêu cầu tài sản đảm bảo mà không phải như các hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương. Trong các chính sách tiền tệ của Trung Quốc thì đây là công cụ rất hay được sử dụng.

Mặc dù thường rất rót vốn rẻ vào những dự án kém thu hút hơn về mặt tài chính nhưng các ngân hàng chính sách này lại quan trọng đối với sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.

Ngân sách chính sách được xem như “đặc sản” Trung Quốc?

Không riêng gì tại Trung Quốc những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới cũng có những ngân hàng chính sách tồn tại dưới dạng cơ quan. Ví dụ như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, Ngân hàng Kreditanstalt fuer Wiederaufbau của Đức hay các ngân hàng Phát triển khu vực….

Thế nhưng, các ngân hàng chính sách của Trung Quốc không chỉ có quy mô lớn hơn và mà còn giữ vai trò lớn hơn trong nền kinh tế được nhà nước kiểm soát.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước