Những trường hợp nào đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn phải làm mới?
BÀI LIÊN QUAN
Những trường hợp xử phạt nào liên quan đến CCCD và CMND?Người dân có CCCD gắn chip nhưng vẫn sử dụng cả CMND có thể gặp những rủi ro gì?Những trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip sẽ được giữ nguyên số?Vì thế, người dân nên kiểm tra ngay những điều cơ bản dưới đây về CCCD của mình:
Mã QR trên CCCD gắn chip bị mờ, xước không quét được
Nếu như thẻ CCCD gắp chip có mã QR bị mờ, xước đồng nghĩa với việc thẻ này đã bị hỏng, không thể sử dụng. Trong trường hợp, người dân thực hiện thủ tục hành chính, cơ quan có thẩm quyền trích xuất thông tin thông qua mã QR nên nếu không thể quét mã QR thì không thể sử dụng tiếp.
Do đó, nếu CCCD có mã QR bị mờ và xước, không thể quét thông tin, bắt buộc người dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ theo đúng quy định.
Những sai sót về thông tin trên thẻ CCCD gắn chip
Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, khi có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD gắn chip, công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ. Do đó, khi nhận thẻ CCCD gắn chip, người dân cần kiểm tra lại thông tin trên thẻ, nếu có sai sót cần thực hiện thủ tục đổi thẻ mới ngay.
Thông tư 59/2019/TT-BTC có ghi rõ, trong trường hợp đổi thẻ CCCD gắn chip khi có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD gắn chip do lỗi của cơ quan quản lý CCCD thì người dân không phải nộp lệ phí. Còn nếu sai sót thuộc về người dân, lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chíp mới sẽ là 50.000 đồng/thẻ nếu đổi sau ngày 1/7/2022; nếu đổi trước ngày 1/7/2022 là 25.000 đồng/thẻ.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, người dân bắt buộc phải đổi thẻ CCCD gắn chip mới nếu như có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD của mình.
Bên cạnh đó, theo như quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, các trường hợp người sử dụng CCCD gắn chip phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ CCCD gắn chip mới, bao gồm: Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; Thay đổi đặc điểm nhận dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; Bị mất thẻ Căn cước công dân; Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam
Đáng chú ý, đối với vi phạm về quy định cấp, quản lý, sử dụng Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD, theo như quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có nêu rõ rằng:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Do đó, nếu phát hiện ra sai sót nhưng không đổi CCCD gắn chip, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Để biết CCCD gắn chip đã làm xong hay chưa bằng cách nào?
Theo Điều 25 Luật CCCD 2014, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chip phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip cho công dân trong thời hạn sau đây:
Tại thành phố, thị xã: Không quá 7 ngày làm việc nếu cấp mới và đổi; Không quá 15 ngày làm việc nếu cấp lại.
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Thực tế, thời gian trả thẻ CCCD gắn chip có thể kéo dài hơn so với Luật quy định, nguyên nhân bởi số lượng người yêu cầu cấp thẻ CCCD gắn chip quá lớn nên cơ quan thẩm quyền quá tải và nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác.
Nếu muốn biết thẻ CCCD gắn chip của mình đã làm xong hay chưa, người dân có thể tra cứu tiến độ hoặc phản ánh bị chậm trả CCCD gắn chip qua các cách sau:
Gọi tổng đài hỗ trợ về CCCD và quản lý dân cư
Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), tổng đài 1900 0368 tiếp nhận và giải đáp phản ảnh của người dân tại trung ương. Chính vì thế, người dân có thể gọi đến tổng đài và cung cấp thông tin theo hướng dẫn để được nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chip của mình.
Phản ánh qua email
Người dân có thể gửi email đến hòm thư dancuquocgia@mps.gov.vn, trình bày rõ về việc chậm trả thẻ CCCD, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin của người gửi. Sau đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sẽ phản hồi lại thông tin.
Kiểm tra tiến độ, phản ánh qua Facebook
Fanpage của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư chính là nơi tiếp nhận phản ánh trả chậm CCCD. Vì thế, người dân có thể nhắn tin cho fanpage để hỏi về tiến độ trả thẻ CCCD gắn chip của mình. Trong nội dung tin nhắn gửi đi cần cung cấp đầy đủ thông tin bị chậm trả trả thẻ CCCD gắn chip gồm có: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, nơi thường trú, ngày làm CCCD, số điện thoại,...
Tra cứu hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Người dùng truy cập vào địa chỉ website Cổng dịch công quốc gia tại https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html, sau đó vào Thông tin dịch vụ và chọn Tra cứu hồ sơ.
Nhập Mã hồ sơ (được ghi trên Giấy hẹn trả CCCD) và Mã bảo mật, sau đó nhấp vào nút Tra cứu.
Tra cứu qua Zalo
Người dân có thể vào Zalo và tìm kiếm Công an quận/huyện nơi làm CCCD, sau đó chọn Quan tâm để kết nối với trang Zalo Official Account Công an quận/huyện. Người dùng chọn Tra cứu CCCD và cung cấp các thông tin về số CMND hoặc họ tên, ngày tháng năm sinh.