meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau bao lần bỏ lỡ, người dân tiếc nuối khi nhà ở giá rẻ đã không còn rẻ

Thứ năm, 21/04/2022-10:04
Khan hiếm nguồn cung vẫn là kịch bản quen thuộc của phân khúc nhà ở giá rẻ trên thị trường trong nhiều năm nay. Một thời gian trước đây, nhà đầu tư rất kỳ vọng phân khúc này sẽ khởi sắc khi hàng loạt “ông lớn” địa ốc bắt đầu triển khai kế hoạch dự án nhà ở bình dân. Thế nhưng, loại hình này hiện nay gần như đã biến mất trên thị trường.

Hy vọng lớn, hụt hẫng nhiều

Theo Thanh niên Việt, gần chục năm nay thị trường nhà ở giá rẻ liên tục lặp lại kịch bản khan hiếm, trước đó, phân khúc này từng được hy vọng sẽ chuyển biến trong giai đoạn năm 2016 - 2017 khi có thông tin một số "ông lớn" sẽ xây dựng nhà giá rẻ. Cụ thể, Vingroup vào cuối năm 2016 đã chính thức ra mắt thương hiệu bất động sản đại chúng VinCity. Theo thông tin vào thời điểm đó, VinCity được định hướng là phân khúc nhà ở giá trung bình, bên cạnh Vinhomes - nhà ở cao cấp, Vincom - bất động sản thương mại và Vinpearl - bất động sản nghỉ dưỡng. Giá căn hộ tại Vincity dự kiến chỉ từ 700 triệu đồng/ căn. Quy hoạch dự án theo mô hình khép kín đi kèm những tiện ích về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, mua sắm, vui chơi, giải trí, cảnh quan,... Dự án VinCity có thể sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 200.000 - 300.000 căn hộ với mức giá rất hợp lý trong vòng 5 năm, tạo cơ hội cho nhiều đối tượng sở hữu căn nhà riêng cho mình. 


Người dân rất mong chờ một dự án nhà ở giá rẻ đúng nghĩa
Người dân rất mong chờ một dự án nhà ở giá rẻ đúng nghĩa

Ngay sau thông tin này, thị trường dường như bùng nổ và hy vọng được chứng kiến các căn hộ của VinCity. Khoảng hơn 1 năm sau, Vingroup đã chính thức ra mắt dự án Vincity. Theo đó, những thông tin trước đây gần như đã đúng với những gì Vingroup thực hiện như mô hình khu đô thị khép kín, đồng bộ tiện ích, dịch vụ,... tuy nhiên chỉ có mức giá 700 triệu đồng là không “xuất hiện”. 

Thực tế, một số ít căn hộ studio với diện tích khoảng 30m2 được mở bán trong đợt đầu năm 2018 là có giá dưới 1 tỷ đồng, khoảng 900 triệu đồng/ căn. Sau đó, Vincity cũng nhanh chóng được đổi sang tên Vinhomes cùng với Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park,... như ngầm khẳng định sự thăng hạng của dự án và tăng cả về giá bán. Sau 5 năm, các căn hộ từ dự án có giá bán trên dưới 30 triệu đồng/m2 đến nay đã thiết lập mức giá mới từ 40 - 50 triệu đồng/m2. Vì vậy, người tiêu dùng hay các nhà đầu tư của 5 năm trước từng chờ đợi nhà giá rẻ của Vingroup đã không thể “thực hiện hóa giấc mơ”. 


Nhà ở xã hội vẫn luôn khan hiếm
Nhà ở xã hội vẫn luôn khan hiếm

Vào năm 2017, dự án chung cư giá rẻ được công bố bởi chủ đầu tư FLC Group. Tại Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - VNREA diễn ra vào tháng 7/2021 ở Hà Nội, bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC đã công bố kế hoạch triển khai 15.000 căn hộ nhà giá rẻ ra thị trường. Theo chia sẻ với truyền thông vào thời điểm đó, bà Dung cho biết: “Nhu cầu mua bất động sản có giá từ 400 - 500 triệu đồng là rất lớn nhưng không có nguồn cung trên thị trường. Vì vậy, FLC sẽ triển khai nhanh nhất những thủ tục để bắt đầu xây dựng nhà ở giá rẻ có diện tích trung bình từ 25 - 50m2 với mức giá khoảng 400 - 500 triệu đồng/ căn. Theo kế hoạch, FLC sẽ triển khai dự án tại Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình, Bình Định, Quảng Ninh,... 

Thông tin về nhà ở giá rẻ của FLC thời gian đó đã gây xôn xao thị trường, được truyền thông và quảng bá rầm rộ. Thế nhưng, sau nhiều năm thì đây vẫn chỉ dừng lại ở kế hoạch. Trong hành trình tìm kiếm quỹ đất và mở rộng hoạt động của tập đoàn FLC từ đó đến nay đã không xuất hiện câu chuyện nhà ở giá rẻ nữa. Người tiêu dùng tiếp tục rơi vào trạng thái “chưng hửng”. 

Nhà giá rẻ nhưng lại không ngừng tăng giá

Nhà ở giá rẻ chưa bao giờ nằm trong tầm ngắm của các chủ đầu tư bất động sản vì lợi nhuận rất thấp. Thực tế, hiện nay đã không còn xuất hiện nguồn cung nhà ở giá rẻ mới trên thị trường. Trong báo cáo thị trường năm 2021 của Bộ Xây dựng đã nhấn mạnh vào thực trạng này khi các sản phẩm căn hộ bình dân vô cùng ít ỏi và có cũng chỉ tập chung tại những khu vực xa trung tâm. 

Theo số liệu của CBRE, thị trường Hà Nội kể từ năm 2014 đến nay ghi nhận thị phần căn hộ cao cấp lần đầu tiên đã vượt phân khúc trung cấp. Thị trường hiện nay dường như là “sàn đấu” riêng cho hai phân khúc này. Nguồn cung căn hộ cao cấp chiếm gần 65% nguồn cung trên toàn thị trường. Khu vực TP. Hồ Chí Minh tính từ quý đầu năm 2019 chỉ ghi nhận sự xuất hiện của các sản phẩm cao cấp, còn căn hộ giá rẻ gần như biến mất hoàn toàn. 


Chính quyền cần triển khai thực tiễn các chính sách hỗ trợ loại hình nhà ở giá rẻ 
Chính quyền cần triển khai thực tiễn các chính sách hỗ trợ loại hình nhà ở giá rẻ 

Số ít những dự án giá rẻ tại Hà Nội đã hình thành và sử dụng trong nhiều năm hiện đã xuống cấp nhưng vẫn liên tục tăng giá bán trên thị trường thứ cấp. Những dự án đã hoạt động trên 5 năm như Gemek, The Golden An Khánh tại Hoài Đức đang được rao bán khoảng 1,6 - 1,7 tỷ đồng/căn, tăng 30% so với mức giá bán khởi điểm. Căn hộ chung cư Mipec Tower, ICID tại Hà Đông vào 4 năm trước có giá bán khoảng 1,2 - 1,4 tỷ đồng thì nay giá chào bán thứ cấp khoảng 1,5 - 1,9 tỷ đồng/ căn. Còn trên thị trường TP. Hồ Chí Minh đã không ghi nhận sự xuất hiện của các căn hộ giá rẻ trong gần 2 năm trở lại đây. 

Năm 2021, Bộ Xây dựng đã đề xuất gói tín dụng cấp bù lãi và gói tín dụng trị giá 65.000 tỷ đồng bao gồm cả những chính sách riêng cho loại hình nhà giá rẻ. Tuy nhiên tới nay, thị trường căn hộ giá rẻ vẫn chưa thấy nhiều biến chuyển. Đa số người dân lao động có nhu cầu mua loại sản phẩm này đang mỏi mòn chờ đợi chính sách triển khai thực tiễn hơn. Và không ai mong muốn sẽ lại rơi vào cảnh thất vọng như các kịch bản về nhà ở giá rẻ mà những “ông lớn” địa ốc từng đưa ra trước đó. 

Theo: thanhnienviet.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước