meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều nơi ở Hà Nội đấu giá đất nền trở lại nhưng vẫn vắng người mua

Thứ sáu, 29/09/2023-08:09
Từ đầu năm đến nay, tại nhiều quận huyện ở thành phố Hà Nội liên tục tổ chức đấu giá đất, tuy nhiên số người tham gia rất ít.

Nhiều nơi “ế toàn tập”

Theo kế hoạch của thành phố Hà Nội, trong tháng 9/2023, huyện Mê Linh tiến hành đấu giá đợt 2 cho Khu Đồng Trước, xã Liên Mạc trên diện tích tổng của khu đất 7,5 ha. Trong tháng sau, địa phương này sẽ tiếp tục đấu giá Điểm X2, Tổ dân phố số 4, thị trấn Quang Minh với diện tích 0,9 ha.

Cùng thời gian này, tại huyện Sóc Sơn sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 50 lô đất đấu giá tại 2 khu vực. Trong đó, 28 lô đất tại thôn Tân Thái với diện tích từ 95 – 194,4m2 có mức giá dao động khoảng 7,4 – 13,4 triệu đồng/m2; 22 lô đất tại thôn Dược Thượng với diện tích các lô đất đấu giá là 89 – 200m2, với mức giá khởi điềm từ 45 – 49,7 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, huyện Đông Anh khu vực vùng ven Hà Nội sắp lên quận với nguồn cung đất đấu giá dồi dào, từng được nhiều nhà đầu tư săn đón trong tháng 9 cũng đấu giá 11 lô đất đấu giá tại Tàm Xá với diện tích từ 75-144 m2. mức giá đưa ra sẽ từ 43 - 50 triệu đồng/m2.


Đấu giá đất ở Hà Nội đang gặp khó. Ảnh: Cao Nguyên
Đấu giá đất ở Hà Nội đang gặp khó. Ảnh: Cao Nguyên

Qua ghi nhận thực tế cho thấy, những cuộc đấu giá gần đây đều có rất ít người tham gia, giá người mua trả chỉ loanh quanh mức khởi điểm. Thậm chí có nhiều nơi từng tổ chức đấu giá nhiều lần vẫn không thành công. Điển hình như tại khu đất đấu giá trên địa bàn huyện Hoài Đức đã 3 lần được thông báo tổ chức đấu giá, với mức giá khởi điểm là 60,9 triệu đồng/m2, nhưng không có nhà đầu tư tham gia nên không thể đấu giá thành công.

Ông Hoàng Văn Đạt, một nhà đầu tư đất nền ở Hà Nội chia sẻ, hiện nay nguồn cung đất đấu giá khá dồi dào nhưng sức cầu lại kém. Tại các buổi đấu giá, người tham gia đấu giá chủ yếu là dân đầu tư, họ đưa ra mức giá cao, sau khi trúng thì rao bán luôn kiếm lời, nếu không bán được sẽ chấp nhận bỏ cọc.

“Mỗi lô đất sau khi trúng thầu họ tìm cách bán sang tay luôn, chênh mỏng chỉ từ 20 triệu – 100 triệu/lô. Nếu không có người mua lại, rất nhiều người sau đó bỏ cọc chứ không vào tiền bởi ai cũng sợ bị “chôn vốn”, không thể “thoát hàng”.

Trước đây các nhà đầu tư thổi giá đất thông qua đấu giá để kéo giá trong khu vực. Nhiều người tham gia đấu giá chủ yếu là những người muốn đầu cơ kiếm lời, trong khi nhu cầu thực tế của người mua nhà rất ít”, ông Đạt cho biết thêm.


Người tham gia đấu giá đất hiện nay vẫn chủ yếu là nhà đầu tư. Ảnh: Cao Nguyên
Người tham gia đấu giá đất hiện nay vẫn chủ yếu là nhà đầu tư. Ảnh: Cao Nguyên

Muốn hạ giá khởi điểmnhưng chưa có quy định

Bà Hoàng Thị Lan, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản TBM Thủ Đô chia sẻ, thực trạng đấu giá đất nhưng vắng bóng người mua trái ngược với khung cảnh tấp nập tại các buổi đấu giá đất cách đây khoảng 2 năm trước. Theo bà Lan, nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản giảm nhiệt. Bên cạnh đó, mức giá khởi điểm hiện nay lại được đưa ra từ cuối năm 2022, dựa trên mức trúng đấu giá của phiên đấu giá trước (thời điểm đó thị trường vẫn sôi động nên không còn phù hợp với hiện nay).

Qua một số lần làm việc với các quận huyện, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản TBM Thủ Đô đã nêu ra vấn đề này nhưng lãnh đạo địa phương cho biết chưa có quy định cụ thể để đưa giá khởi điểm về mức thấp hơn nhằm thu hút người tham gia.

Liên quan đến việc đấu giá đất, văn phòng UBND TP Hà Nội thông tin, từ đầu năm đến nay, việc đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất đạt mức thấp so với kế hoạch.

Trong đó, thành phố đã tổ chức 65 phiên đấu giá quyền sử dụng đất với 37 phiên đấu giá thành công, 28 phiên đấu giá không thành. Theo kết quả thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất là 724 tỷ đồng, chỉ đạt 5,42% kế hoạch năm. Nhiều ý kiến cho rằng cần có sự linh hoạt hơn về mức giá khởi điểm, để gỡ khó cho các địa phương.


Nhiều địa phương muốn giảm giá khởi điếm đấu giá đất nhưng quy định không cho phép. Ảnh: Cao Nguyên
Nhiều địa phương muốn giảm giá khởi điếm đấu giá đất nhưng quy định không cho phép. Ảnh: Cao Nguyên

Ở góc nhìn pháp lý, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Giám đốc Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc Luật sư X nêu ra thực trạng nhiều công ty, cá nhân trúng đấu giá sau đó bỏ cọc. Theo ông việc này không sai về quy định nhưng về mặt đạo đức kinh doanh thì cần xem lại. Trong khi Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản đang nỗ lực thiết lập một môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng thì không ít người vẫn có tư duy trục lợi gây nhũng loạn thị trường.

Luật sư Nghĩa cũng cho rằng, việc đấu giá đất gần đây rất ít người quan tâm một phần do hệ lụy của việc đẩy giá đất đấu giá, tạo bong bóng bất động sản trước đây. Do đó, ngay ở Thủ đô Hà Nội cũng đang gặp khó trong vấn đề phát triển nguồn cung nhà ở xã hội, nhà giá thấp. Chưa kể, kết quả đấu giá cao bất thường trước đây ảnh hưởng đến thu hút nhà đầu tư sau này, gây khó khó khăn công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng.

“Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội cũng các ban ngành cần xem xét thấu đáo câu chuyện đấu giá đất để có những quy định phù hợp hơn. Tình trạng này kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản mà còn tác động đến rất nhiều dự án xung quanh đang trong quá trình thẩm định giá, sử dụng giá của các dự án này để làm tham chiếu”, Giám đốc Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc Luật sư X chia sẻ.

Nguyên Hằng
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

20 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

20 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

20 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

20 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước