Làn sóng đầu tư đổ bộ bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
Theo VTV.vn, khu vực ĐBSCL được đầu tư phát triển hạ tầng mạnh mẽ, Chính phủ dành cả một nguồn lực lớn phục vụ hệ thống đường cao tốc và những loại hình giao thông khác. Đây là một trong các nguyên nhân khiến doanh nghiệp có xu hướng tìm quỹ đất và dịch chuyển nhà máy sản xuất về đây.
Những khu công nghiệp tại ĐBSCL nhanh chóng được dịch chuyển dọc theo các tuyến cao tốc. Các địa phương đã chuẩn bị những quỹ đất sạch, quy hoạch khu công nghiệp nhằm đón sóng đầu tư. Tỉnh Hậu Giang đang dẫn đầu khu vực ĐBSCL và đứng đầu toàn quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP khi đạt hơn 14%. Năm 2023, toàn tỉnh có thêm 7 khu công nghiệp mới.
Theo số liệu nghiên cứu, tỷ lệ đô thị hóa của ĐBSCL cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước từ 1,3 - 1,5 lần.
Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng, khu vực này còn sở hữu những tiềm năng về công nghiệp, năng lượng tái tạo và logistics. Đây là các lợi thế đón sóng đầu tư và phát triển những cụm, khu công nghiệp trong tương lai.
Từ lâu nay, ĐBSCL đã là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất nước, góp vào khoảng 32% GDP toàn ngành nông nghiệp. Cũng chiếm hơn 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản. Việc di chuyển cũng dễ dàng hơn nhờ hạ tầng giao thông, nâng cao tính cạnh tranh các sản phẩm được sản xuất tại chỗ.
Colliers cho rằng, lợi thế của vùng là nhiều quỹ đất sạch và chính sách tốt, cơ chế ưu đãi của địa phương cũng là điểm cộng trong mắt nhà đầu tư. Nhưng phần lớn các khu công nghiệp đã được phát triển bởi chủ đầu tư nội địa. Những cụm, khu công nghiệp phân bổ chưa đồng đều, phân bổ ở các tỉnh giáp ranh TP. HCM như Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long… Vì vậy, kết nối vùng thuận lợi sẽ giúp giá trị các dự án BĐS công nghiệp của nhiều địa phương gia tăng.
Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam - Ông David Jackson đánh giá: “Giao thông khu vực này đã cải thiện đáng kể. Có 8 công trình trọng điểm đang triển khai, dự kiến hoàn thành vào 3 năm tới. Tôi tin rằng khi gia tăng kết nối vùng thì cả các ngành sản xuất công nghiệp lẫn hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, du lịch sinh thái đều có cơ hội phát triển”.
Ở giai đoạn phát triển mới, những khu công nghiệp cần tính toán cơ chế thu hút đầu tư và phát triển vào những ngành sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện môi trường, ít sử dụng tài nguyên và tạo thêm những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Kéo theo đó là giải quyết được bài toán thâm dụng lao động hiện nay.
Ở giai đoạn mà thị trường BĐS còn nhiều khó khăn như hiện nay, phân khúc khu công nghiệp sẽ là điểm sáng và còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ đã đẩy nhanh những kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng trên toàn quốc, nhất là vùng ĐBSCL.