meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sức ép từ lạm phát khiến nhiều người dân ở Mỹ và châu Âu quá “bế tắc”, không còn khả năng ở riêng với ba mẹ

Thứ tư, 13/07/2022-22:07
Nhiều người dân Mỹ, Úc và châu Âu cảm thấy bế tắc vì chi phí sinh hoạt tăng cao. Có người trong số họ phải chuyển về sống cùng ba mẹ trong khi số khác thấy bất lực vì không đủ khả năng dọn ra ở riêng.

Đại dịch và giá cả của mọi mặt hàng đều tăng cao khiến tiền thuê nhà, tiền điện cho đến thực phẩm đều bị ảnh hưởng. Tình trạng người dân cảm thấy không đủ tiền để trang trải cuộc sống đang diễn ra ở mọi độ tuổi, cả nhóm người trẻ tuổi và những nhóm người ở độ tuổi 40-50 khiến họ buộc phải trở về sống cùng cha mẹ.

Pew Research gần đây đã đưa ra một cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ người dân Mỹ sống tại các hộ gia đình nhiều thế hệ đã tăng gấp đôi trong năm 1971 đến năm 2021. Con số chiếm 18% dân số và dấu hiệu này vẫn chưa đạt đỉnh. Hơn một nửa thuộc nhóm người ở độ tuổi mới lớn sống cùng cha mẹ cho biết công việc dọn về nhà đã giúp họ phần nào về mặt tài chính. Và 30% trong số đó chia sẻ rằng họ không phải thế chấp hay trả tiền thuê nhà.

Credit Karma thì đưa ra cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ người trong độ tuổi 18-25 sống cùng cha mẹ hoặc người thân xem đó là lựa chọn sống lâu dài đạt mức 29%.


Nhiều người Mỹ lựa chọn về sống với ba mẹ để tiết kiệm chi phí
Nhiều người Mỹ lựa chọn về sống với ba mẹ để tiết kiệm chi phí

Theo lý giải của các chuyên gia, khi mọi người gặp những biến cố bất ngờ trong cuộc sống, họ thường trở về sống cùng ba mẹ, chẳng hạn như mất việc làm hay ly hôn. Lựa chọn này được cho là để có tiền tiết kiệm mua nhà hoặc đang tìm một căn nhà lớn hơn khi họ lập gia đình và sinh con. Giai đoạn “trung gian” này có thể lâu hơn dự kiến vì giá bất động sản tại Mỹ đang ngày một tăng lên.

Trong một cuộc khảo sát gần đây của GOBankingRates về lạm phát đã khảo sát 1.000 người Mỹ, hơn 35% số người được hỏi cho biết họ phải tiết kiệm do lạm phát. 

Đại dịch covid-19 đã khiến điều kiện tài chính của mọi người dân ở mọi lứa tuổi bị ảnh hưởng. Nhiều người phải chuyển về ở cùng gia đình vì tiền lương không thể chi trả do thị trường nhà ở biến động và chi phí sinh hoạt hàng ngày tăng lên”, theo Shreya Nanda – nhà kinh tế đến từ trụ sở Anh của Public Policy Research.

Theo Jenna Abetz – trợ lý giáo sư tại College of Charleston và tác giả của nghiên cứu gần đây về các hộ gia đình nhiều thế hệ ở Mỹ, nhóm tuổi đông nhất về ở cùng với ba mẹ là những người ở độ tuổi 20 và đầu 30. Tuy nhiên lựa chọn tương tự cũng xảy ra đối với những người lớn tuổi hơn vì sức ép kinh tế đè nặng trên vai và họ cũng muốn chăm sóc cho ba mẹ già.

Không riêng gì tại Mỹ, tại Anh, cuộc sống của người dân cũng đang vật lộn vì lạm phát. Theo Văn phòng thống kê quốc gia Anh, 3,6 triệu người từ 20 đến 34 tuổi tại nước này đang sống với ba mẹ vào năm ngoái. Con số này đã tăng hơn 1,1 triệu so với hai thập kỷ trước. Độ tuổi trung bình của một người khi ở xa với ba mẹ tại Bồ Đào Nha đã tăng từ 30 lên 34 trong giai đoạn 2020 - 2021. Mức tăng cũng được ghi nhận tại các nước châu Âu khác như Bỉ và Thụy Điển.

“Tôi đang bị mắc kẹt”

Cách đây 5 năm, Ian O’Sullivan (57 tuổi) đã chia tay vợ. Sau đó, ông đã chuyển về sống với ba mẹ ở khu vực phía tây của Luân Đôn. Ông làm nghề thủ thư. Đây là một công việc có mức lương thấp tại một cơ quan nhà nước. Năm ngoái, ông đã tìm thuê một căn hộ có 2 phòng ở phía Nam Luân Đôn với mong muốn sẽ sống gần với hai con trai nhưng không thành công.

Lựa chọn quay về sống với cha mẹ của ông Ian được cho là tạm thời. Tuy nhiên, khoản tiền lương 1.650 bảng hàng tháng của ông Ian cũng không đủ giúp ông có khả năng để dọn ra ngoài vì giá thuê nhà tại Luân Đôn tăng cao. 

“Gần như tôi đã cạn tiền và tôi đang mắc kẹt ở đây”, ông chia sẻ.

Sức ép từ lạm phát khiến nhiều người dân ở Mỹ và châu Âu quá “bế tắc”, không còn khả năng ở riêng với ba mẹ - ảnh 2

Dù có nhiều ý kiến chỉ trích về việc trở về sống với ba mẹ và người thân trong gia đình nhưng lựa chọn này đã giúp một số người có thể ổn định tài chính trong bối cảnh giá cả mọi mặt hàng đều tăng cao.

Trong thời kỳ đại dịch, Xian Horn – một nhà văn tự do ở độ tuổi gần cuối 30, đã sống với cha mẹ tại New York. Horn đã lựa chọn quay về sống với bà mẹ để có thể tiết kiệm tiền thuê nhà và tiền ăn. Cũng nhờ quyết định này mà cô đã trả được hết nợ thẻ tín dụng khi chi tiêu cho những khoản ăn uống và chi phí sinh hoạt bên ngoài. Khoản tiền này lên tới khoảng 1.000 USD mỗi tháng trong khi cô chỉ kiếm được 1.000 đến 1100 USD hàng tháng và thậm chí có lúc không kiếm được đồng nào.

“Cách đây 6 tháng, tài khoản của tôi tháng nào cũng âm tiền. Lựa chọn về sống với bà mẹ thực sự đã cứu giúp tôi ổn định tài chính”, Horn chia sẻ.

Đảm bảo khả năng tài chính

Với một số người, việc quay về sống với ba mẹ là một lựa chọn cứu cánh cho cuộc sống của họ. Trong khi số khác cảm thấy chi phí sinh hoạt hiện tại khiến họ không có đủ khả năng dọn ra ở riêng.

Tory Gervay (31 tuổi) cần tiết kiệm tiền thuê nhà và cũng vì cảm thấy cô đơn nên đã chuyển về sống cùng mẹ và năm 2019 tại Sydney. Cô đã chuyển nghề và có được một khoản tiền tiết kiệm riêng nên muốn dọn ra ngoài. Thế nhưng tại Úc, giá nhà ở tăng cao khiến Gervay cũng không có đủ khả năng ra ở riêng riêng ít nhất trong vài năm nữa.

Theo khảo sát của Finder năm 2020, 26% hộ gia đình tại Úc có con cái thuộc lứa tuổi trưởng thành sống cùng trong nhà. Giá nhà cho thuê tại Úc tăng 13% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị nhà cũng tăng 17%, theo dữ liệu từ SQM Research.

Mua nhà ư? Tôi không biết làm thế nào để mua được nhà. Tôi nói với mẹ rằng mình sẽ sống cùng mẹ mãi mãi”, Gervay giãi bày.

Chuyển về sống cùng ba mẹ và người thân chắc chắn sẽ mang đến những những lợi ích về mặt tài chính. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng họ không chắc đó là lựa chọn hoàn hảo. Vào năm ngoái, Ryan Nicotra (32 tuổi) đã thu dọn về sống với gia đình khi công việc là giám đốc huy động vốn tại một trường đại học ở Baltimore của anh không còn.

Sức ép từ lạm phát khiến nhiều người dân ở Mỹ và châu Âu quá “bế tắc”, không còn khả năng ở riêng với ba mẹ - ảnh 3

Sống cùng gia đình tại vùng nông thôn Maryland được 1 năm, anh cảm thấy lần đầu tiên khả năng tài chính của mình đang ở trạng thái an toàn. Không cảm thấy quá căng thẳng về mặt tài chính và anh cũng đã tiết kiệm được một khoản để xây dựng quỹ khẩn cấp cũng như tìm công việc mới. Nicotra hiện đang sống 1 mình gần Westminister. Anh nhận ra rằng xa rời cuộc sống ở thành phố đô thị không phải là một điều dễ dàng.

“Tôi đã có ý định trở lại cuộc sống của mình tại đó sẽ ra sao. Bởi vậy việc từ bỏ cuộc sống tại thành phố là điều khó khăn. Dẫu sao tôi cũng không hối tiếc và đó là lần đầu tiên trong cuộc sống của người trưởng thành, tôi cảm thấy tài chính của mình được đảm bảo và an toàn”, anh chia sẻ.

Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Mỹ là 67.521 đô la vào năm 2020. Mặc dù định nghĩa về “tầng lớp trung lưu” khác nhau, bạn có thể yên tâm rằng nếu bạn đang kiếm được thu nhập trung bình ở Mỹ, bạn thuộc tầng lớp trung lưu. Nhưng nếu bạn muốn duy trì tầng lớp trung lưu, thu nhập của bạn sẽ phải tăng lên theo thời gian, do tác động của lạm phát. 

Một ví dụ trong thế giới thực có thể làm cho thực tế này trở nên rõ ràng hơn. Sử dụng các số liệu tương tự, thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Hoa Kỳ vào năm 1972, hoặc 50 năm trước, chỉ là 11.120 đô la. Nói cách khác, nếu bạn tiếp tục kiếm được số tiền như vậy trong vòng 50 năm qua, bạn sẽ giảm đáng kể từ trung tâm của tầng lớp trung lưu xuống dưới mức nghèo khổ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước