meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Logistics tăng trưởng chậm ở tháng thứ 5 liên tiếp

Thứ ba, 13/09/2022-17:09
Nhóm nghiên cứu Logictics Manger’s Index (LMI) cho biết tăng trưởng logistics đã có tháng thứ 5 giảm liên tiếp so với mức tăng trưởng cao kỷ lục hồi tháng 3, đạt 59.7 điểm.

Báo cáo mới nhất của Logictics Manger’s Index (LMI) cho thấy mức độ tăng trưởng ngành logistics giảm 16,5 điểm so với mức tăng kỷ lục hồi tháng 3 và chậm hơn so với tháng 7.

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp câu trả lời của hơn 100 chuyên gia về xu hướng và chuyển động của ngành logistics thông qua 8 chỉ số chính, gồm chi phí tồn kho, mức hàng hóa tồn kho, khả năng lưu khô, năng lực vận chuyển, chi phí vận chuyển, hiệu năng sử dụng kho bãi hay hiệu suất vận chuyển. Những chỉ số này được thu thập lại và thể hiện thông qua chỉ số chung LMI. 

Như vậy, ngành logistic đang phát triển nếu LMI ở mức trên 50 điểm, và ngược lại. 

Trong giai đoạn vào cuối năm 2020 đến tháng 4/2022, ngành công nghiệp logistics ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục. Tuy nhiên, sau đó chuỗi bắt đầu suy giảm và chưa có dấu hiệu kết thúc. Lượng hàng hóa tồn kho tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm, thị trường vận tải được nới lỏng là những lý do khiến sự tăng trưởng bắt đầu chậm lại.


Ngành logistics tăng trưởng chậm 5 tháng liên tiếp
Ngành logistics tăng trưởng chậm 5 tháng liên tiếp

Theo đánh giá của chuyên gia LMI, hiện tại ngành logistics đang đối mặt với cán cân mất cân đối của cung và cầu. Lượng hàng tồn kho vẫn không ngừng gia tăng trên các hệ thống của chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu tiêu dùng thì giảm. Kết quả là hầu hết các nhà kho đều rơi vào trạng thái quá tải trên phạm vi rộng.

Báo cáo cho thấy tháng 8 ghi nhận công suất giảm gần 5 điểm so với tháng 7, chỉ còn 42,3. Mặt khác, năng lực vận tải trong tháng 8 này cũng đạt 64,3 điểm. 

So với tháng 7, mức độ tồn kho giảm nhẹ, tuy nhiên giảm gần 13 điểm so với hồi tháng 2 - tháng đạt mức cao kỷ lục. Lượng hàng tồn kho vẫn không ngừng tăng lên trong vòng 2 năm qua cho dù chỉ số có sụt giảm. Theo các nhà nghiên cứu, mức độ hàng tồn kho vẫn tăng lên nhanh chóng và vượt tầm dự đoán. Bởi vậy, tháng 8 chứng kiến chỉ số hàng tồn kho tăng gần 4 điểm so với cùng kỳ năm ngoái và gần 10 điểm so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo này nhấn mạnh rằng kiểm soát khả năng lưu kho và tồn kho chính là yếu tố giúp chuỗi cung ứng có thể hoạt động bình thường. 

Theo thống kê chỉ ra, Prologis có tỷ lệ kho bãi trống tại 30 thị trường hàng đầu của Mỹ đạt mức 3%, con số này thấp hơn nhiều so với mức 5-10% của trung bình. Không gian điều động và vận chuyển hàng tồn kho bị thiếu vì có nhiều cơ sở hàng hóa bị quá tải. Báo cáo cho biết thêm rằng chỉ khi có đủ khả năng kho bãi thì nguồn cung mới thực sự bình thường trở lại.

Logictics Manger’s Index (LMI) là nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia, giáo sư đến từ những trường đại học tại Mỹ. Họ chuyên về lĩnh vực logistics hợp tác với CSCMP - Hội đồng các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

2 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

2 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

2 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

2 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước