meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tổng hợp 10 trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền độc đáo nhất

Thứ năm, 20/01/2022-14:01
Đầu xuân năm mới không khí vui vẻ, rộn ràng khắp muôn nơi. Đây cũng là dịp mọi người cùng nhau tham gia những hoạt động dân gian lâu đời. Những trò chơi dân gian ngày tết ấy vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của mỗi địa phương, mỗi vùng miền.

Trong dịp Tết cổ truyền không thể thiếu đi những trò chơi dân gian, đây là dịp để mọi người vui chơi, hòa nhập và gần gũi với nhau hơn. Dưới đây là 10 trò chơi dân gian ngày Tết phổ biến nhất, giúp bạn có thêm lựa chọn để giải trí trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 này nhé.


Có rất nhiều trò chơi dân gian ngày tết độc đáo
Có rất nhiều trò chơi dân gian ngày tết độc đáo

1. Trò chơi đánh đáo

Trò chơi đánh đáo là trò chơi dân gian ngày tết phổ biến ở nhiều miền quê xưa. Trò này không chỉ khiến trẻ nhỏ thích thú mà còn hấp dẫn cả người lớn bởi nó thể hiện được sự khéo léo của người chơi. 

Trong những ngày Tết, trẻ em sẽ được người lớn mừng tuổi và được bố mẹ cho phép dùng tiền mừng tuổi để tham gia các trò chơi kể đến như đánh đáo.

Cách chơi của trò này rất đơn giản, thường diễn ra trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định mà sẽ lỗ phù hợp, dễ thì quét lỗ to còn khó thì quét lỗ nhỏ. Cách đó một khoảng là vạch quy định để người chơi đứng từ vị trí đó ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch kẻ này được đặt xa hay gần tùy thuộc vào quy định của người chơi, để vạch càng xa thì càng khó đánh. Đồng xu nào rơi trúng vào lỗ thì người đó được ăn, cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa là hết ván. 


Trò chơi đánh đáo
Trò chơi đánh đáo

2. Trò chơi dân gian ngày tết trò chơi đánh đu

Từ trước Tết, người ta thường để sẵn một bãi đất hoặc một thửa ruộng khô ráo, rộng rãi ở bên cạnh đình. Người ta thường chọn lựa cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu được trồng bởi 4 - 6 cây tre to, cần đu thường được chọn từ những cây tre dài nhưng thon nhỏ. Người ta thường chọn cây tre đực để người đu nắm vào thân tre cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh. Tùy theo quy định hoặc sở thích mà người ta lựa chọn đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác giúp mình đẩy để có đà. Sau đó người đu nhún chân tùy ý để lấy đà. So với đu đơn thì đu đôi đẹp mắt hơn, thường thì đu đôi sẽ là những chàng trai, cô gái ưng ý lựa chọn nhau lên chơi, người nhún người đẩy. Đây chính là lúc thể hiện tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai, cô gái, cũng là dịp thể hiện bản thân của người chơi. 


Trò chơi đánh đu là trò chơi dân gian ngày tết
Trò chơi đánh đu là trò chơi dân gian ngày tết

3. Trò chơi đấu vật

Trò chơi này thể hiện tinh thần thượng võ, đây là môn thể thao nhất nổi tiếng vào dịp Tết cũng như trong các dịp lễ hội. Để khuyến khích sự rèn luyện của trai tráng mà nhiều làng xã đã treo thưởng giải đấu vật rất cao trong 3 ngày Tết. Thuở xưa, người ta thường trao giải bằng tiền, nồi đồng, mâm đồng…

Quy định chung của trò chơi đấu vật là người chiến thắng phải vật cho đối phương nằm ngã ngửa ra đất (thua trắng bụng) hay nhấc bổng đối phương lên cao. Để tham gia trò chơi dân gian ngày tết này người chơi không chỉ cần sức khỏe mà còn phải có mưu trí và sự dẻo dai cũng như nhanh nhẹn. 


Trò chơi đấu vật
Trò chơi đấu vật

4. Trò chơi kéo co là trò chơi dân gian ngày tết phổ biến

Đây được biết đến là một trò chơi dân gian ngày tết truyền thống, là một môn thể thao mang tính đồng đội. Trò chơi kéo co thường có mặt trong các lễ hội, những sự kiện sinh hoạt cộng đồng, hấp dẫn nhiều người chơi tham gia. Trò chơi này thường được tổ chức ở vùng trung du, vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ như ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Đây chính là những vùng có nền văn minh lúa nước lâu đời, là nơi ngụ cư từ rất lâu đời của người Việt. 

Trò chơi kéo co này được tổ chức ở những nơi có nền văn minh hóa nước chủ yếu là khu vực Đông Á và Đông Nam Á, với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… 

Năm 2015, UNESCO đã chính thức ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với một số quốc gia khác là Campuchia, Hàn Quốc, Philippines. Đây là cũng hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên Việt Nam tham gia đệ trình và được chấp thuận.


Trò chơi kéo co là trò chơi dân gian ngày tết phổ biến
Trò chơi kéo co là trò chơi dân gian ngày tết phổ biến

6. Trò chơi bắt chạch trong chum

Để tiến hành trò chơi này người ta thường đặt sẵn 5-7 chiếc chum thành một hàng ở sân đình, mỗi chum sẽ được đổ khoảng ⅔ nước và thả vào trong đó một con trách.

Để tham gia trò chơi, từng đôi trai gái đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người sẽ phải đưa một tay ra để ôm người còn lại, còn tay kia sẽ thò vào trong chum để bắt chạch. Cả hai sẽ choàng tay cho đến khi bắt được trạch mới thôi, chạch trơn nên rất lẩn, nên đã nảy sinh chuyện đôi trai gái chỉ bắt được lấy tay nhau. 

Mỗi khi trò chơi bắt chạch này diễn ra thì dân làng kéo đến xem rất đông, tiếng reo hò xen lẫn với tiếng trống tạo nên một khung cảnh rất náo nhiệt. Người dân vừa xem vừa nhắc nhở đôi trai gái không được quên ôm eo nhau khi bắt chạch. Đến khi bắt được chạch thì cùng giơ tay cao lên cho mọi người xem và tiến đến lĩnh thưởng. 


Trò chơi bắt chạch trong chum
Trò chơi bắt chạch trong chum

7. Trò chơi đánh phết

Trò chơi dân gian ngày tết này được chơi vào ngày hội đầu xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Địa điểm diễn ra trò chơi này là ở sân đình. Hai đầu sân đình (theo hướng đông - tây), thường dùng lấy vòng tròn vạch hôi hoặc đào lỗ để làm mục tiêu. 

Quả phết thường được làm bằng gỗ tròn, sơn đỏ, biểu tượng cho mặt trời. Khi chơi, người tham gia sẽ chia thành 2 phe dùng gậy tre giữ nguyên gốc dài đến 1m để đánh vào quả phết. Nếu quả phét mà chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương thì người đó sẽ thắng cuộc. 

Nhiều người cho rằng trò đánh phết có nguồn tục thờ Mặt Trời (quả phết chuyển động từ Tây sang Đông và ngược lại). Dân gian còn gắn trò chơi đánh phết này với sự tích huấn luyện binh sĩ của Hai Bà Trưng.

Mỗi khi có cuộc thi đấu phết diễn ra đều thu hút đông đảo người xem. Mọi người thường cổ vũ rất sôi động và náo nhiệt, tạo ra không khí vui vẻ, rất phù hợp với ngày đầu năm mới. Chính vì không khí vui tươi này mà người ta có câu khẩu như “vui ra phết” 


Trò chơi đánh phết
Trò chơi đánh phết

8. Trò chơi đập niêu đất

Đập niêu đất là một trong những trò chơi dân gian ngày tết phổ biến ở nhiều làng quê của miền Bắc nước ta. Trò này thường được chơi ở sân đình hay ở một khoảng sân rộng trong lành. Trước khi bắt đầu trò chơi người ta thường trồng hai chiếc cột ở hai đầu sân, cách nhau khoảng 5m, dùng dây thường buộc hai thân cột lại tạo thành giá treo niêu. Cách giá treo niêu một khoảng từ 3 - 5m được kẻ một vạch xuất phát. 

Trước khi chơi, người tham gia sẽ được trọng tài phát cho một chiếc gậy dài khoảng 50cm, người chơi sẽ bị bị mắt và phải tự căn hướng để đập niêu. Người đập trúng niêu sẽ được nhận một phần thưởng ghi trong giấy ở chính chiếc niêu mà người đó đã đập vỡ. 


Trò chơi đập niêu đất
Trò chơi đập niêu đất

9. Trò chơi đi cầu kiều

Đi cầu kiều là một trò chơi dân gian ngày tết đơn giản mà thú vị. Người ta thường lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, sau đó bắt một đoạn cầu tre để làm cầu. Đoạn tre này một đầu thì nằm ghé bên bờ đất, đầu kia sẽ được buộc vào một sợi dây thừng hoặc chão, dây thì được buộc vào chiếc cột đã được chôn chắc dưới lòng đất, buộc làm sao để cho chiếc cầu đung đưa tăng tính thử thách cho trò chơi. 

Giải thưởng của trò chơi này sẽ được treo ở trên cột, đến lượt người nào tham gia thì người đó leo cầu tre lấy thưởng. Trò này rất khó chơi, có người chỉ leo được vài bước liền ngã, có người đến đích rồi nhưng không đủ vững để lấy được phần thưởng. Trò chơi này càng chơi càng thú vị, hấp dẫn nhiều người tham gia. 


Trò chơi đi cầu kiều
Trò chơi đi cầu kiều

10. Trò chơi chọi gà

Chọi gà được coi là một thú vui tao nhã, vừa để giải trí, tiêu khiển vừa khuyến khích người nông dân chăn nuôi nhiều vật nuôi. Đây là một thú vui mà hầu hết các ngày Tết, ngày lễ hội đầu có. 

Có nhiều làng ở miền Bắc nổi tiếng với trò chơi chọi gà như làng Đình Bảng (Bắc Ninh), làng Thổ Hà, Yên Phụ (Yên Phong) hay nhiều nơi khác ở 3 miền. Để chơi chọi gà, người nuôi gà phải rất kỳ công trong việc chọn loại gà chọi “nhà nòi”. Những chú “gà nòi” được lựa chọn rất vất vả và công phụ rồi đưa chúng đến tập luyện với những chú gà chọi khác để có thể làm quen với những trận đấu. có những hiệp đấu gà chọi dài tới hàng tiếng đồng hồ mà không phân được thắng bại. 


Trò chơi chọi gà
Trò chơi chọi gà

Trên đây là bài viết tổng hợp và giới thiệu về 10 trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền phổ biến nhất. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm hiểu biết về những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt ta. Chúc bạn và gia đình có một cái Tết Nhâm Dần an khang thịnh vượng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

22 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

22 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

22 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

22 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

22 giờ trước