meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà đầu tư chứng khoán bị “kẹp hàng” cần làm gì để giảm thiểu tổn thất?

Thứ tư, 27/09/2023-11:09
Rất khó để có một giải pháp hoàn hảo nhưng nhà đầu tư có thể tham khảo một số chiến lược giao dịch khi bị “kẹp hàng” nhằm giảm thiểu tổn thất.

Theo Nhịp sống thị trường, sau thời gian bền bỉ đi lên kéo dài nhiều tháng, thị trường chứng khoán đã bước vào giai đoạn khó khăn khi áp lực chốt lời luôn trực chờ trên diện rộng. Các phiên giảm điểm mạnh bắt đầu xuất hiện dày đặc hơn, tình trạng “trắng bên mua” cũng phổ biến trên nhiều nhóm cổ phiếu từng tăng nóng trước đó.

Có lẽ những cổ đông đang nắm giữ các cổ phiếu này cũng đang “ngồi trên đống lửa” khi nhìn tài khoản của mình bay hơi trong phút chốc. Còn với những nhà đầu tư “đến muộn”, đu theo khi giá đã tăng mạnh lên đỉnh nhiều tháng thì tình trạng bị “kẹp hàng” là điều khó tránh khỏi.

Trên thực tế, ở một thị trường nhiều biến động như thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyện “vô tình lướt sóng thành cổ đông” là điều không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng biết cách xử lý phù hợp khi rơi vào tình cảnh này.

Theo nhiều chuyên gia, để xử lý tài khoản khi bị “kẹp hàng”, điều đầu tiên nhà đầu tư cần làm là phân tích trạng thái thị trường. Nếu thị trường giảm mạnh cần xác định đó là điều chỉnh giảm cục bộ hay thị trường đang bước bào downtrend.


Đối với những nhà đầu tư “đến muộn”, đu theo khi giá đã tăng mạnh lên đỉnh nhiều tháng, tình trạng “kẹp hàng” là điều khó tránh khỏi
Đối với những nhà đầu tư “đến muộn”, đu theo khi giá đã tăng mạnh lên đỉnh nhiều tháng, tình trạng “kẹp hàng” là điều khó tránh khỏi

Thông thường, những phiên điều chỉnh giảm cục bộ thì phiên tiếp theo sau đó sẽ là phiên hồi và volume thị trường khá lớn. Khi đó, nhà đầu tư có thể yên tâm nắm giữ tiếp lượng hàng cổ phiếu trong danh mục. Tuy nhiên, nếu thị trường những phiên sau vẫn giảm với volume yếu thì nhà đầu tư cần cẩn trọng và tuyệt đối tránh việc bắt đáy cổ phiếu. 

Khi cổ phiếu đang trong đà lao dốc, việc quan trọng nhất là tỉnh táo, bình tĩnh và phân tích kỹ lưỡng để tìm hướng xử lý. Mặc dù rất khó để có một giải pháp hoàn hảo nhưng nhà đầu tư có thể tham khảo một số chiến lượng giao dịch khi rơi vào cảnh bị “kẹp hàng” nhằm giảm thiểu tổn thất:

Chấp nhận đau thương, cắt lỗ triệt để

Việc chấp nhận cắt lỗ khi đang “kẹp hàng” là điều không hề dễ dàng bởi những quan điểm như “chưa bán là chưa lỗ” hoặc “cổ phiếu rồi sẽ mau chóng phục hồi”. Những quan điểm trên tuy không sai, nhưng cần phải hướng đến đối tượng “kẹp” là nhà đầu tư dài hạn hay đầu cơ lướt sóng.

Phần đông nhà đầu tư trên sàn chứng khoán là nhà đầu tư cá nhân và đầu cơ lướt sóng. Do đó, việc chấp nhận cắt lỗ càng nhanh càng tốt sẽ giúp họ bảo toàn được nguồn vốn. Nếu như cổ phiếu giảm 10%, thì cần tăng 11% mới trở lại vốn ban đầu. Thua lỗ 50% thì phải tăng gấp đôi mới hòa vốn mà thực tế, để cổ phiếu tăng gấp đôi là điều không hề dễ dàng.

Theo các chuyên gia trong ngành, thua lỗ tối đa 7% có thể coi là mức phù hợp để cắt lỗ. Tất nhiên, con số này chỉ đúng với các nhà đầu tư ngắn hạn. Dù vậy, phương pháp chấp nhận đau thương và cắt lỗ có lẽ chỉ phù hợp với mức thua lỗ nhỏ, khoảng dưới 10%. Còn nếu thua lỗ lớn, trên 10% mà vẫn “kẹp” thì khó xử lý hơn rất nhiều.


Chấp nhận đau thương, cắt lỗ triệt để
Chấp nhận đau thương, cắt lỗ triệt để

Cắt lỗ một phần, giảm áp lực tâm lý

Với nhiều trường hợp, khi mức thua lỗ lớn vượt trên 10%, nhà đầu tư thường có tâm lý muốn cắt nhưng lại sợ bán trúng đáy nên thường không biết xử lý như thế nào. Kết quả, thị trường xấu thêm kéo theo khoản thua lỗ ngày càng lớn. Trong tình huống này, một phương án dung hòa những vấn đề của nhà đầu tư là bán ra một phần danh mục bằng mọi giá, phần còn lại tiếp tục nắm giữ tùy cơ ứng biến.

Nếu thị trường tiếp tục diễn biến xấu, có thể cân nhắc bán tiếp phần còn lại hoặc tiếp tục nắm giữ trở thành “nhà đầu tư dài hạn”. Nhưng mức độ thua lỗ lúc này ít nhất là không còn lớn như việc nắm giữ nguyên danh mục và tâm lý cũng nhẹ bớt. 

Trong trường hợp thị trường phục hồi, ít nhất nhà đầu tư cũng có sẵn cổ phiếu trong tay, không lo “mất hàng”. Ngoài ra, một phần tiền được bảo toàn sau khi cắt lỗ còn có thể được sử dụng để giải ngân trở lại khi thị trường ổn định hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền.

“Chịu đòn” chờ cơn bão qua đi

Ngoài ra, một phương án khác mà nhà đầu tư chứng khoán lỡ bị “kẹp hàng” có thể cân nhắc là việc tiếp tục “gồng” chờ sóng gió qua đi. Thực tế cho thấy, thị trường chứng khoán về dài hạn vẫn luôn có xu hướng tăng trưởng, do đó, nếu nhà đầu tư chưa kịp thoát hàng có thể tiếp tục nắm giữ và chờ thị trường hồi phục.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, phương pháp này không dễ thực hiện bởi còn phụ thuộc vào cổ phiếu nắm giữ thuộc loại nào. Trong các nhịp thị trường giảm mạnh, đa phần cổ phiếu tốt, xấu khó tránh khỏi áp lực điều chỉnh. Nhưng khi thị trường phục hồi trở lại, những cổ phiếu tốt sẽ hồi phục nhanh chóng, thậm chí tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới. Trong khi đó, những cổ phiếu đầu cơ đơn thuần sẽ tiếp tục downtrend và không biết khi nào mới có thể trở lại.

Do đó, để đưa ra quyết định nên tiếp tục nắm giữ hay không, nhà đầu tư cần đánh giá tổng quan về triển vọng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tốt có thể bỏ qua những biến động trong ngắn hạn và chờ sự phục hồi của thị trường. Còn nếu đang “lướt sóng” các cổ phiếu đầu cơ đơn thuần với nền tảng cơ bản không quá tốt và bị “kẹp” thì nhà đầu tư nên chấp nhận đau thương và cắt lỗ càng sớm càng tốt. Bởi việc giữ lại những cổ phiếu này trong ngắn hạn hay trung hạn cũng rất khó có thể hồi về đỉnh cũ.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng margin. Bởi đây là “con dao hai lưỡi” vừa giúp nhà đầu  tư gia tăng nhanh chóng các khoản lãi trong uptrend nhưng cũng làm trầm trọng hơn những khoản lỗ khi cổ phiếu giảm. Chưa kể hoạt động ép bán khi cổ phiếu đến ngưỡng quy định của công ty chứng khoán cũng sẽ khiến nhà đầu tư “đau đầu”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

TS. Nguyễn Văn Đính: Không phải ai mua thêm bất động sản thứ hai cũng bị siết thuế

11 giờ trước

Người dùng cần lưu ý chiêu trò mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng

11 giờ trước

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

11 giờ trước

Đề xuất siết tín dụng với ngôi nhà thứ 2 để hạn chế đầu cơ

18 giờ trước

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1 ngày trước