Top 5+ Mẫu nhà đẹp miền Tây phổ biến nhất hiện nay
Nếu có dịp ghé thăm miền đất nằm cuối dải đất chữ S, chắc hẳn không ít người sẽ phải trầm trồ trước lối kiến trúc độc đáo và ấn tượng của những ngôi nhà đẹp miền Tây. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về những mẫu thiết kế đã gắn liền với hình ảnh của vùng đất này.
[gallery size="full" td_select_gallery_slide="slide" columns="1" ids="137200,137201,137203,137204,137205,137206,137207,137208,137209,137210,137211,137212,137202"]
1. Mẫu nhà lá miền Tây truyền thống
Nhắc đến kiến trúc nhà đẹp miền Tây, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến kiểu nhà lá miền Tây truyền thống. Đây được coi như những công trình phổ biến mang tính biểu tượng của vùng miền này.
Đó là những căn nhà lá chủ yếu làm bằng mái dừa, vừa đơn sơ, giản dị lại mát mẻ và mang phong cách độc đáo riêng của kiểu nhà vườn xưa.
Điểm khác biệt của nhà lá miền Tây với nhà lá của những nơi khác là ở vật liệu chính được sử dụng là lá dừa nước. Những rặng dừa nước mọc um tùm bên những bãi bồi không chỉ có tác dụng che chắn vườn nhà mà còn là nguyên vật liệu chính để người dân xây nhà dựng cửa.
Dù được làm bằng những tàu lá dừa nhìn mong manh, dễ bị gió bão thổi bay, nhưng qua bàn tay của những người thợ lành nghề, những căn nhà đẹp miền Tây làm bằng lá dừa nước lại vô cùng dẻo dai và bền bỉ trước sự thay đổi của thời tiết.
Việc thường xuyên phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt và di chuyển nhiều dẫn tới yêu cầu về nhà ở của người dân nơi đây cũng không quá cao.
Ngoài ra, khác với những ngôi nhà bê tông xi măng chọc trời, nhà tranh lợp lá dừa còn có thể làm dịu cơn nóng trong mùa nắng một cách tự nhiên. Vào mùa mưa, mái lá cũng khiến tiếng mưa rơi trở nên êm đềm và nhẹ nhàng hơn nhiều kiểu mái ngói, mái tôn.
Các bạn đừng quên tham khảo thêm các mẫu thiết kế nhà mới nhất hiện nay bằng cách truy cập thường xuyên vào mục mẫu nhà đẹp của chúng tôi nhé.
2. Mẫu nhà không có cửa miền Tây
Đúng thế, bạn không nhìn nhầm đâu! Khác với những công trình kín cổng cao tường hiện đại, ở miền Tây lại có một mẫu nhà đặc biệt đó là nhà không có cửa.
Mẫu nhà này có đặc điểm là thoáng mát, tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho cả người ở và hàng xóm xung quanh. Vì không có cửa nên khi đứng trước nhà, người ta có thể nhìn thấy hầu hết bài trí bên trong và những không gian sinh hoạt chung, nơi không được ngăn cách bởi những bức vách chia phòng.
Kiểu nhà ở này cũng là một minh chứng cho lối sống hòa thuận, cởi mở và gần gũi của những người dân ở đây, nơi mà không cần lúc nào cũng phải cửa đóng then cài.
Thiết kế của mẫu nhà đẹp miền Tây này vẫn tuân theo nguyên tắc đơn giản và thoải mái của lối kiến trúc chung thường thấy ở đây.
Do địa hình gần biển nên hàng năm cứ tới tháng 9 - 11 là sẽ tới mùa nước lên. Do vậy đa số người dân đều xây nhà không cửa theo lối nhà sàn. Tùy theo mực nước dâng từng vùng mà các nhà cũng cách mặt đất chừng 1m tới 15m.
Nền nhà được làm đơn sơ bằng ván mỏng hoặc nếu khá giả hơn thì làm bê tông chắc chắn, nhưng như vậy thì phần cột đỡ bên dưới cũng cần được gia cố vững vàng hơn.
3. Mô hình nhà bè miền Tây Nam Bộ
Mô hình kiến trúc nhà đẹp miền Tây điển hình tiếp theo phải kể đến chính là nhà bè, mà nơi nổi tiếng gắn liền với hình ảnh nhà bè và chợ nổi chính là thành phố ngã ba sông Châu Đốc.
Nhà bè miền Tây Nam Bộ ở đây không chỉ là nơi ở mà còn là địa điểm kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của rất nhiều hộ gia đình. Họ sinh sống và buôn bán và làm đủ thứ nghề trên những nhánh sông này rất đông vui, nhộn nhịp.
Dần dần nơi đây còn được coi là địa điểm du lịch mang tính biểu tượng của An Giang, nơi ngập tràn những tiếng rao hàng của những người dân chất phác trên lán nhà bè giữa hai bờ sông cây trái xum xuê, rợp bóng.
Nhìn những căn nhà bè mờ ảo, dập dềnh trên mặt nước có lẽ nhiều người sẽ phải ngạc nhiên bởi sự bền vững của mô hình kiến trúc này, bởi chúng có tuổi thọ lên tới bốn mươi, năm mươi năm.
Nhưng cũng có các nhà bè tạm bợ hơn, bởi gia chủ không có nhiều điều kiện. Họ chỉ cần buộc chặt mấy cái thùng phuy lại rồi dùng thêm cây, lá với ván, mái tôn để che chắn tạo thành không gian sinh hoạt bên trong là có thể ở được.
Những ngôi nhà này không có tuổi thọ cao, cũng không tốn chi phí nhiều, ở vài năm hỏng rồi thì có thể dựng cái khác.
4. Mẫu nhà sàn chống lũ miền Tây
Ở miền Tây Nam Bộ, sẽ không khó để bạn bắt gặp những ngôi nhà sàn chống lũ khi đi dọc bên bờ những con kênh đỏ màu phù sa, trên bờ các mảnh ruộng ngập, hay có khi còn thấy cả xóm nhà sàn chống lũ sinh sống giữa vùng sông nước.
Kiểu nhà này không có gì cầu kỳ về mặt thiết kế, điểm đặc biệt chung nhất của chúng là đều được xây dựng nổi hẳn lên trên mặt nước, phía dưới là những cột chống, trụ đỡ kiên cố để đảm bảo ngôi nhà có thể chống trịu qua những cơn bão lũ ập tới vào mùa nước nổi.
Mẫu nhà đẹp miền Tây này nhìn chung đều mang lại cảm giác thoáng đãng, rộng rãi và nhà nào cũng có ngõ lên xuống nói liền ra tới mặt đường. Tường bao xung quanh sử dụng vật liệu gạch hoặc gỗ và phủ sơn bên ngoài, tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà.
Ngoài ra, người ta còn có thể nhìn ra độ giàu có của gia chủ thể hiện ở sự “chịu chơi” trong những chi tiết điêu khắc, chạm trổ trên các khung cửa và cột chống của nhà sàn.
Nhưng nói chung, dù sử dụng vật liệu gì thì yêu cầu tiên quyết của kiểu nhà sàn này là nền nhà phải cao ngang độ cao của đê thì mới phát huy được tác dụng chống lũ. Và phần lớn các nhà đều hướng ra sông, do hàng ngày người dân đều di chuyển chính bằng đường sông nước.
Phong cách bài trí thường thấy của các hộ gia đình là gian chính chính giữa sẽ là nơi đặt bàn thờ, cửa hai bên được thiết kế đối xứng một cách cân đối. Các nhà thường khá đồng đều về phong cách trang trí và màu sắc chủ yếu đều là sắc xanh.
Đặc biệt, từ khung cửa đến lan can của nhà sàn đều được chạm khắc tỉ mỉ bởi những người thợ lành nghề và thành thạo.
5. Mẫu nhà vườn cấp 4 đẹp miền Tây
Nếu bốn mẫu nhà phía trên là kiểu kiến trúc phổ biến, đơn sơ và gắn liền với cuộc sống của người miền Tây, thì mẫu nhà vườn cấp 4 dưới đây lại mang tính chất “nhà giàu” và cầu kỳ hơn.
Với mô hình nhà đẹp miền Tây như nhà vườn cấp 4, người ta không thể qua loa đứng vài cây gỗ, gia công lá dừa rồi lợp lên là xong, mà thường cần có kiến trúc sư có chuyên môn để tính toán và bố trí sao cho hợp lý, tiện nghi và có tính thẩm mỹ.
Như mẫu nhà vườn cấp 4 dưới đây được xây dựng trên khu đất có diện tích tới 3500m2. Cả công trình gồm có 5 phần riêng biệt nhưng nhìn chung vẫn mang lại cảm giác gần gũi thiên nhiên và được lợp tranh mang hơi thở của lối kiến trúc đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
Nếu các bạn có ấn tượng tốt với mẫu nhà vườn này, thì các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo các mẫu nhà vườn miền tây nhất hiện nay tại đây nhé.
Đương nhiên không chỉ đơn thuần lợp tranh, phần mái nhà 3 lớp còn được tích hợp giải pháp chống nóng bằng tôn lạnh và gỗ bền chắc.
Bao bọc quanh tòa kiến trúc này là khu vườn xanh mát rợp bóng cây cối cùng hồ cá Koi đủ màu sắc vừa để trang trí lại tăng hiệu quả giảm nhiệt vào mùa hè.
Việc thiết kế các phòng công năng và nội thất bên trong cũng tuân theo phong cách hòa hợp với thiên nhiên. Vì vậy có thể coi mẫu nhà vườn cấp 4 này là không gian tuyệt vời để thả lỏng và tìm kiếm sự bình yên mỗi dịp cuối tuần.
Những mẫu nhà đẹp miền Tây đều có đặc điểm chung là đơn giản, gần gũi và dễ hòa mình vào thiên nhiên. Có lẽ vì vậy mà nó luôn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người ở. Nếu bạn cũng yêu thích và mong muốn được sống trong không gian như vậy thì mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm được mẫu thiết kế căn nhà mình mong muốn.