meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thế Giới Di Động tạm dừng kinh doanh AVAFashion, AVAJi sau 6 tháng thử nghiệm không hiệu quả, dồn lực vào phát triển chuỗi nhà thuốc

Chủ nhật, 17/07/2022-21:07
Theo CEO Đoàn Văn Hiểu Em, MWG đã tạm đóng cửa đối với 2 dự án AVAFashion và AVAJi sau 6 tháng thử nghiệm không hiệu quả. Đồng thời, Thế Giới Di Động sẽ dồn lực để phát triển những mảng khả quan hơn.

Tạm ngừng bán quần áo, tập trung cho những mảng khả quan

Từ ngày 29/6, Website của thương hiệu AVAFashion đã chính thức ngừng hoạt động. Đồng thời, khi người dùng truy cập vào trang web của thương hiệu thời trang thuộc “ông lớn” Thế Giới Di Động thì sẽ được chuyển hướng sang website của thương hiệu AVASport.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 15/7, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Thế Giới Di động (MWG) đã xác nhận và cho biết, thời điểm hiện tại, công ty đang tạm đóng cửa các cửa hàng có liên quan đến 2 dự án AVAFashion và AVAJi. Cụ thể, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đang tạm đóng lại hai dự án là AVAFashion và AVAJi. Với AVAJi, chúng tôi hiện đang tạm dừng kinh doanh trang sức, trong khi đó mảng đồng hồ vẫn đang kinh doanh bình thường.

Trong 5 thương hiệu thuộc họ AVA vừa ra mắt trong nửa năm qua, có nhiều mảng trả về kết quả rất là khả quan, cụ thể là AVAKids và AVASport, AVACycle. Do đó, Thế Giới Di Động muốn tập trung vào phát triển những mảng này”.


Từ ngày 29/6, Website của thương hiệu AVAFashion đã chính thức ngừng hoạt động
Từ ngày 29/6, Website của thương hiệu AVAFashion đã chính thức ngừng hoạt động

Trước đó, vị CEO này cũng từng chia sẻ rằng, thời trang vốn là một lĩnh vực vô cùng phức tạp. Lĩnh vực này đòi hỏi nhiều năng lực về thiết kế, quản trị sản xuất cũng như xây dựng giá trị riêng cho thương hiệu. Ông cũng khẳng định rằng, các thương hiệu thời trang lớn cần phải có cho mình đội ngũ sáng tạo và thiết kế riêng, giám sát quy trình sản xuất, từ chọn vật liệu cho tới đặt hàng các nhà máy may mặc. Trong khi đó, năng lực cốt lõi của Thế Giới Di Động lại là bán lẻ cũng như vận hành chuỗi cửa hàng. 

Chia sẻ với Dân Trí, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết: “Hiện tại chúng tôi có quá nhiều việc cần tập trung nên đóng lại chuỗi thời trang. Tuy nhiên, không loại trừ trong tương lai, chúng tôi sẽ quay trở lại lĩnh vực này khi cảm thấy phù hợp”.

Theo như chia sẻ của Đại hiện Thế Giới Di Động, hồi tháng 1 năm nay, tập đoàn đã đưa vào hoạt động đồng loạt 5 thương hiệu bán lẻ thuộc họ AVA ở nhiều lĩnh vực, bao gồm: AVAFashion (thời trang), AVASport (đồ thể thao chính hãng), AVAKids (sản phẩm cho mẹ và bé), AVAJi (đồng hồ, trang sức, mắt kính), AVACycle (xe đạp). Sau 6 tháng thử nghiệm, MWG xác định hai mảng thử nghiệm là AVAKids và AVASport thu về kết quả tốt và đi nhanh hơn. Chính vì thế, công ty sẽ dành nguồn lực tập trung vào hai thương hiệu này, bên cạnh đó còn có AVACycle.

Tại thời điểm ra mắt 5 thương hiệu mới của họ AVA, ông Đoàn Văn Hiểu Em từng nhận định thị trường vẫn còn rất nhiều cơ hội cũng như khoảng trống chưa được khai thác sau những làn sóng dịch bệnh. Cụ thể, ông cho biết: “Các lĩnh vực mới đều chưa thực sự có đơn vị nào dẫn dắt thị trường. Do đó, cần phải nhảy vào sao cho nhanh nhất để giành phần thắng nhanh nhất”. Cũng theo vị CEO này, việc Thế Giới Di Động mạnh dạn khai trương nhiều chuỗi kinh doanh mới là hoàn toàn có cơ sở. Trước đó, năm 2021 chuỗi kinh doanh xe đạp đã được thử nghiệm, sau đó mở rộng quy mô lên tới 150 cửa hàng. Trong năm 2022, chuỗi này sẽ hướng đến mục tiêu đạt cột mốc 500 tỷ đồng doanh thu.

Dồn lực cho việc phát triển chuỗi nhà thuốc

Sáng 15/7, chia sẻ với báo chí, CEO Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, Thế Giới Di Động hiện đang có kế hoạch tăng tốc mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang lên đến 800 điểm vào cuối năm nay. Cuối tháng 7 vừa qua, chuỗi dược phẩm bán lẻ này đã cán mốc 500 cửa hàng. Bên cạnh đó, ông Hiểu Em cũng là người trực tiếp điều hành hệ thống nhà thuốc của tập đoàn.


Nếu quy mô hệ thống dược phẩm của MWG được mở rộng lên 800 điểm vào cuối năm, chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ ghi nhận  lãi ròng ở cấp độ toàn công ty, tổng doanh thu năm nay khoảng 2.000 tỷ đồng
Nếu quy mô hệ thống dược phẩm của MWG được mở rộng lên 800 điểm vào cuối năm, chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ ghi nhận  lãi ròng ở cấp độ toàn công ty, tổng doanh thu năm nay khoảng 2.000 tỷ đồng

“Việc mở rộng thần tốc là quá trình tất yếu sau thời gian thăm dò thị trường. Tham gia cuộc đua có phần muộn hơn trên thị trường, An Khang chắc chắn sẽ duy trì tốc độ để rút ngắn khoảng cách với các nhà bán lẻ khác”, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết. Nhà lãnh đạo này cũng tự tin khẳng định, chuỗi dược phẩm này đang phát triển khá thuận lợi, cuối năm nay sẽ có lãi.

Năm 2017, Thế Giới Di Động mua lại thương hiệu nhà thuốc Phúc An Khang. Khi đó, chuỗi nhà thuốc này có tổng cộng 14 cửa hàng tại TP.HCM. Không lâu sau đó, Phúc An Khang được đổi tên thành An Khang, đánh dấu bước chuyển mình thành chuỗi nhà thuốc chuyên nghiệp, cũng là lúc MWG thể hiện tham vọng chinh phục lĩnh vực mới này.

Thời điểm đầu, An Khang có phần đi chậm hơn các đối thủ như Long Châu của FPT Retail hay Pharmacity. Từ năm 2021 trở về trước, Thế Giới Di Động chủ yếu dồn lực vào việc phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng. Đồng thời, các nhà thuốc của Thế Giới Di Động cũng chủ yếu được mở bên cạnh các siêu thị Bách Hóa Xanh cho “tiện lợi”.

Cho đến đầu năm nay, các lãnh đạo của MWG đã quyết định tập trung sang phát triển lĩnh vực bán lẻ dược phẩm. Cuối tháng 2 năm nay, An Khang có hơn 200 nhà thuốc, trong khi Long Châu và Pharmacity đã lần lượt vượt mốc 500 và 800 cửa hàng. Từ cuối tháng 5, trung bình mỗi tháng An Khang mở mới trên dưới 100 cửa hàng. Nhờ việc duy trì tốc độ này, chỉ sau vài tháng chuỗi cửa hàng dược phẩm này đã được mở rộng lên con số 500. Đến hiện tại, thứ tự về quy mô trên thị trường dù vẫn chưa thay đổi nhưng khoảng cách được rút ngắn đáng kể khi số lượng cửa hàng của 3 hệ thống nhà thuốc nói trên lần lượt là 518, 691 và 1.147.

Hiện nay, doanh số bình quân của mỗi cửa hàng thuốc An Khang là 400-450 triệu đồng/tháng. Trong thời gian tới, Thế Giới Di Động có kế hoạch nâng doanh thu bình quân của mỗi cửa hàng lên 600 triệu đồng/tháng. Nếu quy mô hệ thống dược phẩm của MWG được mở rộng lên 800 điểm vào cuối năm, chuỗi nhà thuốc sẽ ghi nhận  lãi ròng ở cấp độ toàn công ty, tổng doanh thu năm nay khoảng 2.000 tỷ đồng.

Theo như đánh giá của CEO Đoàn Văn Hiểu Em, quy mô thị trường dược phẩm ở Việt Nam rơi vào khoảng 7-8 tỷ USD. Hiện tại, cả nước đang có khoảng 60.000 nhà thuốc nhưng các hệ thống hầu hết đều theo mô hình bán lẻ hiện đại, chiếm chưa đến 5%. Chính vì thế, dư địa thị trường vẫn còn rất lớn với các doanh nghiệp bán lẻ và cơ hội cũng còn rất nhiều.


Không chỉ tham vọng trong lĩnh vực dược phẩm, Thế Giới Di Động còn đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ & bé AVAKids
Không chỉ tham vọng trong lĩnh vực dược phẩm, Thế Giới Di Động còn đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ & bé AVAKids

Nói về tham vọng với An Khang, CEO Thế Giới Di Động cho biết: “Nếu tốc độ mở rộng như chúng tôi đang tiến hành hiện tại, công ty dự kiến đến năm 2023, An Khang sẽ có 2.000 cửa hàng, tự tin đứng số 1 thị trường về quy mô lẫn doanh thu”. Nhà lãnh đạo này cũng kỳ vọng, đến cuối năm nay An Khang có thể đứng vị trí top 3 của ngành dược cả về doanh thu cũng như số lượng chuỗi cửa hàng.  

Không chỉ tham vọng trong lĩnh vực dược phẩm, Thế Giới Di Động còn đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ & bé AVAKids. AVAKids là thử nghiệm mới nhất của Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam nhằm hướng tới thị trường mẹ và bé có giá trị lên tới 7 tỷ USD. Dù “sinh sau đẻ muộn”, chưa có kinh nghiệm với nhiều “ông lớn” khác, nhưng với truyền thống “thần tốc” vốn có của tập đoàn mẹ, AVAKids vẫn cán mốc 50 cửa hàng chỉ sau 5 tháng đi vào hoạt động. MWG đặt mục tiêu 200 cửa hàng vào cuối 2022; tiếp tục phát triển trong 2 năm tiếp theo và trở thành nhà bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam về lĩnh vực mẹ & bé cả về số lượng cửa hàng và doanh thu vào năm 2024. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước