meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những điều thú vị về nghề phát thanh viên bạn cần biết

Thứ hai, 05/09/2022-10:09
Trong khi thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển nhiều hình thức truyền thông ra đời đã mang đến một nguồn thông tin dồi dào cho mọi người. Trong đó, hình thức phát thanh vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để thu thập thông tin.

  

Chúng ta đã không còn xa lạ với những chiếc loa phát thanh được bố trí tại mỗi xã, phường, thị trấn,.... Hiện nay, phát thanh không chỉ gói gọn trong chiếc loa bé đó mà đã mở rộng với nhiều hình thức khác nhau, chỉ cần ngồi trước chiếc mic thông qua một kênh truyền thông để đọc những nội dung có sẵn cũng là một hình thức của công việc phát thanh viên. Đây là một trong những công việc được rất nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể đảm nhận được vị trí này. 

Phát thanh viên là gì?

Trên thực tế, phát thanh viên là người phụ trách công việc truyền tải những thông tin cần thiết và là nhu cầu của người nghe qua một thiết bị thu phát. Họ chính là những người sẽ chuyển đổi ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để đưa thông tin tới công chúng một cách đồng loạt và rộng rãi. Thông thường, phát thanh viên sẽ làm việc trong các phòng thu theo hình thức phát thanh trực tiếp hoặc thu âm sẵn và chờ đợi giờ để phát sóng. Đối với những bản tin nóng, có tính cấp bách sẽ được phát thanh trực tiếp và do những người có kinh nghiệm dày dặn trong nghề phụ trách. Hiện nay, công việc phát thanh viên tại các phường đã không còn phát triển mạnh mẽ như những năm trước nhưng đối với các doanh nghiệp thì vị trí phát thanh viên lại không thể thiếu và được tuyển dụng thường xuyên.


Trên thực tế, phát thanh viên là người phụ trách công việc truyền tải những thông tin cần thiết . Ảnh minh họa
Trên thực tế, phát thanh viên là người phụ trách công việc truyền tải những thông tin cần thiết . Ảnh minh họa

Mô tả chi tiết về công việc phát thanh viên 

Khi nhắc đến phát thanh viên nhiều người vẫn thường nghĩ họ chỉ có nhiệm vụ là đọc lại các kịch bản đã được viết sẵn qua loa đài, trên thực tế phát thanh viên sẽ phải làm kết hợp rất nhiều việc như sau: 

Thứ nhất, nhiệm vụ chính của họ là là phát thanh. Họ sẽ đọc theo những kịch bản đã được kiểm duyệt từ cấp trên, trong quá trình đó họ cần tập trung nghe theo chỉ thị của đạo diễn và nhanh chóng xử lý các tình huống, sự cố phát sinh trong khi đang phát sóng để không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Việc xử lý tình huống “mượt mà” là cách để phát thanh viên thể hiện và phô diễn những kỹ năng chuyên nghiệp của mình từ đó có thể hoàn thành công việc phát thanh một cách tốt nhất và khiến người nghe có cảm tình. 

Thứ hai, phát thanh viên cũng sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ viết kịch bản, tin ngắn. Để có thể lên sóng một cách hoàn chỉnh thì phát thanh viên cần phải hiểu thông tin một cách rõ nhất và nắm bắt được những ý chính, vì thế, họ cần phải trực tiếp biên tập tin và sửa lại các kịch bản tin sao cho logic và hợp lý nhất trước khi nộp lên bản lãnh đạo duyệt lại. Một điểm cần lưu ý với phát thanh viên là phải thường xuyên cập nhật tin tức và xử lý tin theo xu hướng, sở thích của người nghe.  

Thứ ba, phát thanh viên cũng cần phải phối hợp với các bộ phận khác thì mới hoàn thành được buổi phát thanh thuận lợi. Phát thanh chính là yếu tố quan trọng nhất và không thể vắng mặt trong các buổi phát thanh. Do đó, bên cạnh chuyên môn thì phát thanh viên cần phải có phong thái làm việc chuyên nghiệp thì mới kết nối được với các bộ phận khác giúp cho công việc đạt hiệu quả một cách tốt nhất, lên sóng trơn tru nhất.

Thứ tư, một nhiệm vụ nữa mà phát thanh viên cần phải giải quyết chính là giải đáp những thắc mắc của khán giả khi họ yêu cầu được kết nối với chương trình.Hiện nay, các chương phát thanh không chỉ thuần túy là đưa thông tin đến với mọi người, mà còn nhận lại các câu hỏi làm tăng tính tương tác của khán giả với các chủ đề được đưa ra. Do đó, trong trường hợp này phát thanh viên cần có bản lĩnh để sắp xếp và lựa chọn những câu hỏi phù hợp của khán giả, tranh thủ thời gian tìm kiếm các thông tin để trả lời ngay hoặc để dành cho những buổi phát sóng lần sau.

Thứ năm, đó chính là trách nhiệm tập luyện giọng nói cho hay và khỏe để tạo cảm tình với người nghe. Thông thường, các phát thanh viên đều có thời luyện giọng giọng và đọc lại các kịch bản cũng như những thông tin cần lưu ý trước mỗi buổi phát sóng chính thức. Đối với phát thanh viên thì giọng nói là đặc điểm quan trọng nhất nếu như sở hữu một giọng nói cần truyền cảm và dễ nghe đã là một lợi thế lớn của phát thanh viên. Nhưng khả năng này cũng có thể mai một đi nên phát thanh viên cần phải tập luyện và nâng cao khả năng ứng biến thì giọng nói mới có thể phát huy hết thế mạnh của giọng nói.

Bên cạnh những công việc chính thì phát thanh viên vẫn phải đảm nhiệm thêm một số công việc theo yêu cầu được giao của cấp trên để giúp cho việc phát thanh diễn ra suôn sẻ, được nhiều người ủng hộ.

Những yếu tố cần thiết để trở thành phát thanh viên giỏi

Ngoài những yêu cầu khắt khe thì một phát thanh viên cần phải có một số yếu tố cực kì quan trọng không thể thiếu để trở thành một phát thanh viên giỏi và thích ứng nhanh với công việc như sau: 

- Giọng nói: Để trở thành một phát thanh viên giỏi thì điều kiện đầu tiên là phải có giọng nói tốt và hay. Dựa vào những đặc điểm của công việc này mà bạn có thể nhận ra được tầm quan trọng của giọng nói.

- Kỹ năng xử lý tình huống nhanh chóng: Đối với những buổi phát thanh trực tiếp sẽ phát sinh những sự cố không báo trước, nên một phát thanh viên cần hết sức bình tĩnh và dùng bản lĩnh của mình để xoay chuyển tình hình giúp cho buổi phát thanh không bị gián đoạn.

- Biến hóa giọng nói: Khi phát thanh thì không thể dùng một tông giọng từ đầu đến cuối sẽ dễ gây ra cảm giác chán nản. Vì thế, để thu hút người nghe hơn, phát thanh viên nên rèn giọng nói của bản thân biến hóa giọng nói một cách linh hoạt, nhấn nhá và thả ra đúng chỗ thì bản tin chắc chắn sẽ thu hút nhiều người nghe hơn.

- Có thái độ và tinh thần trách nhiệm công việc cao: Đây là điều kiện không thể thiếu trong bất cứ công việc nào, cần phải có trách nhiệm thì mới có ý thức hoàn thành công việc tốt nhất và khẳng định năng lực của bản thân đối với vị trí đó. 

- Yếu tố ngoại hình không quá quan tọng  đối với công việc phát thanh viên, tuy nhiên không vì thế mà bạn được xuề xòa vì giữ vị trí này cũng phải tiếp xúc với nhiều người như quay phim, hậu kì... Và đây cũng là cơ hội để trở thành một biên tập viên nếu bạn có ngoại hình và cả giọng nói.

- Bên cạnh đó, phát thanh viên cũng cần có khả năng nói tiếng Anh và kĩ năng mềm để kết hợp sử dụng trong quá trình làm việc cùng với những người khác.  


Ngoài những yêu cầu khắt khe thì một phát thanh viên cần phải có một số yếu tố cực kì quan trọng. Ảnh minh họa
Ngoài những yêu cầu khắt khe thì một phát thanh viên cần phải có một số yếu tố cực kì quan trọng. Ảnh minh họa

Cơ hội làm việc của phát thanh viên

Hiện nay, các công việc phát thanh trên loa phát thanh và radio đã hạn chế hơn nhiều so với trước đây, song phát thanh viên vẫn có thể tìm kiếm cơ hội trong các môi trường mới như các công ty, tập đoàn. 

Một số nơi vẫn tuyển dụng phát thanh viên theo hình thức truyền thống như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh, các trung tâm phát thanh của thành phố,...

Một cơ hội việc làm nữa cho các bạn có đam mê với nghề này là nộp CV vào các công ty truyền thông số, báo chí để phát huy khả năng của mình.

Không chỉ vậy, nếu sở hữu giọng nói tốt bạn cũng có thể đảm nhận một số công việc khác như lồng tiếng trong những bộ phim truyền hình, quảng cáo trong những bản tin cuộc sống,... Việc sở hữu giọng nói tốt là một thế mạnh mà chắc chắn nếu có sự đầu tư thì bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong công việc. 

Mức lương trung bình của phát thanh viên 

Hiện nay, mức lương trung bình của công việc phát thanh viên dao động từ 7 - 9 triệu đồng/tháng (chưa kèm theo thưởng và phụ cấp). Đối với vị trí phát thanh viên tại các công ty truyền thông bên ngoài thì mức lương có thể cao hơn dao động ở mức 10 - 15 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực và kinh nghiệm cũng như quy mô của công ty. Thông thường, mức lương này sẽ thay đổi theo thời gian làm việc của phát thanh viên. 


Hiện nay, mức lương trung bình của công việc phát thanh viên dao động từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa
Hiện nay, mức lương trung bình của công việc phát thanh viên dao động từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa

Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết về nghề phát thanh viên. Đối với những người có khả năng và thế mạnh về giọng nói nên tận dụng và rèn luyện để tạo cho bản thân nhiều cơ hội phát triển đối với nghề phát thanh viên trong tương lai. 

 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

2 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

2 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

2 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

2 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước