meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tình huống sư phạm tiểu học là gì? Những điều cần thiết khi giải quyết tình huống sư phạm tiểu học

Thứ tư, 01/02/2023-17:02
Bậc học tiểu học là bậc học thường xảy ra khá nhiều tình huống sư phạm mà giáo viên cần phải hết sức chú ý để giải quyết được một cách hợp lý không gây ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh và phụ huynh. 

Tình huống sư phạm tiểu học là gì?

Tình huống sư phạm tiểu học là những tình huống có thể xảy ra giữa học sinh và giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh trong khuôn khổ và phạm vi của trường tiểu học. Những tình huống này có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng cần phải được giải quyết ổn thỏa giữa những người liên quan vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình học tập, giảng dạy của cả giáo viên và học sinh. Vì thế, cần phải nắm bắt được các tình huống sư phạm tiểu học nhanh chóng tránh ảnh hưởng đến kết quả về sau.


Tình huống sư phạm tiểu học là những tình huống có thể xảy ra giữa học sinh và giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh trong khuôn khổ và phạm vi của trường tiểu học. Ảnh minh họa
Tình huống sư phạm tiểu học là những tình huống có thể xảy ra giữa học sinh và giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh trong khuôn khổ và phạm vi của trường tiểu học. Ảnh minh họa

Những tình huống sư tiểu học thường gặp

Cha mẹ đánh con trước mặt giáo viên
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh có kết quả học tập thấp kém, là giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm đến nhà học sinh để thông báo kết quả học tập của em đó cho gia đình biết và để phối hợp cùng giáo viên khắc phục kết quả học tập của học sinh. Song, ngay khi đến nơi và nói chuyện thì giáo viên lại chứng kiến cảnh phụ huynh học sinh đánh em ngay trước mặt mình nếu trong tình huống đó giáo viên sẽ phải xử lý thế nào? Trước tiên cần phải cố gắng giảm bớt không khí căng thẳng gia đình, sau đó giải thích cho phụ huynh mình đến đây không phải để mách cho phụ huynh để đánh học sinh. 

Hãy khuyên phụ huynh bình tĩnh và nêu lý do trước tiên đến thăm gia đình và muốn cùng trao đổi với gia đình để kết hợp mang tới em học sinh những biện pháp học tập tốt nhất để giúp em cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập cao. Còn với cách giáo dục của gia đình là một giáo viên bạn cũng nên góp ý không nên dùng vũ lực vì như vậy rất ảnh hưởng về thân thể và tâm lý mà không thể khắc phục. 

Học sinh yếu có điểm cao bất ngờ

Khi chấm bài kiểm tra hôm nay của học sinh bạn vô cùng bất ngờ khi trường hợp học sinh thường có điểm kém nhất lớp lại đột xuất có thành tích cao bất ngờ. Trong trường hợp này bạn sẽ làm gì? Trước tiên giáo viên cần phải khen ngợi bài làm của học sinh đó trước lớp vì học sinh đã có tiến bộ và có cách làm sáng tạo. Tuy nhiên, vẫn cần phải khéo léo xem xét bài kiểm tra có đúng do em học sinh làm hay không bằng cách gọi học sinh đó lên bảng để chữa bài kiểm tra và nói về những cách làm mới trong bài. 

Chủ nhiệm một lớp trầm
Trong quá trình công tác, giáo viên được giao chủ nhiệm một lớp khá trầm từ không khí học tập đến các phong trào đều không hào hứng. Học sinh trong lớp rụt rẻ, ít phát biểu. Nếu gặp phải trường hợp này giáo viên cần tìm hiểu lý do vì sao các phong trào của lớp lại trầm như vậy để đưa ra các hướng giải quyết hợp lý. Nhưng trước tiên phải khuyến khích tinh thần của các em khi làm được việc tốt. Đồng thời, giáo viên nên tổ chức các hoạt động dã ngoại, trò chơi chung để gắn kết sự hòa đồng của các học sinh. Đưa ra các hoạt động thi đua giữa các nhóm, các tổ và cần phải có hình thức khen thưởng rõ ràng cho những người chiến thắng. 

Học sinh mất tiền

Đây là trường hợp khá phổ biến ở cấp tiểu học khi một bạn học sinh báo cáo mất tiền khi mang đi để đóng quỹ lớp. Sự việc này cực kì quan trọng và cần phải xử lý khéo léo tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh và phụ huynh. Trong trường hợp này cần phải trấn an học sinh yêu cầu bạn đó tìm kĩ lại trong cặp và chỗ ngồi trước để xem có thật sự mất không. Đồng thời, hãy bảo em học sinh nhớ lại đã đi những đâu có chắc chắn mất tại lớp hay không. 

Trong trường hợp học sinh mất trong lớp thì cần phải động viên các học sinh khác nếu ai trót lấy của bạn thì gặp riêng cô để trao đổi chứ cũng không nên lục cặp của các học sinh trước lớp. Nhất định không được mạt sát học sinh mà hãy đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng, đây là độ tuổi có tâm lý khá nhạy cảm nên nếu nặng lời sẽ khiến em đó mất bình tĩnh và làm những chuyện dại dột. Bên cạnh đó, khi trả lại tiền cho học sinh bị mất tiền giáo viên cũng không nên nói ra tên của bạn đã lấy, vì độ tuổi này học sinh vẫn chưa biết giữ bí mật nếu như chuyện này để cả lớp biết và trêu bạn học sinh còn lại thì sẽ khiến em đó cảm thấy xấu hổ, mất tự tin.


Trong trường hợp học sinh mất trong lớp thì cần phải động viên các học sinh khác nếu ai trót lấy của bạn thì gặp riêng cô để trao đổi chứ cũng không nên lục cặp của các học sinh trước lớp. Ảnh minh họa
Trong trường hợp học sinh mất trong lớp thì cần phải động viên các học sinh khác nếu ai trót lấy của bạn thì gặp riêng cô để trao đổi chứ cũng không nên lục cặp của các học sinh trước lớp. Ảnh minh họa

Phụ huynh xin cho con thôi học

Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp mà lại có một học sinh học kém, mà còn thường xuyên đi học muộn, nghỉ học, không tập trung và ngủ gật triền miên mà phụ huynh học sinh còn không muốn phối hợp. Khi giáo viên đề ra phương án để phối hợp với gia đình nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của học sinh thì phía gia đình lại muốn xin  cho học sinh thôi học, thì trong trường hợp đó giáo viên cần làm gì để gia đình nhìn nhận lại vấn đề?

Một yêu cầu hết sức quan trọng trong tình huống này là việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Nếu như học sinh vừa học kém lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể những biện pháp nhà trường đưa ra hay nội quy chung không còn tác dụng nên việc tìm đến sự giúp đỡ của phụ huynh là việc làm cần thiết. Song, nếu vấn đề là phụ huynh học sinh không hợp tác và không hiểu được vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con cái thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn.

Hiện nay, nhiều người quan niệm đã gửi con em họ đến trường, phải đóng tiền là mọi trách nhiệm đều thuộc về nhà trường và các thầy cô giáo trong việc dạy dỗ chúng mà không quan tâm xem tình hình học tập và con mình đang phát triển thế nào. Đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm mà chắc chắn những người làm giáo viên sẽ có trách nhiệm sẽ không thể bỏ qua. Trong trường hợp sự nhiệt tình đó không được đáp lại thì đương nhiên bạn sẽ cảm thấy tự ái, cảm thấy bị xúc phạm, nhưng không có nghĩa là giáo viên sẽ mặc kệ vì họ có trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

Trước tiên, cần bình tĩnh để phân tích cho phụ huynh hiểu hậu quả của việc nghỉ học sớm sẽ ảnh hưởng đến tương lai và con đường phát triển của học sinh, nên giáo viên hãy thẳng thắn đề nghị gia đình phải tiếp tục cho con đi học. Nhưng nếu gia đình vẫn tiếp tục tỏ thái độ bất cần không khiến giáo viên can thiệp thì lúc đó giáo viên sẽ lại phải thuyết phục người còn lại trong gia đình, để hai người cùng trao đổi. Đồng thời, cũng nên khuyên phụ huynh nói chuyện lại với con mình xem em đó có thật sự muốn nghỉ học hay không. Đừng ám ảnh bởi tử tưởng đi học mà không chú tâm thì thà ở nhà cho rồi. 

Học sinh phá hoại tài sản

Trong lớp có học sinh khá hiếu động và nghịch ngợm thường xuyên phá hoại làm hỏng tài sản trong lớp và của nhà trường, lần này học sinh làm đổ cây cảnh của nhà trường và còn khiến học sinh khác bị thương thì bạn sẽ phải làm thế nào? Trong trường hợp này nếu là giáo viên chủ nhiệm thì cần phải có những biện pháp xử lý mạnh. Trước tiên, vẫn cần phải gọi học sinh đó ra để nói chuyện rồi mới thông báo cho gia đình, cần phải xem lý do vì sao học sinh đó lại thường xuyên quậy phá như vậy. Đồng thời, cần phải khuyên răn giải thích những việc làm đó rất ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn thì có thể nhà trường sẽ cho em thôi học.

Khi gặp gia đình của phụ huynh giáo viên cũng cần đưa ra phương án kết hợp để giáo dục lại nề nếp của em học sinh, cần phải phân tích cho gia đình hiểu hậu quả của việc nếu học sinh vẫn vô tổ chức kỉ luật lâu dần sẽ không thể uốn nắn. Do đó, phụ huynh cũng cần nói chuyện với con mình để khuyên bảo từ từ khắc phục tình trạng như vậy tái diễn. 

Học sinh giả chữ kí bài kiểm tra
Sau khi trả bài kiểm tra giáo viên yêu cầu các học sinh sẽ mang bài kiểm tra về để xin chữ kí của bố mẹ rồi nộp lại. Tuy nhiên, giáo viên phát hiện ra trong số những bạn có điểm kém lại có một bạn giả mạo chữ kí của phụ huynh, trong trường hợp này giáo viên cần phải làm thế nào mới thỏa đáng? Trước tiên cần phải gặp riêng học sinh đó để nói cho học sinh biết việc giả mạo chữ kí là một hành động sai trái, giả dối với cả cô và gia đình.

Việc được điểm kém không hề xấu hổ nếu như học sinh thấy sợ bố mẹ sẽ cho ăn đòn thì lúc đó giáo viên sẽ phải trực tiếp gọi điện cho phụ huynh để trao đổi, chính cách hành xử của phụ huynh như vậy khiến cho học sinh cảm thấy sợ và không dám thành thật với bố mẹ mình. Bên cạnh đó, vẫn phải phân tích cho học sinh việc được điểm kém có thể khắc phục nếu em cố gắng học tập nhưng nếu nói dối thì sẽ khiến người khác mất niềm tin vào em. 


Việc được điểm kém không hề xấu hổ nếu như học sinh thấy sợ bố mẹ sẽ cho ăn đòn thì lúc đó giáo viên sẽ phải trực tiếp gọi điện cho phụ huynh để trao đổi, chính cách hành xử của phụ huynh như vậy khiến cho học sinh cảm thấy sợ. Ảnh minh họa
Việc được điểm kém không hề xấu hổ nếu như học sinh thấy sợ bố mẹ sẽ cho ăn đòn thì lúc đó giáo viên sẽ phải trực tiếp gọi điện cho phụ huynh để trao đổi, chính cách hành xử của phụ huynh như vậy khiến cho học sinh cảm thấy sợ. Ảnh minh họa

Tình huống sư phạm tiểu học xảy ra hàng ngày, hàng giờ và trong bất cứ lớp học nào cũng có. Do đó, các giáo viên phải hết sức bình tĩnh để giải quyết các trường hợp này, đồng thời, tùy từng trường hợp để có cách xử lý nhẹ nhàng, khuyên bảo hay răn đe tránh để học sinh sợ hãi không dám đến trường lớp.

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước