meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thông tin quy hoạch mập mờ, người dân mua đất như... “đánh bạc”

Thứ ba, 05/07/2022-07:07
Đã có biết bao trường hợp người dân mất tiền đặt cọc lên đến tiền tỷ, thậm chí phá sản vì đã dồn tiền đầu cơ đất khi mù mờ thông tin về quy hoạch.

“Dự án ma” lũng đoạn thị trường

Đầu năm 2022, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã "điểm mặt" hàng loạt dự án chưa đủ điều kiện mở bán. Đặc biệt, có đến 8 dự án chưa được cấp phép nhưng lại được rao bán rầm rộ trên nhiều trang thông tin nhà đất, webite bất động sản... mời chào khách hàng. Nhiều dự án đã hình thành đến hàng chục căn biệt thự. Cụ thể, tại huyện Lương Sơn có các dự án Green Oasis Hòa Bình, Mountain Villa, Beverly Hill, Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp; Huyện Đà Bắc có dự án Sun Legend Villa - Đà Bắc Ecolodge; TP Hòa Bình có dự án Ohara Villas – Resort, Kai Village Resort (thuộc xã Mông Hóa), The Moon Village (thuộc xã Yên Quang).

Điều đáng nói, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã đừng "điểm mặt" những “dự án ma” này nhưng không hiểu vì lí do gì mà các dự án vẫn được xây, vẫn được rao bán, thậm chí vẫn có giao dịch.

Mới đây, tháng 6/2022, công an TP.HCM cũng đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Trung Hiếu - Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư & dịch vụ Nhà Đất Việt để điều tra hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 


Cảnh báo của cơ quan chức năng địa phương về những dự án chưa đủ điều kiện 
Cảnh báo của cơ quan chức năng địa phương về những dự án chưa đủ điều kiện 

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, ông Hiếu đã thảo thuận chuyển nhượng 2 thửa đất ở xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) của người dân, tiến hành đặt cọc. Tuy nhiên, trong khi chưa hoàn tất thủ tục mua bán thì ông Hiếu đã sử dụng các thửa đất này để “vẽ” lên dự án “khu dân cư Lộc Phát Garden” và dự án “khu dân cư Nhuận Đức". Với danh nghĩa pháp nhân Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Nhà Đất Việt, ông này đã lập dự án, vẽ phân lô đất nền rồi quảng cáo bán đất nền cho người dân dưới dạng đất thổ cư.

Cũng theo cơ quan điều tra, đã có 12 khách hàng ký hợp đồng và thanh toán số tiền hơn 8,4 tỉ đồng cho Hiếu và bị người này chiếm đoạt số tiền trên.

Đã có biết bao trường hợp người dân mất tiền đặt cọc lên đến tiền tỷ, thậm chí phá sản vì đã dồn tiền đầu cơ đất khi mù mờ thông tin về quy hoạch như những trường hợp trên.

Người dân mù mịt thông tin quy hoạch

Đầu tháng 7/2022, một nghiên cứu nhằm hướng tới “thúc đẩy việc tiếp cận thông tin đất đai của người dân” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) phối hợp thực hiện vừa được công bố. Nghiên cứu được thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố và 704 quận, huyện, thị xã trên toàn quốc trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 27/63 UBND tỉnh, thành phố đã đăng tải bảng giá đất cấp tỉnh giai đoạn 2020-2024 (chiếm 42,9%) và có 337/704 UBND cấp huyện trên toàn quốc đã đăng tải kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2021 (chiếm 47,9%). Tuy nhiên, việc đăng tải thông tin thiếu đồng bộ, các tài liệu đính kèm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đăng rải rác, thậm chí xuất hiện ở một số chuyên mục khác nhau trên các cổng/trang thông tin điện tử, khiến người dân rất khó khăn khi tìm kiếm thông tin quy hoạch một cách đầy đủ. Tiếp đó, chỉ có 17% cơ quan đăng tải đầy đủ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đáp ứng yêu cầu đăng tải.

Trong số yêu cầu cung cấp thông tin gửi tới 561 văn phòng UBND cấp huyện, có 98 cơ quan cung cấp thông tin (chiếm 17,5%), 15 cơ quan từ chối cung cấp thông tin (chiếm 2,7%), 46 cơ quan có phản hồi nghiên cứu viên nhưng không cung cấp thông tin (chiếm 8,2%) và 402 cơ quan hoàn toàn không có phản hồi (chiếm 71,7%). 


Chỉ có 17% cơ quan đăng tải đầy đủ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đáp ứng yêu cầu đăng tải
Chỉ có 17% cơ quan đăng tải đầy đủ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đáp ứng yêu cầu đăng tải

Nhanh chóng triển khai thực thi Luật Tiếp cận thông tin 

Bà Diana Torres, Trường phòng quản trị và thúc đẩy sự tham gia của người dân, UNDP cho rằng: “Việc thiếu công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng, thu hồi đất đai cũng như hành vi trục lợi của một bộ phận công chức địa chính là những nguyên nhân khiến mâu thuẫn đất đai ở Việt Nam trở nên phức tạp, đặc biệt là ở ngoại vi các thành phố lớn. Nếu thông tin đất đai được công khai, người dân có cơ hội đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất thì sẽ giảm được việc tham nhũng, mâu thuẫn trong lĩnh vực đất đai. Từ đó, niềm tin của người dân vào chính quyền địa phương sẽ tăng lên.”

Về vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, thông tin quy hoạch đất đai thời gian qua đã được công khai một cách "rất hình thức", khiến người dân ít tiếp cận được thông tin chính thống, tạo cơ hội cho các đối tượng “cò” đất tung hoành, thổi giá đất, vẽ dự án “ma”, gây lũng đoạn thị trường bất động sản.

Ông Lê Thanh Hoàn, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nhiều quy hoạch được công bố... cho có, tức là đăng tải quyết định quy hoạch nhưng lại không kèm bản đồ quy hoạch, hoặc nếu có thì bản đồ cũng rất nhỏ, dung lượng kém, khiến người dân không rõ nội dung. 


Thông tin quy hoạch càng minh bạch bao nhiêu thì càng giúp cho Nhà nước quản trị đất đai tốt hơn, từ đó tăng niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước
Thông tin quy hoạch càng minh bạch bao nhiêu thì càng giúp cho Nhà nước quản trị đất đai tốt hơn, từ đó tăng niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước

Đặc biệt, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa còn nêu thực trạng, đầu năm 2021, giá đất sốt tại một số tỉnh thành như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, hay Thanh Hóa, Nghệ An... Tới giữa năm, tình trạng này hạ nhiệt vì có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Nhưng đến cuối năm 2021, sốt đất quay trở lại. Như vậy là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, triệt để và chưa công khai các vi phạm.

Trước thực trạng này, để đảm bảo một thị trường bất động sản lành mạnh, nhóm nghiên cứu đến từ UNDP tại Việt Nam và CEPEW đã có khuyến nghị gửi tới cơ quan nhà nước. Cụ thể, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng triển khai thực thi các yêu cầu của Luật Tiếp cận thông tin 2016, từ đó quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và quy định quy trình công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của người dân. Việc thực hiện tốt những quy định này sẽ góp phần thực hiện tốt các quy định về công khai thông tin đất đai được quy định trong pháp luật về đất đai nhằm tăng hiệu quả quản trị đất đai, đồng thời giảm những xung đột liên quan đến đất đai. 

Bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc CEPEW bày tỏ: “Người dân, báo chí và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy minh bạch thông tin, trong đó có thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất. Thông tin quy hoạch càng minh bạch bao nhiêu thì càng giúp cho Nhà nước quản trị đất đai tốt hơn, từ đó tăng niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước.”

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

1 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

4 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

7 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

7 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

7 giờ trước