meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lương thấp vẫn sống tốt: Người mua được vàng, kẻ tiết kiệm được cả trăm triệu đồng

Thứ sáu, 31/05/2024-14:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Hai bạn trẻ này có quan điểm rõ ràng rằng không chờ tới lúc lương cao rồi mới bắt đầu tiết kiệm.

Một vấn đề khá gây tranh luận. Đó là lương mới đi làm chưa nổi 10 triệu thì có nên tiết kiệm không? 

Có ý kiến cho rằng phải đầu tư cho bản thân, cụ thể hơn là đi học, nâng cấp kiến thức lẫn kỹ năng làm việc để cải thiện thu nhập. Sau đó, mới tính đến chuyện tiết kiệm vì đây là bước đi rất thông minh.

Thế nhưng, cũng có quan điểm cho rằng việc tạo dựng thói quen tiết kiệm quan trọng hơn nhiều so với số tiền để dành dụm mỗi tháng. Do đó, dù lương cao hay thấp thì vẫn phải tiết kiệm để tạo nên thói quen dành dụm đó.

Quan điểm tiết kiệm của mỗi người không giống nhau nhưng 2 cô gái này có quan điểm rõ ràng rằng tạo dựng thói quen tiết kiệm là rất quan trọng. (Ảnh minh họa)
Quan điểm tiết kiệm của mỗi người không giống nhau nhưng 2 cô gái này có quan điểm rõ ràng rằng tạo dựng thói quen tiết kiệm là rất quan trọng. (Ảnh minh họa)

Tất nhiên, quan điểm của từng người không giống nhau, và điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống và tính chất công việc.

Minh Ngọc và Thanh Hương là hai ví dụ của trường hợp tiết kiệm từng tháng dù mới đi làm với mức lương chỉ 6-7 triệu đồng/ tháng.

Mua được chỉ vàng nhờ tiết kiệm 200-250k/ tháng

Minh Ngọc (1998) làm việc trong ngành Sư phạm được gần 4 năm. Tính đến nay, lương của Minh Ngọc từ khi đi làm cũng chỉ dao động trong khoảng 5,5-7 triệu đồng. Tuy vậy, sau khi trừ toàn bộ các chi phí cần thiết và cố định thì Ngọc vẫn tiết kiệm được 200-250k hàng tháng.

Minh Ngọc cho biết về lý thuyết thì phải tiết kiệm rồi mới chi tiêu số dư. Tuy nhiên, lương của cô hồi đó hơi thấp nên đành phải làm điều ngược lại. Đó là trừ đi chi phí rồi mới tiết kiệm. Mỗi lần tính toán ngày cuối tháng, còn dư được từng nào là Ngọc lại chuyển vào 1 tài khoản khác, mà không phải tài khoản thanh toán mặc định bởi cô nói “mắt không thấy, tay không tiêu”.

Có thời điểm cô nhận dạy thay cho đồng nghiệp hay tìm được lớp gia sư vào buổi tối, do đó thu nhập cũng tăng lên. Ngọc đã tiết kiệm được nhiều hơn mà không chỉ dừng lại ở mức 200-250k/ tháng, tính ra thậm chí cả tiền triệu mỗi tháng sau khi có những lớp gia sư lâu dài và ổn định.

Sau khoảng 9 tháng Tốt nghiệp đại học và đi làm, Ngọc đã mua được 1 chỉ vàng đầu tiên tích cóp vào tháng 10/2021.

Minh Ngọc cho biết thời đó, vàng chưa đắt đỏ như lúc này và cô vẫn nhớ chỉ vàng đầu tiên mua có giá là 5.725k. Cô cho biết số tiền mua vàng là một phần tiết kiệm được trong suốt 9 tháng đi làm. Sau khi mua 1 chỉ vàng thì cô vẫn còn dư khoảng gần 1 triệu nữa.

Minh Ngọc đã mua được chỉ vàng sau 9 tháng đi làm và tích cóp từng chút một mỗi tháng. (Ảnh minh họa)
Minh Ngọc đã mua được chỉ vàng sau 9 tháng đi làm và tích cóp từng chút một mỗi tháng. (Ảnh minh họa)

Thu nhập của Minh Ngọc hiện tại đã khá hơn và không còn ở quanh mức dưới 10 triệu đồng như trước. Cô cũng đã tiết kiệm được đúng theo quy trình mà không cần phải tiết kiệm ngược như trước. Minh Ngọc đã chia sẻ khá tự tin vào khả năng tự kỷ luật và kiên định trong cách tiết kiệm của mình.

Cô thẳng thắn cho biết không ủng hộ ý kiến đầu tư cho bản thân nên bỏ qua việc tiết kiệm bởi hình thành thói quen tiết kiệm là rất quan trọng. Cô cho biết có thể vừa dành tiền đi học, vừa có thể tiết kiệm cùng lúc. Tiết kiệm ít hay nhiều đều là tiết kiệm, kể cả là 50k hay 100k.

Làm 2 việc một lúc, tiết kiệm tiền lương của công việc tay trái

Đó là trường hợp của Thanh Hương (sinh năm 1999, tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Trung). Cô chia sẻ mình đã là CTV “cứng” của một trung tâm xuất khẩu lao động ngay từ khi còn là sinh viên năm 3. Vào năm 2021, sau khi cầm trong tay tấm bằng cử nhân tiếng Trung, cô chỉ mất 2 tháng để được nhận làm công việc toàn thời gian.

Từ đó đến nay, Hương vẫn giữ khả năng làm 2 công việc một lúc. Đó là vị trí trợ lý giám đốc full-time và CTV dịch thuật cho trung tâm xuất khẩu lao động.

Thanh Hương không chia sẻ mức thu nhập tổng của mình, nhưng cho biết sẽ tiết kiệm toàn bộ lương của công việc CTV dịch thuật hàng tháng, cộng với số tiền 15% lương fulltime nữa. Do đang ở cùng bố mẹ, không mất tiền thuê nhà nên cô chỉ phải gửi cho mẹ 4,5 triệu đồng tiền ăn hàng tháng, do đó việc tiết kiệm của cô cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Thanh Hương cũng luôn kỷ luật trong việc tiết kiệm từng tháng nên đã dành dụm được hàng trăm triệu đồng sau 2 năm đi làm. (Ảnh minh họa)
Thanh Hương cũng luôn kỷ luật trong việc tiết kiệm từng tháng nên đã dành dụm được hàng trăm triệu đồng sau 2 năm đi làm. (Ảnh minh họa)

Thanh Hương nói thêm về động lực tiết kiệm rằng, cô thừa nhận mình không có mục tiêu gì lớn lao như mua xe, mua nhà. Thực tế, cô muốn tiết kiệm khoảng 400 triệu đồng để có tiền đi du học tại Trung Quốc. Cô cho biết sẽ đỡ tốn kém hơn nếu xin được học bổng, nhưng phòng khi không xin được học bổng thì còn có số tiền tiết kiệm đó tạm đủ cho việc làm hồ sơ, giấy tờ và trang trải các chi phí sinh hoạt trong vòng 2 tháng đầu tiên. Do đó, cô mới nỗ lực tiết kiệm cho bằng được và thực hiện điều đó một cách kiên trì.

Thanh Hương cho biết cô đã tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng vào đầu năm 2023 sau khi trải qua 2 năm đi làm và cố gắng tiết kiệm hàng tháng. Cô hiện vẫn đang duy trì tỷ lệ khoản tiền tiết kiệm của mình là 10% lương fulltime và 100% lương job ngoài./.

Đặng Thị Nguyệt
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Tin mới cập nhật

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

2 giờ trước

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

2 giờ trước

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

2 giờ trước

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

3 giờ trước

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

1 ngày trước