meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều doanh nghiệp mua lại lượng lớn trái phiếu trước hạn

Thứ ba, 04/10/2022-21:10
Các doanh nghiệp đã bỏ ra hơn 49.000 tỷ đồng chỉ trong quý II để mua lại trái phiếu trước hạn. Con số này gấp gần 4 lần khối lượng tất toán sớm trong quý trước.

Theo Nhịp sống thị trường, đã có nhiều đơn vị mua lại trái phiếu trước hạn trên thị trường trong vài tháng gần đây sau sự kiện Tân Hoàng Minh hồi đầu tháng 4. Chỉ trong quý II, các doanh nghiệp đã bỏ ra hơn 49.000 tỷ đồng mua lại trước hạn trái phiếu. Đây là con số gấp tới 4 lần khối lượng tất toán sớm trong quý hồi đầu năm.

Chẳng hạn như, chưa đầy 2 tháng, Tập đoàn Gelex (GEX) đã tổ chức 4 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng 1.500 tỷ đồng giá trị. Toàn bộ 7 lô trái phiếu cũng được công ty cổ phần An Phát Finance tất toán trước hạn với tổng giá trị 570 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có công ty Intimex Việt Nam cũng mua lại gói 2.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Gói này có kỳ đáo hạn vào tháng 9 năm 2027.

Dự kiến, trong giai đoạn từ tháng 7 năm nay đến tháng 2 năm sau, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) thanh toán 2.800 tỷ đồng trái phiếu mặc dù chưa đến kỳ hạn. 


Hàng loạt nghiệp thi nhau mua lại lượng lớn trái phiếu trước thời hạn
Hàng loạt nghiệp thi nhau mua lại lượng lớn trái phiếu trước thời hạn

Hai gói trái phiếu có tổng giá trị 1.800 tỉ đồng (trong đó bao gồm 1.000 tỉ đồng đáo hạn vào tháng 5-2024 và 800 tỉ đồng đáo hạn tháng 4-2023) cũng được ngân hàng TMCP TPBank tất toán sớm. Trong khi đó, ngân hàng TMCP MSB mua sớm gói trái phiếu 1.000 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 4 năm nay.

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2019 đã xôn xao trước thông tin về một nhóm công ty lạ với cái tên mang màu sắc Nhật Bản, thông qua 13 đợt phát hành trái phiếu đã huy động được 25.035 tỷ đồng.

Bên cạnh những thông tin về trái phiếu có kì hạn 10 năm thì lãi suất, trái chủ và tài sản đảm bảo đều không được công bố. Vốn điều lệ của những doanh nghiệp có các đợt phát hành được thực hiện vào năm 2017 và 2018 và tại thời điểm phát hành chỉ ở mức vài chục đến vài trăm tỷ đồng.

Dữ liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy nhóm này trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua đã mua lại hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, đã phát hành sau khi tăng vốn điều lệ lên tương ứng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc khẩn trương mua lại trái phiếu trước hạn xuất phát từ việc định hướng thắt chặt của cơ quan quản lý. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư tỏ ra e ngại và muốn tất toán trước hạn số trái phiếu đã mua sau vụ việc Tân Hoàng Minh.

Xét đến góc độ doanh nghiệp, việc mua lại trái phiếu trước hạn có điểm tích cực là doanh nghiệp không phải trả chi phí lãi vay đang khá cao. Bên cạnh đó, cũng giảm hệ số nợ, và vốn chủ sở hữu. Đó là động thái tích cực để doanh nghiệp cải thiện các chỉ tiêu tài chính.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

6 giờ trước

Chuyên gia "hiến kế" cách đánh thuế bất động sản theo thời gian sở hữu hiệu quả

11 giờ trước

Tái khởi động đấu giá đất tại các vùng “nóng”: Liệu có nổ ra cơn sốt giá mới?

11 giờ trước

Mức độ quan tâm nhà đất tăng gấp 4 – 6 lần sau Tết

11 giờ trước

Gói vay ưu nhà ở cho người dưới 35 tuổi: Chuyên gia đề xuất 5% trong thời hạn 30 năm!

11 giờ trước