meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thông tin chính xác về việc quy hoạch xây dựng chung cư phía tây Hà Nội

Thứ tư, 08/06/2022-01:06
Quy hoạch xây dựng chung cư phía tây Hà Nội luôn được cập nhận mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cư dân. Nhằm phục vụ chất lượng cuộc sống tốt nhất, bạn hãy chú ý bài viết dưới đây.

Quy hoạch xây dựng chung cư phía tây Hà Nội luôn được cập nhận mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cư dân. Nhằm phục vụ chất lượng cuộc sống tốt nhất, bạn hãy chú ý bài viết dưới đây.

Quy hoạch xây dựng chung cư phía tây Hà Nội

Là một trong những chuyên gia chắp bút cho bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng sự lên ngôi của “thành phố phía Tây” tách rời khỏi khu vực phố cổ, trung tâm văn hóa, hành chính cũ, không chỉ giúp giảm tải áp lực hạ tầng, dân số tại Thủ đô mà còn xác lập một định nghĩa mới về “trung tâm thành phố”. Ngoài vị trí địa lý kế cận các công sở, doanh nghiệp, khu sản xuất để cư dân thuận tiện đi học, đi làm hàng ngày thì “trung tâm thành phố” phải là nơi có giao thông kết nối thuận lợi, có diện tích đủ lớn để quy hoạch những dự án hàng trăm hecta và có hạ tầng, tiện ích hiện đại nhằm mang lại điều kiện sống tốt hơn cho cư dân. Về tiện ích xã hội, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt các cơ sở y tế, giáo dục cũng mọc lên, tạo nên nhịp sống sôi động không ngừng nghỉ. Đó là gần 1.000 điểm trường học, bệnh viện với nhiều tên tuổi lớn như:




Thông tin quy hoạch dự án phía Tây Hà Nội

 
Thông tin quy hoạch dự án phía Tây Hà Nội  

Hệ thống trường liên cấp Vinschool, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, các Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, Hồng Ngọc, Thu Cúc… quy tụ trong bán kính chỉ 5 - 7 km quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Đặc biệt, trung tâm mới còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của nhiều “đại gia” BĐS như Vingroup, Vinaconex, Geleximco, BIM Group, Nam Cường… kiến tạo chuỗi đô thị hiện đại, tiện ích đủ đầy như Vinhomes Smart City, Vinhomes Green Bay, Bắc An Khánh, Dương Nội... Cùng với đó, hệ thống khách sạn 5 sao JW Marriott, InterContinental, Grand Plaza và hệ thống trung tâm thương mại hàng đầu như Vincom, Aeon Mall, BigC, Co.op Mart… cũng nườm nượp đổ về trung tâm mới phía Tây. Hơn chục năm trước, nhiều nơi tại Mỹ Đình, Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ còn là vùng hoang vu, ít ánh đèn đường thì nay đã “biến hình” trở thành những khu dân cư đông đúc, dịch vụ sầm uất, rực rỡ ánh đèn, nhộn nhịp ngày đêm.

Điểm danh những dự án sau khi quy hoạch

Trong 20 năm qua, Hà Nội đã có nhiều quy hoạch xây dựng công viên, hồ điều hòa tuy nhiên với nhiều lý do như điều chỉnh quy hoạch, thiếu nguồn lực đầu tư… nên rất nhiều dự án hiện vẫn đang nằm trên giấy, trong khi đó một vài dự án chậm tiến độ nhiều năm, bị lấn chiếm hoặc có dấu hiệu biến tướng dẫn đến lãng phí tài nguyên đất đai. Cụ thể, Công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông, dự án được tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng từ năm 2008, có diện tích 98ha. Sau khi sáp nhập Hà Tây và Hà Nội, UBND TP giao cho quận Hà Đông triển khai xây dựng bao gồm các hạng mục khu Liên hiệp thể dục thể thao 25,18ha, khu công viên cây xanh - văn hóa 52,87ha, khu chung cư và trung tâm thương mại quốc tế Booyoung Kiến Hưng 11,34ha.




Những dự án nổi trội sau khi quy hoạch

 
Những dự án nổi trội sau khi quy hoạch  

Công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông được coi là một dự án lá phổi xanh, đáp ứng yêu cầu tạo lập không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao nhằm cải thiện môi trường sống của người dân, mong muốn dự án sẽ tái thiết lập không gian đô thị, trở thành điểm nhấn mới của TP, tuy nhiên, do chưa có vốn triển khai nên dự án không được đưa vào xây dựng. Để tránh tình trạng đất bỏ hoang gây lãng phí, năm 2015, TP đã ra quyết định thu hồi đất, chỉ đạo UBND quận Hà Đông hoàn thành GPMB và tổ chức quản lý, sử dụng khai thác tạm khu đất. Thế nhưng tình trạng hiện nay trong khu đất hơn 50ha này là hàng loạt công trình kiên cố nhà hàng, chợ tạm, sân tập golf, kho xưởng. Việc dự án chậm triển khai theo quy hoạch, phần bị xẻ thịt, phần để bỏ hoang và không biết đến bao giờ mới triển khai đã gây ra sự lãng phí, thất thoát tài nguyên đất vô cùng lớn, mặt khác các sai phạm chậm bị xử lý dứt điểm càng khiến việc đưa dự án công viên vào thực tế đã khó lại càng khó hơn.

Ngoài 2 dự án trên còn rất nhiều các dự án công viên, hồ điều hòa đã được quy hoạch trên địa bàn TP đang chờ được "thức tỉnh sau giấc ngủ dài", có thể kể đến như dự án Công viên Chu Văn An, dự án kè hồ điều hòa Rẻ Quạt, dự án Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội, dự án cải tạo hồ Linh Quang, dự án Công viên cảnh quan hồ điều hòa Bách Hợp Thủy... Những dự án này có nơi vẫn là ao bèo, rác thải, có nơi chỉ là bãi đất trống quây tôn sau nhiều năm quy hoạch và chưa hẹn ngày cán đích. Có cơ chế hợp lý nhằm thu hút đầu tư Hà Nội sẽ dần biến mất những mảng xanh và không thể phát triển thành một đô thị xanh đúng nghĩa nếu không có định hướng sử dụng quỹ đất hợp lý. Đặc biệt, bên cạnh có chế tài nghiêm đối với những dự án chậm triển khai, hành lang pháp lý để công tác quy hoạch luôn được bảo đảm thì việc xây dựng cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình công viên cây xanh cũng rất quan trọng.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Chương trình 03 của Thành ủy Hà Nội đặt ra là từ nay đến năm 2025 sẽ tiếp tục xây dựng, cải tạo hệ thống cây xanh, công viên, vuờn hoa và hồ nước theo quy hoạch. Cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa hiện có, đầu tư xây mới 5 công viên, vườn hoa. Để thực hiện được chỉ tiêu này, nhiều ý kiến cho rằng vấn đề tiên quyết là cơ chế để thu hút xã hội hóa đầu tư. Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Nam Từ Liêm Trần Đức Hoạt cho rằng, hiện nhiều dự án công viên lớn bế tắc không thể triển khai là do cơ chế khó khăn. Việc thu hút xã hội hóa xây dựng công viên hiện nay chủ yếu trông chờ vào mật độ xây dựng của công viên là 5% và 15% đối với công viên chuyên đề. Các nhà đầu tư sẽ được khai thác phần đất xây dựng này theo cơ chế thuê lại của Nhà nước, đổi lại nhà đầu tư xây dựng toàn bộ công viên và bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý.

“Vấn đề đảm bảo lợi ích để nhằm huy động nhà đầu tư vào lĩnh vực xây dựng công viên nếu không được nhìn nhận, đề cập đến thì chưa biết đến bao giờ chúng ta mới thực hiện được các dự án” - ông Trần Đức Hoạt nêu. Cùng bàn về vấn đề này, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS. KTS Trương Văn Quảng cho rằng, trong khi Nhà nước chưa đủ nguồn lực thì việc xã hội hóa để phát triển công viên cây xanh, mặt nước là tốt. Tuy nhiên, phải có một cơ chế hợp lý, đảm bảo được diện tích cây xanh mặt nước được xây dựng theo đúng quy hoạch đồng thời đảm bảo được lợi ích cho nhà đầu tư. Có cơ chế, chính sách hợp lý để tạo sự đồng bộ, hài hòa lợi ích giữa các bên nhưng đồng thời phải tăng cường quản lý để tránh những biến tướng trong quá trình thực hiện. Bởi thực tế, tình trạng cắt xén diện tích trong quy hoạch cây xanh, mặt nước để xây các hạng mục nhà ở, chung cư nhằm thu lợi đang diễn ra. Khi đó, bản thân doanh nghiệp thì có lợi nhưng cộng đồng dân cư trong đô thị sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, còn lâu dài, đô thị sẽ phải đối mặt với sự phát triển không bền vững.

Dự báo sự phát triển của những dự án phía Tây Hà Nội

Theo ghi nhận của đơn vị phát triển dự án thì 100% giỏ hàng dự án 9  Lương Sơn ra mắt đợt đầu tiên (ngày 14/4) đã tìm được chủ nhân chỉ sau một giờ. Đồng thời, dự án được giới đầu tư đánh giá cao về vị trí, độ khan hiếm, tiềm năng tăng giá. Với dòng sản phẩm đa dạng vừa kinh doanh kết hợp an cư, 9 DownTown cung cấp 86 lô shophouse liền kề cùng 9 biệt thự nằm cách phố chợ Lương Sơn chỉ 100m. Dự án được kỳ vọng sẽ đón đầu làn sóng phát triển bất động sản khu vực, sau thông tin quy hoạch Lương Sơn lên thị xã vào năm 2025. "Do số lượng sản phẩm có hạn, sự khan hàng sẽ đẩy giá 9 DownTown tăng lên nhanh chóng. Trong tương lai gần, giới đầu tư chắc chắn sẽ được chứng kiến những mức giá ấn tượng tại dự án bất động sản ven đô này", đại diện Nam Sơn Invest khẳng định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước