meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tân chủ tịch người Hàn Quốc Kim Byungho: "Làn gió mới" thổi hồn vào HDBank

Thứ tư, 01/06/2022-17:06
Kể từ ngày 29/4/2022, “ghế nóng” của HDBank đã chính thức đổi chủ. Theo đó, bà Lê Thị Băng Tâm không còn giữ chức Chủ tịch nữa, thay thế bà là ông Kim Byoungho. Được biết, ông Kim Byoungho là người mới được bầu vào Hội đồng Quản trị của HDBank trong nhiệm kỳ này.

Sau khi trở thành Tân Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank - HDB), ông Kim Byoungho chia sẻ: “Tôi rất vinh dự và phấn khởi khi được trao cơ hội tham gia đóng góp cho sự phát triển của HDBank và ngành ngân hàng Việt Nam với tư cách Chủ tịch HĐQT của HDBank”.

“Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm, tâm huyết và hiểu biết của mình về thị trường tài chính sẽ bổ sung thêm cho tính đa dạng và văn hóa cởi mở của HDBank, giúp HDBank trở lên sắc bén, linh hoạt và vững vàng hơn nữa trước bối cảnh thế giới biến chuyển nhanh chóng và chuyển đổi số mạnh mẽ để qua đó trở thành ngân hàng tầm vóc quốc gia và quốc tế như chiến lược của các cổ đông”, nhà lãnh đạo Hàn Quốc bổ sung thêm. 

Những điều ít người biết về Tân Chủ tịch HDBank Kim Byungho

Tân Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP.HCM - HDBank - ông Kim Byungho sinh năm 1961. Ông có trình độ chuyên môn là cử nhân Văn học Anh và Quản trị kinh doanh đại học Quốc gia Seoul. Đồng thời, nhà lãnh đạo 6x còn là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh - Trường kinh doanh Haas, Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ.

Không chỉ đảm nhiệm “ghế nóng” Chủ tịch HDBank, ông Kim Byungho đang là cố vấn cấp cao của International Finance Corporation (IFC). Bên cạnh đó, ông còn là Thành viên độc lập SK Inc. (Hàn Quốc). 


Không chỉ đảm nhiệm “ghế nóng” Chủ tịch HDBank, ông Kim Byungho đang là cố vấn cấp cao của International Finance Corporation (IFC) và là Thành viên độc lập SK Inc. (Hàn Quốc)
Không chỉ đảm nhiệm “ghế nóng” Chủ tịch HDBank, ông Kim Byungho đang là cố vấn cấp cao của International Finance Corporation (IFC) và là Thành viên độc lập SK Inc. (Hàn Quốc)

Được biết, trước khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng HDBank, ông Kim Byungho đã có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi từng làm việc tại Hana Bank và Hana Financial Group của Hàn Quốc. Ngoài ra, tân Chủ tịch HDBank còn có 3 năm kinh nghiệm công tác tại First National Bank of Chicago (Hoa Kỳ).

Đặc biệt ở chỗ, ông Kim Byungho khi công tác tại Hana Financial Group đã tiến hành nhiều thương vụ quan trọng. Chính vị doanh nhân này là người dẫn dắt những chương trình hợp nhất Ngân hàng Seoul năm 2002 vừa qua. Ông cũng là người chịu trách nhiệm về việc chuyển giao Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB) từ quỹ Lone Star (Hoa Kỳ) năm 2015. Điều đáng nói, chính “thương vụ bạc tỷ” này đã giúp Hana Bank nâng quy mô tổng tài sản lên hơn 240 tỷ USD và trở thành ngân hàng số 1 Hàn Quốc về mạng lưới quốc tế khi có 137 chi nhánh phân bổ tại 24 quốc gia trên toàn thế giới. 

Bên cạnh đó, vị doanh nhân 6x cũng tham gia chỉ đạo thành công nhiều dự án quốc tế của Hana Bank tại nhiều thị trường trên thế giới, điển hình như Indonesia, Trung Quốc, Mỹ và cả Việt Nam. Tại Việt Nam, tân Chủ tịch HDBank chính là người đã đưa Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược, nắm giữ 15% vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vào năm 2019. Giao dịch này có tổng giá trị lên tới gần 1 tỷ USD, giúp đóng góp chiến lược đổi mới vô cùng quan trọng của một trong các ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam.

Năm 2019, ông Kim Byungho chính thức rời Hana Bank. Ngay lập tức, nhà lãnh đạo Hàn Quốc được rất nhiều các định chế tài chính uy tín trên thế giới mời về làm cố vấn. Chính vì lẽ đó, hiện tại ông vẫn đang là thành viên Hội đồng quản trị độc lập của tập đoàn SK Inc. - một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.

Quá trình công tác của tân Chủ tịch HDBank Kim Byungho

Trước khi trở thành Chủ tịch Ngân hàng HDBank, ông Kim Byungho có quá trình công tác bền bỉ, gắn bó với ngành tài chính ngân hàng. Cụ thể như sau:

Từ năm 1988 đến năm 1991, ông Kim Byungho giữ vị trí Giám đốc Quan hệ Khách hàng tại First National Bank of Chicago (Hoa Kỳ);

Từ năm 1991 đến năm 2005, ông Kim Byungho  làm Giám đốc Khối Kế hoạch Chiến lược/ Giám đốc Chi nhánh New York tại Hana Bank (Hàn Quốc);


Tại Việt Nam, tân Chủ tịch HDBank chính là người đã đưa Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược, nắm giữ 15% vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vào năm 2019
Tại Việt Nam, tân Chủ tịch HDBank chính là người đã đưa Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược, nắm giữ 15% vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vào năm 2019

Từ năm 2005 đến năm 2009, vị doanh nhân 6x trở thành Giám đốc Tài chính/ Giám đốc Khối Nguồn vốn/ Giám đốc chiến lược/ Phó Chủ tịch của Hana Financial Group (Hàn Quốc);

Từ năm 2009 đến năm 2014, tân Chủ tịch Ngân hàng HDBank làm Giám đốc Tài chính/ Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp/ Giám đốc Marketing/ Phó Chủ tịch của Hana Bank (Hàn Quốc);

Từ năm 2014 đến năm 2015, ông Kim Byungho là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Hana Bank (Hàn Quốc);

Từ năm 2015 đến năm 2018, nhà lãnh đạo xứ kim chi trở thành Phó Chủ tịch HĐQT – Hana Financial Group (Hàn Quốc);

Từ năm 2018 đến năm 2019, ông là Thành viên Ủy ban Cố vấn cấp cao của Hana Bank (Hàn Quốc); 

Từ năm 2019 đến tháng 4/2022, ông Kim Byungho là Thành viên HĐQT độc lập – SK Inc. (Hàn Quốc). Đồng thời, ông còn là Cố vấn cấp cao – International Finance Corporation (IFC) từ năm 2020 đến nay.

Từ ngày 29/4/2022, ông Kim Byoungho được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị - Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của HDBank nhiệm kỳ 2022-2027. 

Năm 2022 đầy kỳ vọng của HDBank

Xét về kết quả kinh doanh của HDBank trong 3 tháng đầu năm nay đã ghi nhận nhiều con số ấn tượng. Theo đó, Ngân hàng HDBank có lợi nhuận trước thuế tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 2.528 tỷ đồng, xuất sắc hoàn thành 26% kế hoạch năm. Trong khi đó, doanh thu thuần từ dịch vụ của ngân hàng có mức tăng trưởng hơn 94%; tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ còn 1,17%.


Xét về kết quả kinh doanh của HDBank trong 3 tháng đầu năm nay đã ghi nhận nhiều con số ấn tượng. Ảnh minh họa
Xét về kết quả kinh doanh của HDBank trong 3 tháng đầu năm nay đã ghi nhận nhiều con số ấn tượng. Ảnh minh họa

Tại ngày 31/3/2022, tổng huy động vốn của HDBank đạt trên 340 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, dư nợ tín dụng hợp nhất đạt trên 234 nghìn tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 9,8% so với ngày 31/12/2021.

Trước đó, nhà băng này cũng đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Cũng tại đại hội, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay. Được biết, mục tiêu năm 2022 của HDBank gồm: Lãi trước thuế 9.770 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021; lợi nhuận sau thuế đạt 7.816 tỷ đồng, tăng 21%. Mức lợi nhuận này được đưa ra dựa trên kỳ vọng dư nợ tín dụng của ngân hàng HDBank trong năm nay sẽ tăng thêm 20%, đến cuối năm sẽ đạt mức 256.060 tỷ đồng. Dự kiến tổng tài sản ngân hàng tại thời điểm cuối năm sẽ là 440.439 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng thực hiện của ngân hàng tối đa không vượt quá chỉ tiêu tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; đồng thời tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay dự kiến không vượt qua mức 2%. Như vậy, tính đến quý I/2022, HDBank đã thực hiện được 25,9% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2022. 

Về phương án phân phối lợi nhuận của năm 2021, sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận của các cổ đông thiểu số, lợi nhuận năm 2021 của HDBank còn lại hơn là 5.054 tỷ đồng. Sau khi cộng với khoản lợi nhuận chưa chia của các năm trước, lợi nhuận có thể sử dụng để chia cổ tức của ngân hàng là gần 5.350 tỷ.

Trong đại hội cổ đông năm nay, ngân hàng cũng đã đệ trình cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 5.231 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu. Trong đó, trong đợt 1 HDBank sẽ phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu để chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 25%. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới. Nguồn thực hiện sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối tích lũy. Sau khi phát hành cổ phiếu đợt 1, vốn điều lệ HDBank dự kiến tăng thêm hơn 5.031 tỷ đồng.


Trong đại hội cổ đông năm nay, ngân hàng cũng đã đệ trình cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 5.231 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu. Ảnh minh họa
Trong đại hội cổ đông năm nay, ngân hàng cũng đã đệ trình cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 5.231 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu. Ảnh minh họa

Đến đợt 2, ngân hàng tiếp tục phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) và tăng vốn thêm 200 tỷ đồng. Đáng chú ý, lượng cổ phiếu trong đợt 2 sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày phát hành. Với số vốn tăng thêm, HDBank dự kiến sử dụng số vốn này để cho vay trung dài hạn (4.000 tỷ); trong khi phần còn lại sẽ dùng để bổ sung vốn lưu động cho ngân hàng. Như vậy, sau hai đợt phát hành, vốn điều lệ của HDBank vào cuối năm 2022 dự kiến đạt 25.503 tỷ đồng, tăng 27% so với thời điểm hiện tại.

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Được biết, HDBank được thành lập năm 1989 và hiện đang  nằm trong Top các ngân hàng dẫn đầu với chiến lược phát triển tập trung vào các mảng bán lẻ và SME. Đồng thời, nhà băng này cũng có tốc độ tăng trưởng cao. 

Sau hơn 30 năm hoạt động bền bỉ, HDBank đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ, bền vững với chất lượng tài sản vượt trội, giá trị vốn hóa trong nhóm dẫn đầu ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán. Cổ phiếu HDBank được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán là HDB.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có sự bứt phá mạnh mẽ, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, lợi nhuận, mạng lưới, chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa. Có thể nói, sau khi đảm nhiệm “ghế nóng” Chủ tịch của HDBank, ông Kim Byungho - vị doanh nhân kỳ cựu người Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ dẫn dắt và chỉ đạo HDBank đẩy nhanh tiến độ các chương trình chiến lược, mở rộng hợp tác quốc tế, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững cả về quy mô và chất lượng theo chiến lược được cổ đông thông qua…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước