meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quá trình hình thành và những thành tựu của tập đoàn Samsung

Thứ hai, 05/12/2022-09:12
Samsung được biết đến là một trong những tập đoàn thương mại đa ngành nổi tiếng của Hàn Quốc đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Đây được coi là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và có sức chi phối cực lớn đến nền kinh tế của nước này. 

Nếu nhắc đến một trong những tập đoàn lớn của châu Á có thể sánh với các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft,… thì chắc chắn cái tên đầu tiên được nhắc tới chính là tập đoàn Samsung hay còn được mọi người ví như đế chế hưng thịnh nhất trong lịch sử kinh doanh công nghệ của châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng. Hãy cùng tìm hiểu về tập đoàn này ở bài viết sau đây.

Giai đoạn thành lập của tập đoàn Samsung

Tập đoàn Samsung được thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung chul ông là một thương nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp. Ít ai biết rằng, tiền thân của đế chế công nghệ này lại là một chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ chuyên kinh doanh buôn bán các loại thực phẩm khô như gạo, cá khô, tạp hóa phẩm…

Trải qua 80 năm hình thành và phát triển, tập đoàn Samsung đã khẳng định được vị thế của mình từ con số 0 để trở thành thương hiệu đang tự hào của Đại Hàn. Bên cạnh đó, tập đoàn Samsung còn đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự định hình và phát triển đời sống, văn hóa, kinh tế chính trị của quốc gia này. 

Xuất thân từ chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ được gộp lại qua nhiều thương vụ sáp nhập bước ngoặt quan trọng nhất là vào những năm cuối của thập kỷ 60 khi Samsung đã thay đổi định hướng chiến lược kinh doanh sang công nghệ điện tử với chiếc ti vi màn hình đen trắng là sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Samsung. 


Tập đoàn Samsung được thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung chul ông là một thương nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp. Ảnh minh họa
Tập đoàn Samsung được thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung chul ông là một thương nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp. Ảnh minh họa

Giai đoạn năm 1970 – 1980

Đây là giai đoạn này Samsung đã gặp khá nhiều biến cố khi các thương vụ sáp nhập xảy ra. Năm 1987, người sáng lập tập đoàn Samsung là ông Lee Byung Chul đã chính thức ra đi, nên tập đoàn này đã được tách ra thành 4 tập đoàn là Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Đến tận hôm nay 4 tập đoàn vẫn còn tồn tại và đều hoạt động riêng biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. 

Giai đoạn năm 1980 – 2000

Đây là khoảng thời gian đánh dấu tên tuổi của tập đoàn Samsung vươn ra ngoài thị trường thế giới với 3 lĩnh vực mạnh nhất là điện tử, xây dựng và hóa chất. Vào năm 1992, vượt qua nhiều đối thủ Samsung đã trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới và chỉ chấp nhận đứng sau Intel. 

3 năm tiếp theo, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế và công nghệ vượt trội của mình khi cho ra mắt màn hình tinh thể lỏng lần đầu tiên và đã trở thành bước đệm vững chắc cho hàng loạt siêu phẩm về sau. Năm 1997 nhờ những nỗ lực vượt trội, Samsung đã vượt qua được cuộc khủng hoảng và mở rộng sang lĩnh vực chế tạo máy bay. 

Giai đoạn năm 2000 – 2015

Đây là khoảng thời gian Samsung đã chú trọng đến việc phát triển ở thị trường quốc tế, hàng loạt các đơn vị sản xuất hàng đầu thế giới đã lựa chọn Samsung trở thành nhà cung cấp chính các linh kiện, sản phẩm cho họ trong quá trình sản xuất. Thời điểm này đã đánh dấu bước ngoặt của Samsung khi chính thức cạnh tranh với các hãng công nghệ trong việc sản xuất chip điện tử, vi bán dẫn. Đồng thời, tập đoàn cũng mở rộng phát triển lĩnh vực liên quan đến về tinh và khám phá không gian, vũ trụ.
Giai đoạn từ năm 2016 đến nay

Từ năm 2016 đến nay, Samsung vẫn luôn duy trì được ưu thế của mình khi liên tục dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về sức ảnh hưởng trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Với nhiều phát minh công nghệ đột phá, thông minh mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng thì Samsung trở thành thương hiệu đắt giá đứng thứ 4 trên thế giới và dẫn đầu châu Á. Minh chứng rõ ràng nhất về độ hot của hãng công nghệ này chính là vào năm 2020 Samsung đã trở thành thương hiệu được yêu thích nhất Châu Á trong 9 năm liên tiếp.

Lịch sử hình thành và phát triển của SamSung Việt Nam

Tập đoàn SamSung Hàn Quốc đã đặt nền móng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2018 khi xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động, đây chính là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và hợp tác giữa Samsung và Việt Nam. Ngoài điện thoại thì nhà máy này còn sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh theo quy trình, tiêu chuẩn của công ty đề ra.

Tháng 4/2009: Dự án SamSung Electronics Việt Nam (SEV) được cấp chứng nhận đầu tư và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đặt tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh.

Năm 2010: Giới thiệu dòng điện thoại thông minh Galaxy sử dụng hệ điều hành Android, ra mắt dòng TV 3D đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2012: Ra mắt dòng Smart TV đầu tiên tại Việt Nam. Dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh và LED TV.

Năm 2014: Dự án SamSung Vietnam Electronics Thái Nguyên (SEVT) nhận giấy phép đầu tư đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên, với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD.

Năm 2016: Dự án SEHC (SamSung CE Complex) của SamSung Việt Nam có tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động.

Năm 2017: SamSung Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp Samsung (Executive Briefing Center – EBC) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (SamSung Ho Chi Minh Research & Development Center – SHRD). Hiện nay, với hai nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh số nhân lực đã tăng lên hơn 110.000 người, cùng với hơn 1400 nhân viên tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển đặt tại Hà Nội 

Thời gian gần đây và trong tương lai, SamSung dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam khi dự kiến xây thêm các nhà máy sản xuất để tăng năng suất và sản lượng. 

Vì sao SamSung là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam?

Hiện nay, tại Việt Nam tập đoàn Samsung được xem là doanh nghiệp lớn nhất khi có mức doanh thu vượt trội hơn tất cả những đối thủ khác. Năm 2017, doanh thu của công ty này ở Việt Nam đạt 58 tỷ USD vượt qua cả các ông lớn sừng sỏ như Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN, tính riêng tập đoàn Samsung đã chiếm 1/4 tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành “thủ phủ” sản xuất lớn nhất của SamSung ở nước ngoài. Đồng thời, với tổng số vốn 17,3 tỷ USD thì tập đoàn SamSung cũng trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2019, số lượng sản phẩm được xuất ra từ 6 nhà máy tại Việt Nam đã mang lại doanh thu xuất khẩu 59 tỉ USD, tương đương 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tổng quan các nhà máy SamSung Việt Nam

Hiện nay, SamSung đang ngày càng mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam về để tập trung vào sản xuất điện thoại di động và các thiết bị điện tử. Chi nhánh chính của Samsung được đặt tại tòa nhà Bitexco, TP. Hồ Chí Minh. Nhà máy chuyên sản xuất thiết bị, linh kiện, phụ kiện và lắp ráp các thiết bị di động của đặt tại KCN Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy ở Thái Nguyên có quy mô rất lớn với hơn 65.000 nhân viên cũng chuyên phụ trách việc sản xuất điện thoại di động, lắp ráp linh phụ kiện... 


Hiện nay, Việt Nam đã trở thành “thủ phủ” sản xuất lớn nhất của SamSung ở nước ngoài. Ảnh minh họa
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành “thủ phủ” sản xuất lớn nhất của SamSung ở nước ngoài. Ảnh minh họa

Thành tựu của tập đoàn Samsung

Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn giành được rất nhiều thành tựu trên thế giới khiến bất cứ công ty công nghệ nào cũng phải ngưỡng mộ như:

Tấn công vào thị trường kỹ thuật số

Năm 1997, xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, khiến tất cả các doanh nghiệp đều trở nên trì trệ nhưng riêng Samsung lại là một trong số ít các công ty vượt qua cơn khủng hoảng để trở thành một Đối Tác Thế Vận Hội Toàn Cầu (TOP) trong ngành vô tuyến truyền thông và phát triển màn hình TFT-LCD 30 inches hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới. Đến 1999, lần đầu tiên Samsung giới thiệu ra thế giới chiếc điện thoại di động MP3 đánh dấu bước phát triển của điện thoại internet không dây (smartphone).

Luôn tiên phong trong thị trường kỹ thuật số

Thời đại kỹ thuật số đã mở ra thị trường rộng lớn tạo điều kiện cho những tập đoàn có tiềm lực như Samsung nắm bắt thời cơ phát triển, đạt được những thành tựu lớn trên thị trường thế giới. Đồng thời, Samsung đã biết nắm bắt cơ hội để cung cấp những công nghệ tiên tiến, các bộ sản phẩm cạnh tranh và đổi mới trong sáng tạo để làm hài lòng mọi khách hàng dù là khó tính nhất. 

Năm 2002, Samsung trở thành công ty số 1 về bộ nhớ flash NAND và đứng số 2 về bán dẫn trên toàn cầu. Năm 2003, Samsung thành lập SESK liên kết với Sony thành lập S-LCD để sản xuất màn hình TFT-LCD. Đến 2007, Samsung đã vươn lên để trở thành nhà tài trợ công nghệ chính thức cho Olympic.

Năm 2009, Samsung bắt tay vào việc phát triển bộ nhớ DRAM 40 nanomet đầu tiên trên thế giới, giới thiệu đến thị trường chiếc điện thoại di động chụp ảnh 8MP đầu tiên trên thế giới với màn hình đa điểm AMOLED. Chỉ hai tháng sau, Samsung tiếp tục tung phiên bản điện thoại mới hiện đại hơn với ống kính máy ảnh 12MP đầu tiên trên thế giới.

Thành tự của Samsung được đánh dấu khi tập đoàn này đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Apple khi cho ra đời chiếc điện thoại Galaxy Note Edge màn hình cong đầu tiên thế giới đi kèm S-Pen, đã gây bão trên thị trường công nghệ một thời. Tiếp theo đó, mỗi năm Samsung lại cho ra một sản phẩm chủ đạo với tính năng phát triển vượt trội luôn được đánh giá là sản phẩm cạnh tranh với những dòng sản phẩm mới của Apple. 

Đến năm 2021 thị trường tiếp tục chao đảo với chiếc Samsung Z Flip nắp gập cực kì hút mắt, chỉ cần nhìn thiết kế của chiếc điện thoại này đã đủ để cho 10 điểm với những ai yêu thích công nghệ mà vẫn muốn sự thời trang. Những thành tựu của Samsung đã được cả thế giới ghi nhận và hưởng ứng một cách nhiệt liệt. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với lịch sử hình thành và phát triển đầy thành tựu thì Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu châu Á và vươn tầm ra thị trường thế giới đầy mạnh mẽ mà không phải tập đoàn nào cũng làm được. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước