meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 9/6: Thanh khoản tụt dốc, VN-Index đi ngang

Thứ năm, 09/06/2022-16:06
Thị trường chứng khoán hôm nay gặp áp lực điều chỉnh sau phiên bùng nổ hôm qua. Sự giằng co giữa bên mua và bên bán cũng như thanh khoản tụt dốc đã cho thấy dòng tiền khá dè dặt trước ngưỡng 1.310 điểm.

VN-Index đi ngang

Theo Tin nhanh chứng khoán, sau phiên sáng đầy khó nhọc, tiếp tục bị đẩy lui ngay khi mở cửa trở lại trong phiên chiều, nhưng mức giảm không mạnh và khi về gần 1.300 điểm. Lực kéo lại xuất hiện, dù không lớn nhưng cũng đủ giúp chỉ số bật lên và gần như đi ngang ngay dưới sát tham chiếu cho đến khi đóng cửa. Dù đến cuối phiên thị trường giảm nhẹ, song điểm sáng là VN-Index test thành công lực cung quanh mốc 1.300 điểm.

Chốt phiên, sàn HOSE có 219 mã tăng và 214 mã giảm, VN-Index giảm 0,11 điểm (-0,01%), xuống 1.307,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 465,6 triệu đơn vị, giá trị 12.680,2 tỷ đồng, giảm 20% về khối lượng và 24% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 29,3 triệu đơn vị, giá trị 803,8 tỷ đồng.


Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay 9/6. Nguồn TradingView
Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay 9/6. Nguồn TradingView

Đóng cửa, sàn HNX có 84 mã tăng và 100 mã giảm, HNX-Index tăng 1,81 điểm (+0,58%), lên 312,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,1 triệu đơn vị, giá trị 1.302,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 24,9 triệu đơn vị, giá trị gần 838 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu đến từ hơn 21,93 triệu cổ phiếu THD, trị giá hơn 776 tỷ đồng.

Sàn UpCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,12%), xuống 94,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 44,48 triệu đơn vị, giá trị 1.067,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,28 triệu đơn vị, giá trị 128 tỷ đồng.

Diễn biến phân hóa

Nguyên nhân lớn khiến thị trường ảm đạm một phần là do diễn biến kém tích cực của nhiều cổ phiếu lớn, đơn cử như VCB, SAB, VNM, SSI, GAS khi đồng loạt giảm điểm trên 1%. Dù vậy, chiều ngược lại đà tăng giá của POW, STB, HPG, VRE cũng đóng vai trò là trụ đỡ của thị trường.

Nội bộ các ngành nhìn chung phân hóa. Sau một phiên bùng nổ, việc nhiều cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh cũng tạo áp lực lên thị trường chung. Dù sự phân hóa mạnh vẫn diễn ra, song sắc đỏ vẫn thắng thế với nhiều mã giảm như, VCB giảm 1,77%, VPB giảm 0,94%, MBB giảm 0,54%, VIB giảm 0,56%, SSB giảm 1,04%, EIB giảm 2,41%... nhưng BID tăng 0,58%, TCB tăng 0,4%, ACB tăng 0,19%... Đặc biệt là STB bất ngờ tăng mạnh 3,24%.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Tương tự, cổ phiếu chứng khoán cũng ghi nhận tăng, giảm đan xen. SSI giảm 1,02%, HCM giảm 0,63%, VCI giảm 0,84% trong khi VND lại tăng 1,01%, VIX tăng 0,4%, ORS tăng 1,17%, TVS tăng 4,52%.

Ở nhóm bất động sản, các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, NVL, BCM đều biến động trong biên độ hẹp. Một số cổ phiếu tăng mạnh hơn nhiều thị trường chung có thể kể đến TCH tăng 2,27%, KHG tăng 2,45%, SCR tăng 4,96%, FLC tăng 5,41%, SJS tăng 6,78%, DXG tăng kịch trần. Nhìn chung, sắc xanh áp đảo sắc đỏ.

Với nhóm sản xuất, mức độ phân hóa rõ rệt hơn, nhất là ở cổ phiếu vốn hóa lớn. MSN giảm 0,67%, VNM giảm 1,13%, SAB giảm 1,69% trong khi GVR tăng 1,48%, DPM tăng 0,15%, DCM tăng 0,36%.

Phân hóa cũng là tình trạng xảy ra ở cổ phiếu năng lượng và bán lẻ: GAS giảm 1,01% nhưng POW tăng 3,25%, PGV tăng 0,32%, PLX tăng 0,11%; MWG và FRT giảm lần lượt 0,39% và 2,24% còn PNJ lại tăng 0,39%.

Trong khi thị trường lình xình, nhóm thép lại vụt sáng trở thành tâm điểm sự chú ý trong phiên hôm nay. Nổi bật là NKG tăng hết biên độ lên mức 23.850 đồng/cp với thanh khoản khớp lệnh tăng gấp 3 lần lên gần 14 triệu đơn vị. TLH cũng bật tăng trần lên mốc 12.300 đồng với khối lượng khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. Ngoài ra, một số cổ phiếu thép khác cũng rất khá như HSG ( 6,2%), TVN ( 6%), SMC ( 5,4%),...

Tăng 2,74% lúc đóng cửa, "anh cả" HPG tiếp tục là cổ phiếu trụ mạnh nhất của VN-Index, thanh khoản vọt lên gần 27 triệu cổ tương đương 915,8 tỷ đồng. Thực tế HPG đã suy yếu nhẹ trong buổi chiều, giá tụt 0,59% so với thời điểm cuối phiên sáng. Chiều nay HPG chủ yếu là cầm cự đi ngang, nhưng việc dao động trên vùng giá tăng cao cũng cho thấy lực bán không đủ để ép giá thêm.


HPG tiếp tục là cổ phiếu trụ mạnh nhất của VN-Index. Nguồn Vietstock
HPG tiếp tục là cổ phiếu trụ mạnh nhất của VN-Index. Nguồn Vietstock

Dù không có mức tăng quá ấn tượng, song nhóm điện cũng giữ phong độ khá tốt, đơn cử như TV2 ( 4,5%), PC1 ( 3,6), GEG ( 1,6%),...

Việc các cổ phiếu tăng giá tốt nhất không nhất thiết phải là các cổ phiếu kéo chỉ số nhiều nhất cho thấy thị trường đang có tính chọn lựa cao. Nhà đầu tư ưu tiên cổ phiếu có khả năng sinh lời, hơn là câu chuyện chỉ số “bùng nổ” như thế nào.

Toàn sàn HoSE có 219 mã tăng giá, 66 mã đứng giá tham chiếu và 214 mã giảm giá. Thanh khoản trên HoSE giảm khá mạnh so với phiên hôm trước khi giá trị khớp lệnh chỉ đạt mức 12.680 tỷ đồng.

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 300 tỷ trên toàn thị trường

Khối ngoại giao dịch hôm nay họ mua ròng hơn 287 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó họ mua ròng 179 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng 45 tỷ đồng trên HNX và mua ròng hơn 63 tỷ trên UPCoM.

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng 179 tỷ đồng. Theo đó, họ tập trung mua STB (82 tỷ đồng), DXG (68 tỷ đồng), DXG (66 tỷ đồng)... Ngược lại, chiều mua ròng khối ngoại ghi nhận gom nhiều nhất tại VCB (51 tỷ đồng). Xếp theo sau là VHM (44 tỷ đồng), VNM (32 tỷ đồng),...

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng mua ròng 45 tỷ đồng. Cụ thể, SHS được khối ngoại gom nhiều nhất với giá trị 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó IDC cũng đứng top 2 mua ròng với 15 tỷ. Ngược lại, PVS và BVS bị bán ròng lần lượt 3,5 tỷ và 2,3 tỷ đồng trong phiên hôm nay. LHC, PSD, PVG cũng nằm trong top bị khối ngoại bán ròng.

Tại UpCOM, khối ngoại ghi nhận diễn biến khá tích cực khi họ đẩy mạnh mua ròng hơn 63 tỷ đồng. Cụ thể, BSR tiếp tục là mã được gom ròng nhiều nhất với giá trị 102 tỷ đồng, xếp theo sau còn có CLX, FOC cũng lần lượt được mua với giá trị 2,1 tỷ đồng... Ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất tại ACV với giá trị bán hơn 35 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước