meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sắc lệnh giành quyền kiểm soát dự án Sakhalin-2 của Nga có thể đẩy giá khí đốt tiếp tục tăng cao

Thứ sáu, 08/07/2022-23:07
Cuộc chiến kinh tế giữa Nga và phương Tây trở nên căng thẳng hơn sau khi ông Putin vừa ký sắc lệnh giành quyền kiểm soát dự án khai thác dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga.

Trước động thái này, các nhà đầu tư của Nhật Bản hay hãng dầu khí Shell của Anh có thể bị đánh bay khỏi dự án.

Reuters đưa tin rằng hôm thứ 5 tuần này, ông chủ điện Kremlin đã ký sắc lệnh thành lập một công ty mới để kiểm soát toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment Co. Công ty này gồm Shell và 2 công ty giao dịch của Nhật nắm dưới 50% là Mitsui và Mitsubishi.

Trong 5 trang sắc lệnh, có một nội dung đề cập rằng Chính phủ Nga sẽ quyết định việc đối tác nước ngoài có thể tiếp tục ở lại trong dự án Sakhalin-2 hay không. Động thái này được xem là đòn đáp trả từ Moscow đối với biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh.


Nga có động thái mới với dự án Sakhalin-2
Nga có động thái mới với dự án Sakhalin-2

Cùng với  một cổ phiếu trong dự án Sakhalin-2, tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom nắm giữ 50% cổ phần. Dự án này chiếm 4% sản lượng khí hoá lỏng (LNG) toàn cầu.

Thị trường LNG vốn dĩ đã thắt chặt này có thể đối mặt với những đảo lộn mới sau động thái của Nga bất chấp việc Moscow đề cập rằng không có lý do gì để mang đến các sản phẩm từ Sakhalin-2 gặp cản trở. Nga đáp ứng 10% nhu cầu LNG hàng năm của Nhật Bản chủ yếu thông qua Sakhalin-2.

Bên cạnh đó, hành động của Moscow cũng khiến các công ty phương Tây hoạt động tại Nga đối mặt với những rủi ro lớn hơn.

Nhà phân tích Lucy Cullen của Wood Mackenzie nhận định: “Thực chất, sắc lệnh của Nga là sung công tài sản của đối tác quốc tế trong Sakhalin Energy Investment Company. Đây là bước làm tăng lên căng thẳng mới”.

Kể từ sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra, nhiều công ty phương Tây đã rời Nga và một số khác thì tuyên bố làm điều đó. Thế nhưng, quy trình rời khỏi Nga của những công ty này sẽ càng khó khăn hơn sau động thái của Nga đối với dự án Sakhalin-2. Moscow sắp ban bố một đạo luật cho phép chính phủ Nga tịch thu tài sản của các công ty phương Tây rơi đi. Đạo luật này dự kiến sẽ sớm được thông qua.

Shell đã tuyên bố ý định rút khỏi Sakhalin-2 cách đây vài tháng. Từ đó đến nay, họ vẫn ra sức đàm phán với khách hàng tiềm năng. Shell cho biết vào ngày 1/7 rằng đang trong quy trình đánh giá sắc lệnh của Moscow.

Theo giới thạo tin, Shell cho rằng Nga có thể sẽ quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ở quốc gia họ. Về phía Nga, ông Putin nhấn mạnh rằng sẽ trả đũa về việc Mỹ và đồng minh đóng băng tài sản Nga và áp đặt các đòn trừng phạt.

Sakhalin-2 là một trong những dự án LNG lớn nhất toàn cầu. Từ dự án này, phần lớn LNG được xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác.

Theo người phát ngôn Dmitry Peskov của điện Kremlin, Nga nhận thấy việc dừng giao LNG từ Sakhalin-2 là không có cơ sở. Ông cũng đề cập đến tương lai của những dự án đầu tư sẽ được định đoạt tùy theo từng trường hợp và cho biết sẽ không có quy tắc chung.

Là nước phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, Nhật Bản cho biết sẽ không từ bỏ lợi ích trong dự án Sakhalin-2. Mitsubishi nắm giữ 10% và Mitsui nắm 12,5% dự án này.

Nga sẽ không khiến Nhật Bản dừng nhập LNG từ dự án ngay lập tức, theo thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu hôm 1/7. Koichi Hagiuda - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết chính phủ của họ sẽ không xem sắc lệnh của Nga giống như lệnh trưng thu tài sản.

Tại một cuộc họp báo, ông Hagiuda phát biểu rằng: “Với sắc lệnh này, nhập khẩu LNG của Nhật Bản sẽ bị dừng ngay. Thế nhưng, vẫn cần chuẩn bị để đề phòng tình huống tiêu cực”.

Vì chỉ có dự trữ LNG đủ để sử dụng trong 2-3 tuần nên ông Hagiuda đã đề nghị được hỗ trợ nguồn cung nếu cần từ các đối tác Úc và Mỹ.

Sản lượng LNG của Nga đến từ dự án như Sakhalin-2 có thể bị suy giảm vì không có chuyên gia và đối tác quốc tế, theo Chuyên gia Saul Kanovic của ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse. Ông nói: “Điều đó có thể khiế thị trường LNG thế giới thắt chặt hơn nữa ở thập kỷ này”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước