meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phục hồi thị trường bất động sản: Cần những giải pháp triệt để

Thứ năm, 18/07/2024-10:07
Theo giới chuyên gia, để người có thu nhập trung bình tiếp cận được với nhà ở nhiều hơn thì cần các giải pháp đồng bộ giúp khơi thông bất động sản, dứt điểm những vướng mắc tồn tại để không kìm hãm sự phục hồi của thị trường.

Thị trường bất động sản vẫn còn “khó”

Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản vẫn chưa có sự cải thiện nhiều về nguồn cung dự án trong những tháng đầu năm 2024. Đến tháng 3 trở đi bắt đầu có một số dự án mới được ra mắt, tháng 4 không ghi nhận có thêm dự án mới nào.

Theo đó, trong quý I/2024, lượng sản phẩm chào bán chỉ có một vài dự án, chủ yếu ở giai đoạn mở bán tiếp theo, không có dự án mới. 

Thống kê của Bộ Xây dựng cũng cho biết, trước tốc độ gia tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện nay thì cần thêm khoảng 70 triệu mét vuông nhà ở đô thị trong mỗi năm. 

Những tháng đầu năm 2024, nguồn cung nhà ở chưa có sự cải thiện nhiều.
Những tháng đầu năm 2024, nguồn cung nhà ở chưa có sự cải thiện nhiều.

Thế nhưng, hiện nay bối cảnh nguồn cung khan hiếm khiến cho hàng năm cả nước vẫn thiếu hụt khoảng 300.000 đơn vị nhà ở. Chính vì vậy, giá nhà chung cư liên tục bị đẩy tăng cao, đặc biệt là ở phân khúc chung cư trung cấp và bình dân. 

Theo nhận định của một số chuyên gia, nguồn cung hiện nay vẫn đang hạn chế, chưa sớm cải thiện được khiến cho áp lực giá nhà tại các đô thị ngày càng lớn. Đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, áp lực này sẽ tiếp tục kéo dài trong một vài năm tới. 

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, cần phải nghiêm khắc nhìn nhận các vấn đề tồn đọng hiện nay của bất động sản. Mặc dù là thị trường đang có tiến triển tốt lên nhưng chưa đủ nói sự thật. Những số liệu phản ánh quý này tốt hơn quý trước, tuy nhiên, các vấn đề bên trong lại chưa được “mổ xẻ”.

PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

Ông Thiên cho biết, chưa khi nào thị trường bất động sản khó như hiện giờ, ngày càng nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường hơn doanh nghiệp thành lập. Tính từ Covid-19 đến nay, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng gặp khó khăn hơn hẳn so với những doanh nghiệp khác.

Bên cạnh đó, vấn đề các căn hộ chung cư làm ra nhưng rao bán không được, giá cả neo cao nhưng lại chưa thể điều chỉnh được đều là những bất cập của thị trường hiện nay. Thậm chí, nhiều giao dịch bất động sản chưa chắc đã là số liệu thật. 

“Chúng ta phải nhìn nhận những vấn đề còn đang tồn đọng để giải quyết có hiệu quả. Bất động sản gắn liền với nền kinh tế, do đó cần có các giải pháp phải cụ thể, ngay lập tức và phân tích đúng vấn đề”, ông Thiên nói. 

Khơi thông thị trường bất động sản

Để thị trường bất động sản Việt Nam thực sự ổn định và phát triển trở lại, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, cần một chữ “thông”, đặc biệt là “thông cầu, thông cung”. Chỉ khi gỡ được những điểm nghẽn này, giúp cung cầu cân đối thì thị trường bất động sản mới “đổi sắc” được. 

Để người dân có cơ hội tiếp cận nhà nên có những gải pháp giúp cải thiện mức lương tối thiểu.
Để người dân có cơ hội tiếp cận nhà nên có những gải pháp giúp cải thiện mức lương tối thiểu.

Theo ông Thiên, cần có những giải pháp cấp bách, trước hết là giải quyết nhanh dứt điểm những vướng mắc về mặt thể chế để không kìm hãm “nhịp” phục hồi của thị trường. 

Tiếp nữa, cần “thông” các nguồn lực, có những biện pháp thúc đẩy, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi với mức ưu đãi lãi suất hỗ trợ, tạo động lực tăng trưởng và phát triển. 

Bên cạnh đó, nên xem xét các giải pháp giúp cải thiện được mức lương tối thiểu cho người dân, để có cơ hội tăng thu nhập, từ đó giúp tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện giải pháp thu hút dòng đầu tư để thúc đẩy phát triển và duy trì phân khúc bất động sản thương mại, công nghiệp và du lịch, nghỉ dưỡng. 

Ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam.
Ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam.

“Điều quan trọng nhất những giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ. Nút thắt nào có cơ hội giải tỏa được thì phải giải tỏa ngay, tránh mất đà phục hồi của thị trường. Đặc biệt, khâu trọng yếu là cần khơi thông vốn cho thị trường bất động sản”, ông Thiên nói. 

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam, nguồn cung nhà ở mất cân bằng trong nhiều năm qua. Những sản phẩm hạng sang, cao cấp chiếm phần lớn thị phần, chủ yếu là dành cho những người thu nhập cao. Còn đối với những người thu nhập trung bình do gặp vấn đề tài chính nên sở hữu nhà khó khăn, thậm chí khó tiếp cận cả với chung cư cũ, lâu đời. 

Theo ông Kiệt, để người có thu nhập trung bình tiếp cận được nhà ở nhiều hơn, cần có những giải pháp triệt để, trong đó Chính phủ là đơn vị điều phối, tạo quỹ đất giá phù hợp và bố trí nguồn vốn cần thiết cho chủ đầu tư.

Cần “thông” các nguồn lực, có những biện pháp thúc đẩy, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư.
Cần “thông” các nguồn lực, có những biện pháp thúc đẩy, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư.

Vị chuyên gia này cho biết, những luật mới hiện nay đã có nhiều điều khoản mới, có một số thay đổi cơ chế giúp người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở giá rẻ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là vấn đề hành lang, thực tế vẫn cần có chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ, có quỹ đất và sự quyết tâm thực hiện của các chủ đầu tư. 

Theo các chuyên gia, để các bộ luật vừa được thông qua có tác động thay đổi thị trường bất động sản thì cần các văn bản hướng dẫn luật phải thật sự “chất lượng”, chi tiết, cụ thể và đảm bảo thuận lợi cho các đối tượng có thể tiếp cận và thực hiện theo. 

Khi những bộ luật mới đi vào thực thi, tâm lý “chờ đợi” của người dân sẽ được tháo bỏ. Các chủ thể trên thị trường sẽ dần chuyển động, doanh nghiệp sẽ bắt đầu “cuộc đua” cùng cơ quan nhà nước. Các chủ đầu tư cũng tự tin tung hàng mới ra thị trường nhiều hơn, giúp cải thiện nguồn cung nhà ở hiện nay.

Điều quan trọng nhất hiện nay là cần củng cố niềm tin của người dân và có những chính sách tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm bất động sản, cũng như tăng cường hỗ trợ đối với phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội./.

Hoàng Thanh Trang
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước