Tham khảo 5 lưu ý quan trọng trước khi xây, sửa nhà ở có người lớn tuổi sống chung
BÀI LIÊN QUAN
Nhà mặt tiền là gì? Cách thiết kế mặt tiền thu hút tài lộcNgôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sángMãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáoKhi thiết kế không gian nhà ở dành cho người lớn tuổi, cần phải chú ý đến các chi tiết nhỏ nhất để không gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt của cha mẹ, ông bà.
Bố trí các khu vực sinh hoạt hợp lý
Để tối ưu hóa không gian sống và đảm bảo sự tiện lợi cho người lớn tuổi, việc bố trí các khu vực sinh hoạt một cách hợp lý là vô cùng quan trọng. Nên ưu tiên sắp xếp phòng ngủ, phòng khách và các khu vực sinh hoạt chung gần với thang máy hoặc cầu thang để giảm thiểu việc di chuyển, đặc biệt là khi mang vác đồ đạc. Việc thiết kế phòng ngủ riêng kèm theo phòng vệ sinh bên trong sẽ giúp người lớn tuổi thuận tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là vào ban đêm.
Phân tách khu vực nhà vệ sinh
Nên cân nhắc phân tách khu vực WC thành các khu như: khu bồn cầu, khu lavabo và khu tắm ướt. Cách bố trí này giúp người lớn tuổi dễ dàng định vị và di chuyển, giảm thiểu nguy cơ trơn trượt, ngã.
Các kiến trúc sư khuyến cáo nên sử dụng vật liệu có bề mặt nhám cho khu vực sàn tắm. Chất liệu này giúp tăng ma sát, giảm thiểu nguy cơ trượt ngã. Ngoài ra, việc lắp đặt tay nắm vịn hoặc tay nắm khẩn cấp tại các vị trí phù hợp cũng là giải pháp hữu hiệu trong những trường hợp cần thiết.
Không nên lắp cửa mở vào trong cho nhà vệ sinh
Việc lắp đặt cửa mở vào trong cho nhà vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và bất tiện. Trong trường hợp khẩn cấp như ngất xỉu, tai nạn, việc phá cửa để vào bên trong sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không gian phòng tắm bị thu hẹp cũng gây cản trở cho người lớn tuổi khi di chuyển.
Gia chủ nên ưu tiên lựa chọn cửa mở ra ngoài hoặc cửa trượt cho phòng vệ sinh. Cửa trượt không chỉ dễ dàng tháo lắp, sử dụng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho không gian. Thực tế, nhiều bệnh viện đã áp dụng loại cửa này để thuận tiện trong việc sơ cứu và cấp cứu bệnh nhân khi cần thiết.
Chú ý khi thiết kế cầu thang
Nếu gia đình có điều kiện, nên suy nghĩ tới việc kết hợp cả thang máy và thang bộ trong thiết kế nhà ở. Thang máy sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những khi cần di chuyển nhanh chóng hoặc khi mang vác đồ đạc nặng, trong khi thang bộ giúp tăng cường sức khỏe và tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Đối với thang bộ, cần lưu ý thiết kế các bậc thang rộng rãi, có độ dốc vừa phải và bố trí tay vịn chắc chắn để đảm bảo an toàn cho người lớn tuổi. Tránh thiết kế thang xoắn hoặc thang có bậc tam giác vì rất dễ gây ngã.
Tối giản nội thất: Không gian sống an toàn, tinh tế
Không nên sử dụng các món đồ nội thất có góc cạnh sắc nhọn, thay vào đó hãy lựa chọn các đồ dùng có đường cong mềm mại, đơn giản. Thiết kế nội thất tối giản không chỉ mang đến vẻ đẹp tinh tế, hiện đại mà còn đảm bảo an toàn tối đa cho mọi thành viên trong gia đình. Việc sử dụng các hình thức bo tròn, cong sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ va đập, đặc biệt với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Các kiến trúc sư cũng khuyên gia chủ hạn ché bày biện quá nhiều đồ đạc trong nhà, chỉ giữ lại những vật dụng thật sự cần thiết và có giá trị sử dụng. Đồng thời, hãy đảm bảo tất cả đồ vật được cố định chắc chắn để tránh tình trạng trơn trượt, đổ vỡ gây nguy hiểm.