Thị trường "lộ diện" những bất động sản mới được giới đầu tư săn đón
BÀI LIÊN QUAN
Đầu tư hạ tầng là đầu tư vào sự phát triển của thị trường bất động sảnTS. Đinh Thế Hiển: Các nhà đầu tư nên quên đi những khu vực “đất lành chim đậu” mà phải tìm đến nơi “đất có thóc để chim ăn”Theo Nhịp sống thị trường, trong bối cảnh thách thức toàn cầu, một số khu vực và lĩnh vực đã thể hiện sự linh hoạt đáng chú ý, mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn. Theo đại diện Savills Việt Nam cho biết, tới thời điểm này, đầu tư bất động sản toàn cầu ghi nhận lượng giao dịch trầm lắng bởi lãi suất neo ở mức cao cùng triển vọng không mấy khả quan của nhiều nền kinh tế.
Trong bối cảnh thách thức toàn cầu, một số khu vực và lĩnh vực đã thể hiện sự linh hoạt kinh tế đáng chú ý, mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn. Trong đó, thị trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điểm đến được các nhà đầu tư săn đón.
Mới đây, báo cáo từ Savills Prospects cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng giao dịch bất động sản tại châu Á - Thái Bình Dương sụt giảm 42% về mức 62 tỷ USD, các phân khúc ngách tại khu vực này tiếp tục thu hút hơn 8 triệu USD vốn đầu tư, cao hơn so với mức đỉnh vào năm 2022. Các phân khúc ngách bao gồm bất động sản trung tâm dữ liệu, kho vận và khoa học đời sống.
Theo nhận định của ông Simon Smith, Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Châu Á Thái Bình Dương, có nhiều lý do thu hút nhà đầu tư cân nhắc đến việc đầu tư vào các phân khúc nhánh tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
Đầu tiên là các lĩnh vực như trung tâm dữ liệu và khoa học đời sống là những xu hướng lớn của thế giới và đực dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trước xu hướng giảm của bất động sản thế giới. Các phân khúc này được đánh giá là có cơ hội tạo ra doanh thu hơn so với việc cho thuê truyền thống. Bên cạnh đó, các lĩnh vực này đều đang trong giai đoạn phát triển ban đầu tại nhiều quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương, điều này có nghĩa thời điểm này nhà đầu tư có cơ hội nắm bắt được lợi thế dẫn đầu.
Trong nửa đầu năm 2023, số lượng các giao dịch trung tâm dữ liệu đạt mức gần tương đương năm 2022. Trong khi đó, số lượng xây dựng các trung tâm dữ liệu đồng thời ghi nhận ở mức cao trong hai năm qua.
Trong khi đó, các giao dịch ở thị trường văn phòng tại châu Á giảm 56% trong quý 2 năm 2023, đồng thời giao dịch chuyển nhượng của thị trường bán lẻ cũng giảm 49% so với cùng kỳ. Bất động sản công nghiệp nói chung cũng ghi nhận lượng lượng giao dịch đầu tư giảm khoảng 14%. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp hiện nay vẫn ở mức cao hơn so với mức trước đại dịch.
Nhận định về tiềm năng đầu tư tại thị trường châu Á nói chung, vị đại diện Savills nhấn mạnh, khu vực này vẫn còn nhiều tín hiệu tích cực đối với thị trường văn phòng, khi nhu cầu làm việc tại văn phòng đã ghi nhận mức tăng rõ rệt bởi nhu cầu làm việc tại văn phòng đã ghi nhận mức tăng rõ rệt do văn hóa làm việc vẫn ưu tiên các hoạt động trao đổi trực tiếp tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, nhu cầu bán lẻ cũng gia tăng khi cửa hàng trực tuyến cũng đang chuyển mình thành địa điểm trải nghiệm thay vì phục vụ mục đích bán hàng thông thưởng. Hơn thế, thị trường vẫn cần thêm nguồn cung logistic và bất động sản công nghiệp hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn. Ông Simon Smith nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Nghiên cứu của Savills Prospects cho biết, trong nửa đầu năm 2023, các nhà đầu tư đến từ Nhật bản đã có những hoạt động sôi nổi nhất với 2,5 tỷ USD được đầu tư mới - con số này cao hơn so với kỷ lục của họ vào năm 2018 trước đó (1,4 tỷ USD). Trong đó, thị trường được các nhà đầu tư Nhật Bản nhắm tới là các quốc gia Đông Nam Á và Úc.
Theo Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2023, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 về đối tác đầu tư tại Việt Nam, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài và tăng 73,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại thị trường Việt Nam, tính trong 8 tháng năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kết quả ấn tượng với tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng tính trong 8 tháng năm 2023, tổng giá trị vốn FDI vào Việt Nam có 1.924 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với vốn đăng ký mới đạt hơn 8,8 tỷ USD, tăng 69,5% về số dự án và tăng 39,7% về vốn so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 13 tỷ USD, chiếm gần 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định về xu hướng trên, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, dòng vốn FDI đang cho thấy nhiều cơ hội khi các dự án mới đăng ký tăng mạnh, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất sản xuất. Việt Nam đang nỗ lực rất nhiều để có thể cải thiện cơ sở hạ tầng thông qua việc hoàn thiện các tuyến quốc lộ kết nối liên tỉnh cùng với việc xây dựng mới và nâng cấp các sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu. Sự phát triển hạ tầng đi kèm với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cũng như việc cải cách thủ tục hành chính đã tạo nên sức hút đầu tư cho thị trường.
Bên cạnh đó, các phân khúc về bất động sản xanh tại Việt Nam cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm, khi các cam kết về ESG cùng với yếu tố xanh trong bất động sản đã trở thành một yêu cầu quan trọng.
Ông Matthew Powell đánh giá, xu hướng xanh hóa đã ghi nhận đối với các sản phẩm văn phòng, bán lẻ, nhà ở và giờ là tới các sản phẩm bất động sản công nghiệp. Một số chủ đầu tư quốc tế và chủ đầu tư Việt nam hiện đã và đang lên kế hoạch đầu tư vào các giải pháp công nghệ cao cho bất động sản công nghiệp nhằm thu hút thêm nhu cầu nhà xưởng xanh và các ngành nghề mang lại giá trị gia tăng cao như điện tử, thiết bị điện, chất bán dẫn.
Chú trọng các khu công nghiệp xanh
Có thể thấy, lĩnh vực bất động sản công nghiệp vẫn luôn thu hút dòng vốn ngoại trong suốt thời gian qua. Đánh chú ý, các nhà đầu tư gần đây quan tâm nhiều hơn đến bất động sản xanh. Giới chuyên gia cho biết, các nhà đầu tư thứ cấp đang ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo do áp dụng thuế carbon.
Bà Trang Lê - Giám đốc cấp cao khối nghiên cứu và tư vấn, JLL Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện đã có loại hình nhà xưởng, nhà kho với chất lượng tương đương các quốc gia khác trong khu vực, thậm chí còn có những dự án tích hợp công năng xanh. Đây là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư lớn.
Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các cơ hội để Việt Nam đón dòng đầu tư dịch chuyển thì cũng còn không ít rào cản, thách thức.
Để thu hút mạnh dòng vốn FDI chất lượng cao vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam, ông Paul Tonkes - Phó giám đốc điều hành khối bất động sản công nghiệp, Công ty Indochina Kajima Development (ICCK) gợi ý, Việt Nam nên có hệ thống xếp hạng, chứng nhận các khu công nghiệp, tương tự khung Eco-Industrial Parks (EIP) hoặc chứng nhận LEED. Qua đó, khách thuê có thể biết được chính xác chất lượng sản phẩm, giúp họ có thể góp phần giảm thiểu carbon trong chuỗi cung ứng ở mức độ nào.
Cùng với đó, việc xếp hạng và chứng nhận này cũng giúp những nhà phát triển bất động sản công nghiệp có thêm nhiều động lực cũng như trách nhiệm để xây dựng một hệ sinh thái chuỗi cung ứng lành mạnh.
Giới chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, các tập đoàn lớn có những yêu cầu rất cao về môi trường. Họ cần cung cấp năng lượng sạch, bền vững để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh, được cấp chứng chỉ để có thể xuất khẩu sang các thị trường khắt khe nhất. Do đó, họ cũng đòi hỏi ở Việt Nam phải có những khu công nghiệp đáp ứng đủ các yêu cầu này. Vì vậy, chúng ta phải chú trọng xây dựng những khu công nghiệp xanh để tăng lực hút các nhà đầu tư.