Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng

Thứ năm, 16/06/2022-09:06
Sống ở ngoài đê, những người dân đã quá quen thuộc và luôn chuẩn bị tinh thần với việc nước sông Hồng dâng cao. Mong muốn của người dân là đến một ngày nào đó, thành phố sông Hồng sẽ hình thành.

Những ngày gần đây, mưa lớn xuất hiện bất thường ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Thủ đô. Lượng mưa gấp nhiều lần công suất thoát nước đi kèm nhiều nguyên nhân khác khiến khu vực trung tâm Hà Nội xuất hiện hàng trăm điểm úng ngập, người dân chịu ảnh hưởng trên diện rộng.

Ngày 29/5, Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia ghi nhận lượng mưa là 137mm, vượt mốc lịch sử năm 1986. Lượng mưa 170mm tại Cầu Giấy hay 150mm tại Tây Hồ là điều chưa từng thấy trong hàng chục năm trở lại đây. Các chuyên gia hay nhà quản lý đều đã có phát biểu rằng "với lượng mưa lớn bất thường tập trung trong một thời điểm như vậy thì kể cả cơ sở hạ tầng của các nước phát triển cũng không thể chịu được".

Các khu vực bị ngập cục bộ nhiều nhất là quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, 1 số khu vực của quận Tây Hồ. Sau mỗi trận mưa lớn, nước ngập 30 đến 70mm khiến việc di chuyển trở nên nguy hiểm. Tại nhiều khu vực thuộc Tứ Liên - Tây Hồ, nước vẫn chưa rút sau nhiều ngày. Việc ngập úng ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng đặt ra câu hỏi lớn về quy hoạch, về áp lực của mật độ dân cư, mật độ xây dựng lớn ở nhiều khu vực của Hà Nội. 

Hà Nội có 1 khu vực vẫn được quen gọi là bãi sông Hồng, khu vực ngoài đê, bao gồm một số xã, phường thuộc các quận Tây Hồ, Ba Đình và Hoàn Kiếm. Sống ngoài đê, người dân đã quá quen thuộc với việc mỗi mùa mưa lũ, nước sông Hồng lại dâng đến sát mép nhà mình. 


 
 

 
 

Khu vực bến tàu du lịch sông Hồng nằm tại phố Chương Dương Độ - Quận Hoàn Kiếm. Mưa lớn liên tục khiến mực nước sông Hồng lên cao, nước chưa kịp rút đã tiếp tục mưa, nước lại dâng. Người dân khu vực này quá quen với việc nước dâng cao, nên nhiều hộ gia đình ngoài các phương tiện đi lại phục vụ cuộc sống hàng ngày thì còn có cả thuyền. 


 
 
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 4
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 5

Đây là khu vực bờ lở, lòng sông Hồng nên UBND phường Chương Dương đã đưa ra khuyến cáo không lấn chiếm đất, không thực hiện việc xây dựng công trình. Tuy vậy, một số người dân vẫn xây dựng công trình nhà tạm, trồng cây cối hoặc chăn nuôi ở khu vực này. Hiện nước đã dâng sát mép các căn nhà tạm, những người lưu trú tại đây đã chuẩn bị sẵn tinh thần nước lên tiếp là di dời vì không đảm bảo an toàn. 

Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 6
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 7
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 8
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 9
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 10

Hàng trăm nghìn người dân ở một khu vực đặc biệt của Thủ đô đã quá quen với cuộc sống sát bên bờ sông Hồng. Các cậu bé đang trong thời gian nghỉ hè chơi bóng đá tại một con đường sát với bờ sông Hồng. Cô Hiền - một người dân đã sống 30 năm tại khu vực cạnh phố Hồng Hà cho biết nhiều năm nay, mực nước sông Hồng không dâng cao nữa, 1 số năm như 1996 hoặc 2008 là nước sông dâng cao nhất. 

Năm nay, mưa lớn liên tục, nước dâng ngang với những thời điểm nêu trên. Việc Thủy điện Hòa Bình xả lũ 4 cửa đáy khiến mực nước khu vực hạ lưu sông Hồng dâng cao. Sống trong phạm vi này, tình hình thời tiết, việc Thủy điện xả lũ rất được người dân quan tâm. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, và người dân thì theo dõi kĩ tình hình, theo dõi mực nước sông dâng lên. 

Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 11
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 12
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 13
Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 14

Tại khu vực An Dương, những người dân có nhu cầu di chuyển ra khu vực bãi giữa sông Hồng phải đi đò, do con đường dẫn ra bãi đã ngập rất sâu, không thể di chuyển được. Giá vé đò cho 1 chuyến di chuyển bao gồm cả người và xe máy là 30 nghìn đồng/1 lượt.

Vào ngày tạnh ráo, người dẫn có thể đi ra bãi bằng xe máy hoặc ô tô. Một số người dân dựng nhà tạm để trồng cây, thu mua phế liệu sống tại các khu vực bãi ở An Dương. Những người dân này cho biết năm nay mưa lớn bất thường, họ cũng chuẩn bị sẵn tinh thần phải di dời ra đâu đó ở tạm nếu những ngày tới tiếp tục có mưa lớn. So với các khu vực khác tại Hà Nội thì khu vực ngoài đê, sát ven sông Hồng có giá đất rẻ hơn, thường chỉ mua bán giữa những người dân quen sống ở khu vực này. Nhiều nhà ở thuộc diện chưa có sổ hồng. 

Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng - ảnh 15

Từ nhiều năm trước, Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch khu vực bãi sông Hồng thành "thành phố sông Hồng" với các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ về hạ tầng, có mức độ dân số phù hợp. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 1045/QĐ - UBND phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng tỉ lệ 1/5000. Thành phố sông Hồng sẽ được xây dựng trên 1 khu vực rộng lớn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở với qui mô 11.000 ha, qui mô dân số tối đa 300 nghìn người. Các khu vực Quảng An, Tứ Liêm, Yên Phụ, Phúc Xá đều nằm trong quy hoạch này. Trong quy hoạch thành phố sông Hồng sẽ có các phương án dành cho phòng chống thiên tai, thoát lũ, các phương án đảm bảo đời sống người dân trong 1 khu vực có đặc trưng riêng. 

Bản quy hoạch này rất được những người dân quan tâm. Mong muốn, ước mơ của những người dân sống ở khu vực ngoài đê sông Hồng là một ngày nào đó, khu vực họ đang sống sẽ trở thành một thành phố, một khu đô thị hiện đại, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, đời sống được nâng cao, có phương án an toàn với bão lũ. 

Bùi Thái
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

4 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

6 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

7 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

10 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

11 giờ trước